Tác nghiệp an toàn tại điểm nóng khi Covid-19 quay trở lại

Thứ năm, 06/08/2020 09:47 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đại dịch Covid-19 quay trở lại, đội ngũ người làm báo lại quay cuồng với các hoạt động tác nghiệp trong môi trường “không bình thường”. Báo Nhà báo và Công luận đã có những cuộc trò chuyện, kết nối với các phóng viên trong cả nước để hiểu hơn về công tác tuyên truyền trong phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Phải khẳng định rằng, đồng hành tích cực với các lực lượng khác, đội ngũ người làm báo luôn khẳng định quyết tâm giành chiến thắng trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19 lần thứ 2 này.

An toàn trong tác nghiệp luôn đặt hàng đầu

Trong bối cảnh đại dịch bùng phát lần thứ hai, đội ngũ phóng viên trong cả nước luôn có mặt tại những điểm nóng. Vượt qua nỗi lo sợ, họ luôn có quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, nắm bắt thông tin nhanh nhất để gửi đến bạn đọc hình ảnh, bài viết kịp thời, chân thực nhất.

Nhà báo Nông Việt Linh (zing.vn) tác nghiệp tại một bệnh viện. Ảnh: NVCC.

Nhà báo Nông Việt Linh (zing.vn) tác nghiệp tại một bệnh viện. Ảnh: NVCC.

Tại Thủ đô Hà Nội, người làm báo đã tích cực vào cuộc thực hiện tuyên truyền diễn biến của dịch, trong đó tập trung thông tin về những ca mắc và nghi mắc đi từ vùng dịch trở về. Theo đó, những ngày cuối tháng 7 vừa qua, ngoài việc đưa tin ở những địa điểm “nhạy cảm” trong nội thành, nhiều phóng viên cũng tác nghiệp ở khu vực sân bay Nội Bài - nơi đón 219 công dân từ Guinea Xích đạo về nước vào ngày 29/7. Trong số công dân này có khoảng 120 người dương tính với Covid-19. Để tác nghiệp ở khu vực này, người phóng viên phải nắm được lịch trình chuyến bay, phải liên hệ trước với bộ phận quản lý của Vietnam Airlines ở Nội Bài. Đề xuất và mong muốn phía sân bay tạo điều kiện để tác nghiệp ở khu vực có vị trí tốt để lấy được hình ảnh chuyến bay hạ cánh. Có mặt sớm để đón đầu chuyến bay này, nhà báo Nông Việt Linh (Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến - zingnews.vn) chia sẻ: “Để có thông tin về các chuyến bay, tôi sử dụng phần mềm “Radar bay” quan sát theo dõi lịch trình di chuyển của các chuyến bay, thông tin về việc hoãn, đổi chuyến để sắp xếp thời gian di chuyển từ tòa soạn lên sân bay tác nghiệp một cách kịp thời, không bị sớm hay muộn quá”.

Không chỉ có được những khoảnh khắc đưa công dân từ máy bay lên các xe y tế chuyên dụng, nhà báo Việt Linh còn có những bức ảnh đoàn xe đưa các bệnh nhân dương tính Covid-19 về đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, cơ sở Kim Chung (huyện Đông Anh). Nhà báo Việt Linh kể: “Đợt tác nghiệp lần này tôi còn có một đồng nghiệp hỗ trợ, hai người phân chia công việc, lựa chọn vị trí để có thể bao quát và có những bức ảnh ở nhiều hướng khác nhau, không để sai sót hay lọt tin. Tất cả quá trình tác nghiệp ở sân bay hay Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chúng tôi đều đeo khẩu trang, găng tay… thậm chí trong ba lô luôn có quần áo phòng dịch mà cơ quan đã trang bị từ trước để có thể dùng bất cứ khi nào”.

Sau khi tác nghiệp, ra khỏi khu vực cách ly, phóng viên nhà báo đều phải khử khuẩn các trang thiết bị. Ảnh: Tiến Tuấn

Sau khi tác nghiệp, ra khỏi khu vực cách ly, phóng viên nhà báo đều phải khử khuẩn các trang thiết bị. Ảnh: Tiến Tuấn

Đồng quan điểm với nhà báo Việt Linh, anh Sơn Tùng - phóng viên Báo Lao Động cho rằng, tác nghiệp tại các điểm nhạy cảm như khu vực sân bay, khu vực có bệnh nhân dương tính Covid-19 ngoài việc trang bị các biện pháp phòng chống dịch, giữ khoảng cách, mọi phóng viên còn đặc biệt chú ý đến việc đăng ký với đơn vị đang được quản lý, phụ trách an ninh ở khu vực đó. Sơn Tùng cho biết: “Có những đơn vị để đảm bảo an toàn, họ yêu cầu đăng ký bằng chứng minh thư hoặc thẻ căn cước, sau đó chờ họ duyệt, làm thẻ ra vào mình mới được phép vào tác nghiệp. Tôi nghĩ tất cả các biện pháp này đều để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người nên luôn chấp hành đầy đủ, mặc dù tin tức thời sự là rất cần thiết nhưng mình đến đâu cũng nên chờ sự đồng ý của đơn vị đang được quản lý ở đó”.

Cùng chia sẻ khó khăn với lực lượng chống dịch

Từ Hà Nội chúng tôi đã liên hệ và trò chuyện với các phóng viên tại các địa phương khác để nắm bắt các hoạt động tác nghiệp của các đồng nghiệp trên địa bàn. Cuộc trò chuyện với Trung tá, nhà báo Lê Văn Chương - Báo Biên Phòng (Văn phòng miền Trung - Tây Nguyên) một trong những “chiến sỹ” trên mặt trận truyền thông là một ví dụ. Anh là nhà báo tham gia tích cực trong cả hai đợt dịch và đều có mặt ở những điểm nóng, những khu vực nhạy cảm, nơi có lượng người và hàng hóa trong và ngoài nước được trao đổi liên tục. Luôn gắn bó và chia sẻ với bộ đội biên phòng, nên khi thì người ta thấy anh tác nghiệp tại cửa khẩu Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh, lúc thì ở đồn biên phòng cửa khẩu cảng Quy Nhơn. Mỗi nơi đến anh đều có những bài viết chuyên sâu về công tác triển khai phòng chống dịch của các chiến sỹ biên phòng, đồng thời hướng dẫn người dân thực hiện đúng quy định về phòng chống dịch.

Trung tá - nhà báo Lê Văn Chương- báo Biên Phòng tác nghiệp tại một cảng biển. Ảnh: NVCC

Trung tá - nhà báo Lê Văn Chương- báo Biên Phòng tác nghiệp tại một cảng biển. Ảnh: NVCC

Tác nghiệp về công tác phòng chống dịch Covid-19 vào những ngày tình hình dịch bắt đầu âm ỉ nóng lên, bản thân anh luôn ý thức được rằng, tin bài của phóng viên phải chi tiết, phản ánh kịp thời những người tốt việc tốt, phản ánh các khâu “chưa được khép kín” của các đơn vị trong thực hiện phòng chống dịch. Nhà báo Lê Văn Chương chia sẻ: “Các bài viết của tôi cũng biểu dương, khen ngợi các đơn vị làm tốt để động viên tinh thần. Những tin, bài đó cũng sẽ giúp cho Ban Chỉ đạo ở các tỉnh, thành và Trung ương nhìn thấy rõ, cân nhắc chủ trương đảm bảo hài hòa giữa công tác phòng chống dịch với việc phát triển kinh tế - xã hội. Bản thân tôi trong quá trình tác nghiệp cũng luôn tuân thủ các yếu tố an toàn, ba lô hành nghề của tôi luôn mang theo nước sát khuẩn, bịch khẩu trang, nhiệt kế… mỗi chuyến công tác, khi trở về phải tự cách ly một thời gian để lắng nghe bản thân, khai báo y tế, tránh để trở thành nguồn lây lan dịch bênh cho cộng đồng”.

