Tại sao trẻ em dưới 12 tuổi vẫn chưa thể tiêm vaccine ngừa COVID-19?

Thứ ba, 31/08/2021 17:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong các loại vaccine COVID-19 đang được tiêm, chỉ có vaccine Pfizer đã có thử nghiệm lâm sàng ở người từ 12 đến 18 tuổi. Đối với trẻ em, các nhà khoa học trên thế giới đưa ra khuyến nghị chưa/không nên tiêm vaccine COVID-19, vì sao vậy?

tai sao tre em duoi 12 tuoi van chua the tiem vaccine ngua covid 19 hinh 1

Vaccine AstraZeneca được chỉ định dành cho người từ 18 tuổi trở lên, không tiêm cho người nhỏ tuổi hơn. Ảnh minh họa

Vaccine COVID-19 đã được chứng minh an toàn và hiệu quả vượt mức kỳ vọng của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO). Tuy vậy, Vaccine AstraZeneca được chỉ định dành cho người từ 18 tuổi trở lên, không tiêm cho người nhỏ tuổi hơn.

Tiến sĩ Francis Collins, Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cho biết trong chương trình "Morning Edition": "Thành thật, trẻ em từ 5-11 tuổi sẽ không được chấp thuận tiêm vaccine cho đến hết năm 2021". 

Cả Pfizer và Morderna đều đang thu thập dữ liệu về độ an toàn, liều lượng chính xác và hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 ở trẻ em.

Theo tờ New York Times, tháng 7/2021, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã yêu cầu phía Pfizer và Moderna mở rộng quy mô thử nghiệm lâm sàng ở trẻ nhỏ để có thể sớm phát hiện các tác dụng phụ hiếm gặp.

Pfizer cho biết số lượng trẻ em mà họ dự định đăng ký đã đủ lớn để đáp ứng các khuyến nghị của FDA và họ luôn lên kế hoạch sẽ gửi dữ liệu thu thập được vào tháng 9.

Nhưng người phát ngôn của công ty này cho biết, việc tuyển dụng và đưa trẻ vào thử nghiệm lâm sàng cần có thêm thời gian. Pfizer đang ghi danh tới 4.500 trẻ em, bao gồm 3.000 trẻ em từ 5-11 tuổi và 1.500 trẻ em dưới 5 tuổi. 

Còn theo BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng phía Bắc thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong các loại vaccine COVID-19 đang được tiêm, chỉ có vaccine Pfizer đã có thử nghiệm lâm sàng ở người từ 12 đến 18 tuổi. 

Hãng này cũng đã thử nghiệm lâm sàng cho nhóm dưới 12 tuổi. Tại Mỹ, vaccine này được yêu cầu bổ sung đối tượng cho thử nghiệm lâm sàng trước khi FDA Mỹ thông qua cho nhóm trẻ nhỏ hơn. Tuy nhiên vaccine đã có đủ độ an toàn để tiêm cho trẻ em

Tại Việt Nam hiện chưa tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em vì số lượng vaccine còn hạn chế, cần nhắm đến đối tượng nguy cơ cao hơn. 

Bên cạnh đó, trẻ em nếu mắc COVID-19 thường có triệu chứng, biến chứng nhẹ hơn rất nhiều so với người lớn mắc bệnh. Tại nước ta, tỷ lệ bệnh nhi mắc COVID-19 trở nặng và tử vong ở nước ta chưa có. 

Giữa tháng 7/2021, Bộ Y tế đã đàm phán với hãng Pfizer và đang làm thủ tục ký cam kết mua thêm 20 triệu liều vaccine COVID-19 tiêm cho trẻ em Việt Nam từ 12-18 tuổi. Hiện theo thống kê, nước ta có khoảng 9 triệu trẻ trong độ tuổi này. 

Trước đó, Bộ Y tế đã ký thoả thuận mua 31 triệu liều vaccine Pfizer phòng COVID-19. Theo thông tin mới nhất từ Bộ Y tế, trong quý IV/2021, khoảng 47-50 triệu liều vaccine này sẽ về Việt Nam.

"Khi ấy chúng ta sẽ tiêm cho trẻ em. Vì nếu không tiêm cho trẻ em thì không thể hoàn thiện lá chắn phòng thủ với COVID-19 cho cộng đồng" - BS Phạm Quang Thái nói.

Vị chuyên gia này cũng thông tin đã ghi nhận những trường hợp viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em (dù rất hiếm). Trẻ em rất hiếu động, không để ý dấu hiệu sức khoẻ sau tiêm như người lớn.

Nếu có những hành động quá sức như nô đùa, thể thao sẽ ảnh hưởng sức khoẻ nhiều. Do đó, khi tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ em thì cần theo dõi cẩn trọng giống như tiêm các loại vaccine khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Đối với trẻ em và trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi, các nhà khoa học trên thế giới đưa ra khuyến nghị chưa/không nên tiêm vắc xin COVID-19 vì các nguyên nhân sau:

Vắc xin chưa đủ thời gian thử nghiệm để xác định tính an toàn và hiệu quả của vắc xin ở trẻ em và trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi.

Trẻ em mắc COVID-19 thường không có triệu chứng hoặc nhẹ hơn người lớn. Trẻ em có tỷ lệ mắc COVID-19 và tử vong thấp.

Thủy Tiên

Bình Luận

Tin khác

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe
Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

(CLO) Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023, đáng chú ý, tại Hà Nội có 60 ca.

Sức khỏe
Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe