Tại sao EU cần đưa ra các lệnh trừng phạt dầu mỏ đối với Nga?

Thứ năm, 28/04/2022 19:57 PM - 0 Trả lời

(CLO) Động thái gây tổn hại lớn nhất mà EU có thể làm để chống lại Nga là cấm nhập khẩu dầu và khí đốt, nhưng quyết định đó sẽ đi kèm với nỗi đau kinh tế lớn.

Triển vọng EU sẽ trừng phạt thêm đối với dầu thô và các sản phẩm hóa dầu của Nga đang khiến các thị trường dầu đang cạnh tranh khốc liệt. 

Thế nhưng, với lượng xuất khẩu khoảng 40% dầu Nga vào EU, nếu EU mạnh tay cấm vận năng lượng Nga sẽ đánh phủ đầu vào kinh tế Nga, làm tê liệt nguồn tiền của nước này, vì thế các hành động chiến tranh sẽ gặp khó khăn hơn.

Dư luận châu Âu đang kêu gọi các chính phủ EU có cách tiếp cận cứng rắn hơn đối với Nga, nhưng sự phản đối của Đức, Hungary và các quốc gia khác đã ngăn cản lệnh cấm toàn diện đối với nhập khẩu dầu của Nga.

tai sao eu can dua ra cac lenh trung phat dau mo doi voi nga hinh 1

EU kiên quyết đưa ra lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga. Ảnh: Oil Price.

Khi các lực lượng của Nga đổ vào miền đông Ukraine, gây ra thiệt hại lớn và phạm tội ác chiến tranh, các nhà lãnh đạo EU lo ngại về chi phí kinh tế và địa chính trị của cuộc đụng độ với Nga.

Chiến lược khôn ngoan của Nga

 Việc Nga vũ khí hóa năng lượng xuất khẩu sang châu Âu hiện nay đã được chứng minh là có hiệu quả cao. Bất kể những hành động quân sự đã xảy ra ở miền đông Ukraine, một số quốc gia thành viên EU đã chiến đấu để tiếp tục được nhập khẩu năng lượng của Nga.

EU đã áp đặt 5 gói trừng phạt đối với giới tài phiệt Nga, những người ủng hộ chính trị của ông Putin và các tập đoàn Nga, nhưng tác động của chúng còn hạn chế.

Có thể khẳng định rằng chính sách phân chia khả năng hợp tác giữa các cường quốc chính trị châu Âu của Nga trước chiến tranh đã mang lại hiệu quả cao. 

Siêu cường năng lượng đã thu hút Đức, Đông Âu, Áo, và thậm chí cả Pháp, Hà Lan và Ý nhập khẩu nguồn năng lượng giá rẻ của Nga trong hơn hai thập kỷ. 

Vì thế, sự thiếu thốn năng lượng đối với một số nước, đặc biệt là Đức, hiện đang cản trở cơ chế trừng phạt năng lượng trực tiếp và hiệu quả của EU.

Do phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga, họ không thể hạn chế tất cả hoạt động xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga, nếu đi ngược lại sẽ gây ra một cuộc suy thoái lớn ở trung tâm kinh tế của Liên minh châu Âu.

Bất đồng quan điểm của EU

Bất chấp sự phản đối này, một số quan chức EU đang tiến tới với các chiến lược của riêng họ, thiết lập các kế hoạch và chương trình không chỉ để ngăn châu Âu khỏi “cơn nghiện” năng lượng của Nga càng sớm càng tốt mà còn để gây thêm áp lực lên Nga trong thời gian này.

 Ủy viên EU về Năng lượng Kadri Simson tuyên bố với báo chí rằng gói trừng phạt thứ sáu của EU đối với Nga đang được chuẩn bị và sẽ sớm được ban bố.

Trở ngại chính đối với các lệnh trừng phạt mới này của EU sẽ là các quy định của EU, vốn yêu cầu sự nhất trí của tất cả các thành viên. Hầu hết các quốc gia thành viên sẵn sàng ủng hộ các biện pháp trừng phạt mới, bao gồm cả về dầu khí, nhưng không rõ Đức và các quốc gia khác có tuân theo hay không. 

Thủ tướng Đức Scholz đã cảnh báo rằng các lệnh trừng phạt mới đối với giúp chặn nguồn cung cấp dầu và khí đốt Nga ngay lập tức, và EU chắc chắn sẽ lãnh hậu quả.