Không đi nhiều như nhà báo Lê Văn Chương, nhưng nhà báo Hoàng Đạo - Báo Quảng Nam là một trong những phóng viên năng nổ đi đầu trong công tác tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 trong cả hai đợt trên địa bàn tỉnh. Thời điểm dịch bệnh bùng phát lần đầu, khi mà người dân còn đang rất hoang mang lo lắng về những ca bệnh thì Hoàng Đạo là người đầu tiên tác nghiệp trực tiếp tại khu vực điều trị bệnh nhân dương tính thứ 57 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam. Bệnh nhân từ London trên chuyến bay VN0054 ngày 9/3/2020 trở về. Với sự hướng dẫn của các bác sỹ, anh đã thực hiện đúng theo quy trình về bảo hộ, giữ khoảng cách khi tác nghiệp ở phòng có bệnh nhân nhiễm. Anh chia sẻ: “Lúc đầu tôi cũng hơi bị ngợp, vì lần đầu tiên bước vào phòng bệnh là một người dương tính. Tôi có hơi căng thẳng đôi chút nhưng đã kịp trấn tĩnh lại, nghĩ rằng đây là cơ hội có một không hai vì bệnh nhân hiếm khi đồng ý trả lời phỏng vấn nên phải tận dụng tối đa thời gian này thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền”.

Phóng viên Hoàng Đạo (phải) trang bị đồ bảo hộ trước khi tác nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.

Phóng viên Hoàng Đạo (phải) trang bị đồ bảo hộ trước khi tác nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.

Sau khi thực hiện tác nghiệp xong, các bác sỹ tại bệnh viện đã đánh giá lại quy trình tác nghiệp của phóng viên, xem xét có sai sót gì không và thật may mắn là mọi khâu tác nghiệp đều đúng hướng dẫn của các bác sỹ yêu cầu. Việc khử khuẩn người và thiết bị tác nghiệp được làm đúng trình tự. Trong quá trình quay, phỏng vấn, phóng viên Hoàng Đạo không sờ vào bất cứ đồ vật gì và sau khi hoàn thành nhiệm vụ anh cũng tự cách 14 ngày để đảm bảo an toàn cho tất mọi người. Đặc biệt là phóng sự và các bài viết về việc điều trị bệnh nhân dương tính với Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam được đăng ngay sau đó đã xóa tan nghi ngại của tất cả người dân, vì trước đó mọi người vẫn nói là y tế của tỉnh không đủ khả năng để điều trị và đã có tâm lý hoang mang. Hình ảnh và bài viết của Hoàng Đạo đưa tới độc giả đã không chỉ khẳng định vai trò xung kích của các y bác sỹ, mà còn cho thấy bệnh Covid-19 hoàn toàn có thể chữa khỏi.

Có thể nói, nghề báo nói chung, phóng viên tác nghiệp trong đợi dịch lần này nói riêng, đầy vất vả, cam go. Tác nghiệp trong vùng tâm dịch tiềm ẩn những nguy cơ lây nhiễm càng lớn. Nhưng điều may mắn là lực lượng phóng viên dù ở đâu cũng được sự hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền, đặc biệt  là ngành y tế, họ là lực lượng ở tuyến đầu nhưng luôn hỗ trợ, hướng dẫn đội ngũ phóng viên phòng dịch, chia sẻ thông tin và tạo điều kiện để người phóng viên hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, phóng viên yêu nghề, ham tin tức sự kiện “nóng” đến đâu cũng cần đặt yếu tố an toàn là trên hết. Vì bảo vệ cho mình chính là bảo vệ cho gia đình, cho cộng đồng và toàn xã hội. Đúng như chia sẻ của PV Hoàng Đạo: “Người làm báo luôn xông pha, đầy nhiệt huyết với công việc nhưng tuyệt đối không được bỏ qua quy trình phòng dịch của Bộ Y tế, nếu không đủ các đồ bảo hộ thì tốt nhất nên rút lui, vì vào tác nghiệp ở khu vực có nguy cơ mà không đủ điều kiện là mình đã vô tình mang theo mầm bệnh ra xã hội”...

Xuân Bách

Tin khác

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo