Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trong bối cảnh hướng tới chi trả REDD+ ở Thừa Thiên Huế

Thứ tư, 13/11/2019 17:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thừa Thiên Huế diện tích rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp 348.789,28 ha, trong đó diện tích đất có rừng 311.051,09 ha, trong đó rừng tự nhiên là 211.376,97 ha; rừng trồng là 99.674,12 ha. Độ che phủ rừng toàn tỉnh hiện nay đạt 57,34%.

Những diễn biến bất lợi của biến đổi khí hậu hiện nay đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất lâm nghiệp, để giải quyết các vấn đề liên quan, đòi hỏi cấp bách phải có những chương trình, kế hoạch trung, dài hạn về quản lý bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững theo xu hướng Tái cơ cấu lâm nghiệp phù hợp.

Cụ thể, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2020; Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 về việc Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020; Đề án nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2025; Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2020; Kế hoạch phát triển ngành mây tre tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2020; Kế hoạch nâng cao hiệu quả sử dụng đất dưới tán rừng giai đoạn 2018 - 2025…

Rừng cây gỗ lớn Keo Tai Tượng.

Rừng cây gỗ lớn Keo Tai Tượng.

Từ các kế hoạch trên đã tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao giá trị gia tăng ngành lâm nghiệp và bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Đó là: Thứ nhất, nâng cao năng suất rừng và chất lượng rừng: phát triển rừng trồng sản xuất có nguồn gốc, năng suất cao, nâng cao tỷ lệ gỗ nguyên liệu cung ứng cho công nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ thông qua việc đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo, giảm dần chế biến dăm giấy xuất khẩu; Thứ hai, khuyến khích liên kết các chủ rừng hình thành mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh rừng trồng bền vững để liên kết các chủ rừng để thuận tiện cho triển khai FSC nhằm gắn thực hiện các chỉ tiêu xây dựng Nông thôn mới.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trên địa bàn trồng rừng hướng đến cấp chứng chỉ rừng FSC bằng giống cây có năng suất, chất lượng cao, thân thiện với môi trường; đến nay toàn tỉnh có gần 8.000 ha rừng được cấp chứng chỉ rừng FSC; Thứ tư, tổ chức triển khai Đề án nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2025, trong đó, ưu tiên rà soát, đầu tư phát triển hệ thống nguồn giống; phối hợp các cơ quan nghiên cứu để tiếp nhận, chuyển giao giống mới và công nghệ nhân giống tiên tiến; Thứ năm, năng suất rừng trồng được nâng lên 25m3/năm/ha, tỷ lệ thành rừng cao, góp phần nâng độ che phủ và nâng cao hiệu quả công tác trồng rừng.

Nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh để thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trong bối cảnh hướng tới chi trả cho việc thực hiện REDD+, trong thời gian tới tỉnh Thừa Thiên Huế cần ưu tiên tập trung vào các giải pháp sau: Tiếp tục bảo vệ, giữ vững ổn định và cải thiện chất lượng rừng tự nhiên.

Nâng cao năng suất rừng và chất lượng rừng thông qua việc phát triển rừng trồng sản xuất có năng suất cao, nâng cao tỷ lệ gỗ nguyên liệu cung ứng cho công nghiệp sản xuất và chế biến đồ gỗ tăng khả năng cạnh tranh, phấn đấu đạt và duy trì độ che phủ rừng toàn tỉnh năm 2020 đạt xấp xỉ 57,5%. Đẩy mạnh phát triển, nâng cao giá trị của rừng, chú trọng công tác bảo vệ rừng tận gốc, trồng rừng thay thế, trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu,...

Tiếp tục chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả Kế hoạch trồng rừng gỗ lớn gắn chứng chỉ rừng FSC theo chuỗi giá trị; đạt tối thiểu có 9.000 ha rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC trên tổng số 16.000 ha kế hoạch vào năm 2020.

Hình ảnh thực địa tập huấn chuyển hóa rừng trồng gỗ lớn và tu bổ khôi phục rừng tự nhiên do Chi cục Kiểm lâm phối hợp Dự án FCPF-2 tổ chức.

Hình ảnh thực địa tập huấn chuyển hóa rừng trồng gỗ lớn và tu bổ khôi phục rừng tự nhiên do Chi cục Kiểm lâm phối hợp Dự án FCPF-2 tổ chức.

Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án giống cây lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa để quản lý chặt chẽ nguồn và nâng cao chất lượng giống, chú trọng phát triển trồng cây lâm sản ngoài gỗ, nhất là cây dược liệu. Phối hợp với các ngành và địa phương để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động của tỉnh về giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng (PRAP) cũng như sẵn sàng khai thác các dịch vụ sinh thái khác như tín chỉ các bon rừng, dịch vụ du lịch sinh thái, phát thải công nghiệp,…

Tổ chức rà soát sắp xếp lại các tổ chức quản lý rừng trên cơ sở kết quả rà soát đánh giá lại quy hoạch rừng, phân định rõ lâm phận ổn định cho các Ban quản lý rừng, các Công ty lâm nghiệp và diện tích đất trống để thực hiện nhiệm vụ phát triển rừng. Tiếp tục nghiên cứu và tuyển chọn các loài cây trồng thích nghi trên các dạng lập địa, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tạo giống cây trồng, thân thiện với môi trường.

Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giám sát tài nguyên rừng, tranh thủ hỗ trợ từ các chương trình dự án trong nước và quốc tế để tăng cường nguồn lực kỹ thuật và tài chính cho công tác giám sát chất lượng rừng tự nhiên hạn chế tối đa việc mất rừng, suy thoái rừng, góp phần thực hiện REDD+. Tăng cường tiếp thị để tìm hiểu thị trường về cung cầu; nghiên cứu chính sách tiêu thụ lâm sản hợp lý, có lợi cho người sản xuất, chú trọng các sản phẩm từ rừng trồng; khuyến khích tiêu thụ hàng lâm sản nội địa thay hàng nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng lâm sản.

Tăng cường mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, kêu gọi đầu tư phát triển lâm nghiệp thông qua các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học, hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cho ngành lâm nghiệp, thực hiện tốt việc thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) đã ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và EU.

Thi Thi

Tin khác

Homestay ven Hà Nội cạn kiệt phòng trống, người dân kéo nhau cắm trại giữa trời

Homestay ven Hà Nội cạn kiệt phòng trống, người dân kéo nhau cắm trại giữa trời

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thay vì đi du lịch xa, người dân Hà Nội tận hưởng kỳ nghỉ tại các homestay ven Hà Nội khiến nhiều nơi cạn kiệt phòng trống. Dân tình chuyển hướng sang cắm trại cùng ven đô, tận hưởng không khí trong lành.

Đời sống
Cận cảnh vụ phá rừng quy mô lớn khu vực giáp ranh Gia Lai – Đăk Lăk

Cận cảnh vụ phá rừng quy mô lớn khu vực giáp ranh Gia Lai – Đăk Lăk

(CLO) Hàng nghìn cây gỗ lớn, nhỏ bị đốn hạ không thương tiếc, tại hiện trường từng khoảnh rừng đã bị “hạ trắng”, đốt sạch. Vụ phá rừng thuộc khu vực giáp ranh huyện Chư Prông (Gia Lai) và huyện Ea Sup (Đăk Lăk).

Đời sống
Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây 'giải nhiệt'

Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây "giải nhiệt"

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết ở Hà Nội rất oi bức, nền nhiệt ngoài trời có lúc lên đến 40 độ C nên nhiều người dân đã đến Công viên nước Hồ Tây để "giải nhiệt" và vui chơi.

Đời sống
Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

(CLO) Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2 đã xử lý tài xế xe Limousine có hành vi lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua phản ánh của người dân.

Đời sống
Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp trong đó có 3.916 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Đời sống