Tại sao bệnh nấm phổi được xem là sát thủ “dấu mặt”, gây chết nhiều triệu người mỗi năm

Thứ năm, 01/02/2024 22:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mỗi năm, trên thế giới có khoảng hơn 2 triệu người tử vong do các bệnh nấm và gây ra bệnh lâu dài cho hàng trăm triệu người, trong đó Việt Nam quốc gia đứng thứ 5 về người mắc bệnh.

Đây là thông tin tại Hội thảo khoa học "Những thách thức trong chẩn đoán và điều trị nấm phổi" do Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức chiều ngày 1/2 nhằm cập nhật kiến thức về chẩn đoán và điều trị nấm phổi cho đội ngũ y, bác sĩ công tác tại các cơ sở y tế trên phạm vi cả nước.

Mỗi năm, trên thế giới có khoảng hơn 2 triệu người tử vong do các bệnh nấm và gây ra bệnh lâu dài cho hàng trăm triệu người.

Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh nấm mạn tính đứng thứ 5 trên thế giới với khoảng 15.000 ca nấm phổi xâm lấn mỗi năm, nấm phổi mãn tính do Aspergillus có khoảng 55.000 trường hợp.

tai sao benh nam phoi duoc xem la sat thu dau mat gay chet nhieu trieu nguoi moi nam hinh 1

Bệnh nấm phổi rất khó phát hiện và là nguyên nhân gây tử vong hơn 2 triệu người mỗi năm (ảnh nguồn Bệnh viện Phổi Trung ương).

Tỷ lệ tử vong do mắc nấm phổi xâm lấn rất cao dao động 30-80%, đặc biệt nếu không được điều trị 100% bệnh nhân sẽ tử vong.

Nấm phổi mãn tính do Aspergillus nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sau 5 năm tỷ lệ tử vong xấp xỉ 50%.

Khoảng 50% người đã từng mắc bệnh lao đến khám lại tại các cơ sở chuyên khoa hô hấp đều mắc nấm phổi do Aspergillus.

Đáng báo động hơn, 90% người nhiễm nấm phổi còn sót ngoài cộng đồng, nếu không được tầm soát và phát hiện sớm để điều trị kịp thời, nguy cơ bệnh nặng và tử vong rất cao.

Nấm phổi do Aspergillus thường gây bệnh ở người suy giảm miễn dịch, có bệnh phổi hoặc COPD…

Các bệnh do nấm là một mối đe dọa sức khỏe toàn cầu, tuy nhiên hiện nay căn bệnh này chưa có sự quan tâm đúng mức trong việc tiếp cận chẩn đoán và điều trị.

Người mắc bệnh nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, mỗi năm sẽ có khả năng ngăn ngừa 1,3 triệu ca tử vong do các bệnh về nhiễm nấm, đặc biệt là nấm phổi.

Ông Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết: "Nấm mốc tồn tại phổ biến ở ngoài môi trường, nhưng thường gây bệnh ở người có hệ miễn dịch suy giảm, hoặc có bệnh lý nền là bệnh phổi."

Bệnh nấm phổi hay gặp nhất là do nấm Aspergillus. Aspergillosis là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một loại nấm mốc rất phổ biến và có mặt ở trong nhà và ngoài môi trường.

Mặc dù mọi người thường hít phải loại nấm này từ không khí, nhưng loại nấm này chỉ ảnh hưởng đến những người người có hệ miễn dịch suy giảm nặng như bệnh nhân ung thư máu, ung thư các cơ quan khác, sau cấy ghép tạng hoặc điều trị các thuốc ức chế miễn dịch dài ngày.

Loại nấm này có thể gây bệnh ở những người đã/đang có bệnh tại phổi, chẳng hạn như những bệnh nhân đã từng mắc lao phổi, hen suyễn hay xơ nang phổi...

Theo bác sĩ Đinh Văn Lượng, nấm phổi là căn bệnh khó phát hiện ngay cả với nhân viên y tế.

Trên thế giới, tử vong liên quan đến các bệnh về nấm khoảng 3,8 triệu người mỗi năm, cao hơn tử vong do lao (1,3 triệu ca), gấp 5 lần tử vong do sốt rét. Riêng tại Việt Nam, nấm Aspergillus xâm lấn là 23.470 ca, nấm Aspergillus mãn tính 115.000 ca.

Nhiễm nấm Aspergillus có tỷ lệ tử vong cao và là "thách thức" đối với nhiều y bác sĩ trong việc chẩn đoán đúng và phát hiện sớm, nhưng bác sĩ  Đinh Văn Lượng cho rằng, một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc nấm Aspergillus mà nhân viên y tế có thể nghĩ tới là người bệnh COPD nhập viện nhưng không đáp ứng với điều trị kháng sinh, bệnh nhân có chẩn đoán lao phổi có hang, hay đã điều trị nhiễm khuẩn phổi tái đi tái lại, hay người mắc hen….

Tiến sĩ Nguyễn Bích Ngọc, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, chẩn đoán và điều trị nấm Aspergillus là thách thức cho các y bác sĩ trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam. "Nấm phổi là bệnh diễn biến rất nhanh, khó chẩn đoán.

Có những trường hợp khi chẩn đoán ra bệnh thì bệnh nhân đã tử vong", TS Nguyễn Bích Ngọc nói.

Những cập nhật gần đây cho thấy, trên thế giới mỗi năm có 2 triệu ca nhiễm nấm Aspergillus xâm lấn ở bệnh nhân COPD, 1 triệu ca tử vong do nấm xâm lấn Aspergillus.

Trưởng khoa Hô hấp, BV Phổi Trung ương cho rằng: "Bệnh viện Phổi Trung ương đã trình Bộ Y tế hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị nhiễm nấm Aspergillus phổi mãn tính".

Nếu được phê duyệt, sẽ giúp cho các bác sĩ trong lĩnh vực truyền nhiễm và bệnh hô hấp trong việc chẩn đoán và điều trị căn bệnh khó phát hiện này.

TS Nguyễn Bích Ngọc cũng cảnh báo, với những bệnh nhân COPD, bệnh nhân nằm hồi sức tích cực điều trị lâu ngày mà không có chuyển biến, người bệnh ung thư đang truyền hóa chất, hoặc đã từng mắc lao, từng phẫu thuật phổi... mà bị ho ra máu nhưng không có vi khuẩn lao trong đờm, nhân viên y tế cần nghĩ đến khả năng bệnh nhân có thể nhiễm nấm Aspergillus.

"Thuốc điều trị nấm rất đắt. Bệnh nhân phải điều trị dài ngày nên chi phí rất cao.", TS Nguyễn Bích Ngọc cho hay.

Để bảo vệ sức khỏe của những người có hệ miễn dịch suy giảm, người có nguy cơ cao nhiễm nấm Aspergillus như nói ở trên, TS Nguyễn Bích Ngọc khuyên, người bệnh không nên đến những nơi tập trung đông người, nếu bắt buộc phải đi tới những địa điểm có nguy cơ với sức khỏe, người bệnh cần đeo khẩu trang để phòng nhiễm nấm Aspergillus.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

(CLO) Danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” được Bộ Y tế trao tặng với mục đích ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có nhiều sản phẩm thuốc điều trị hiệu quả, thị trường lớn, được người dân tin dùng.

Sức khỏe
Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

(CLO) TS Vũ Tuấn Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ký ban hành các quyết định công bố gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với gần 130 loại sản phẩm.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

(CLO) Các vụ ngộ độc thực phẩm lớn thời gian qua có điểm chung là các cơ sở này kinh doanh không cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chính điểm chung này, theo các chuyên gia, đang gây khó khăn cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong đời sống hiện nay.

Sức khỏe
Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

(CLO) Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình đã chủ trì cuộc họp nghe Sở Y tế báo cáo nội dung công tác đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ nhân dân; công tác quản lý, sắp xếp trụ sở một số đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo  an toàn thực phẩm -  Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

(CLO) Theo các chuyên gia, mặc dù đã có những nỗ lực nhằm hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tuy nhiên công tác quản lý hiện nay có nhiều bất cập, thậm chí một số điểm còn chưa khoa học.

Sức khỏe