Ông Scholz cũng tiếp tục nhắc lại rằng nếu EU tham gia nhiều hơn vào cuộc chiến Ukraine, Nga có thể tấn công các nước thành viên NATO. Thủ tướng Đức đã liên tục cảnh báo về kịch bản Thế chiến II mà ông muốn ngăn chặn.

Các thành viên EU đang bị chia rẽ, ngay cả Hà Lan, Ý và Pháp cũng đang lo lắng về chi phí của các lệnh trừng phạt mới. 

Tất cả các thành viên EU đang xem xét suy thoái kinh tế hoặc GDP thấp hơn trong ngắn hạn.

 Giá dầu và khí đốt không có dấu hiệu giảm trở lại, ngay cả khi chiến lược không Covid của Trung Quốc làm nhu cầu năng lượng giảm. Các lệnh trừng phạt đối với Nga sẽ đẩy giá lên cao hơn nữa. Các nước OECD tương đối bất lực trong việc kiểm soát giá dầu, thậm chí việc giải phóng 180 triệu thùng từ tháng 5 đến tháng 10 cũng không có tác dụng đáng kể.

Bất chấp giá dầu tăng, có vẻ như lựa chọn tốt nhất của EU là áp đặt thêm các hạn chế đối với các lô hàng dầu của Nga. 

Các nước OECD chắc chắn sẽ bị thiệt hại nếu giá dầu tăng, nhưng các thị trường dầu mỏ toàn cầu có khả năng giảm thiểu cú sốc nguồn cung hơn một chút so với thị trường khí đốt tự nhiên toàn cầu.

 Nếu dầu của Nga bị thiệt hại, một phần lớn doanh thu của Nga sẽ bị cắt; Moscow cung cấp 29% nhu cầu dầu của EU. Khí đốt tự nhiên mang tính chiến lược hơn nhiều, vì Nga cung cấp hơn 40% nhu cầu khí đốt của EU, và các lựa chọn về nguồn cung cấp mới không có sẵn.

Bước tiến quyết liệt của EU

Từ ngày 15/5 trở đi, các quy định mới của EU sẽ có hiệu lực cấm các công ty tham gia giao dịch với các công ty dầu khí quốc doanh của Nga là Rosneft và Gazpromneft. 

Các báo cáo thị trường đã chỉ ra rằng các thương nhân châu Âu và châu Á đang “quay lưng lại” với các giao dịch dầu mỏ và hóa dầu của Nga.

 Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga đã cố gắng chống lại ảnh hưởng tiêu cực bằng cách cố gắng giảm tải một lượng lớn dầu thô trước thời hạn nhưng không thành công.

Ngay cả các thương nhân Ấn Độ cũng đã tránh xa họ trong những ngày gần đây mặc dù trước đó họ đã “khao khát” dầu giảm giá của Nga. 

Các nhà nghiên cứu theo dõi tàu chở dầu đang chỉ ra rằng sản lượng dầu của Nga đã giảm 1 triệu thùng/ ngày, đạt 10 triệu thùng/ ngày. Sản lượng sụt giảm này sẽ tạo thêm áp lực cho liên minh OPEC +.

Việc chuyển đổi dòng chảy năng lượng sang châu Á cũng khó đạt được khi nhu cầu về dầu và khí đốt ở châu Á đã bị ảnh hưởng bởi lạm phát, thiết lập giá cao hơn và các hạn chế Covid ở Trung Quốc. Vì thế Nga vẫn phụ thuộc vào khả năng tiếp cận thị trường châu Âu.

Trong khi các hạn chế năng lượng mới của EU đang được xem xét, Bỉ đã đề xuất giới hạn mức họ sẽ trả cho dầu của Nga. Theo tờ FT của Anh, động thái này đang được coi là một cách làm giảm nguồn thu của Điện Kremlin.

Ngoài ra, Ý cũng ủng hộ kế hoạch này, nhưng Đức còn do dự, lo ngại rằng việc áp đặt hạn chế giá có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng. 

Tương lai của Ukraine vẫn chưa chắc chắn và các chính phủ châu Âu đang chia rẽ về mọi thứ trên thực tế. Các biện pháp trừng phạt năng lượng dường như là chiến thuật thực tế nhất, ngay cả khi chúng sẽ gây hại cho cả hai bên.

 Sự do dự của Đức đang hỗ trợ cho chiến tranh của Nga, nhưng cũng có thể là trở ngại lớn đối với vai trò tương lai của Đức trong EU. Không có phán đoán đơn giản nào được đưa ra ở đây, nhưng những thời điểm bất thường đòi hỏi những phương tiện phi thường.

Lê Na (Theo Oil Price)

Lê Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp