Tai ương kinh tế Anh chồng chất lên châu Âu

Thứ hai, 21/11/2022 06:12 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thảm khốc, nghiệt ngã, ảm đạm: Hàng loạt các tính từ được sử dụng để mô tả tình hình kinh tế của Vương quốc Anh sau tuyên bố tăng trưởng tuần qua.

Trong những thập kỷ gần đây, tăng trưởng GDP của Vương quốc Anh trung bình ở giữa tỷ lệ cao hơn của Hoa Kỳ và tỷ lệ thấp hơn trong khu vực đồng euro. Tuy nhiên, điều đó đến nay đang bắt đầu thay đổi, Carsten Brzeski, trưởng bộ phận kinh tế vĩ mô toàn cầu của ING Research chia sẻ với tờ Observer: Phải mất Brexit để Vương quốc Anh “xứng tầm” với nền kinh tế khu vực đồng euro. Triển vọng rất giống với những gì chúng ta đang thấy ở lục địa châu Âu.

Sự phục hồi sau đại dịch của Anh rất yếu. Các dự báo OBR rút gọn mới nhất không bao gồm các so sánh quốc tế. Tuy nhiên, một số dữ liệu cho thấy Vương quốc Anh phải đối mặt với một triển vọng đặc biệt tồi tệ, ngay cả khi nhiều thách thức của nước này được chia sẻ với các nước láng giềng và đối tác thương mại.

tai uong kinh te anh chong chat len chau au hinh 1

Một nhà phân tích cho biết: “Phải mất Brexit để Vương quốc Anh hội tụ với nền kinh tế khu vực đồng euro. Ảnh: Peter Dazeley/Getty Images.

Tiên phong chìm trong suy thoái

Theo giới phân tích, Vương quốc Anh hiện chìm trong suy thoái. ONS cho biết sản lượng của Anh đã giảm 0,2% trong ba tháng tính đến tháng 9. So sánh với mức tăng trưởng 0,2% trong khu vực đồng euro, với sản lượng của Pháp và Đức tăng lần lượt là 0,2% và 0,3%. Tại Hoa Kỳ, nền kinh tế tăng trưởng 0,6% trong cùng thời kỳ (mặc dù có một số khác biệt trong cách các quốc gia đo lường nền kinh tế). Samuel Tombs, nhà kinh tế trưởng của Vương quốc Anh tại Pantheon Macroeconomics, cho biết: “Chúng tôi cho rằng Vương quốc Anh sẽ là nước đầu tiên bước vào suy thoái và là nước cuối cùng thoát khỏi “thảm kịch”.

Nguyên nhân một phần dẫn đến sự ảm đạm trên là do “vết sẹo” của đại dịch Covid-19. Vương quốc Anh sẽ chỉ trở lại mức tăng trưởng trước đại dịch vào cuối năm 2024 và tổng sản lượng kinh tế ở Anh vẫn thấp hơn 0,4% so với trước đại dịch vào cuối tháng 9. OBR đã dự báo GDP giảm 2% trước khi nước Anh tăng trưởng trở lại.

Ngược lại, nền kinh tế Mỹ đã cao hơn 4,2% so với mức trước đại dịch, trong khi GDP của khu vực đồng euro cao hơn 2,1% so với cuối năm 2019, theo số liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.

Thị trường lao động

Marchel Alexandrovich, của Saltmarsh Economics, cho biết thị trường lao động của Vương quốc Anh “cực kỳ chặt chẽ” so với nhiều đối tác quốc tế. Thị trường lao động thắt chặt có thể thổi bùng ngọn lửa lạm phát, khi người sử dụng lao động tăng lương để thu hút và giữ chân nhân viên. Nhưng có một vấn đề khác ở Anh: các vấn đề liên quan đến tuyển dụng lao động rất hạn chế.

Hiện Vương quốc Anh đang đối mặt với tình trạng thiếu thốn lao động cũng như các bất đồng của người lao động vì lạm phát đã ảnh hưởng đến tiền lương của họ.

Một số nhà kinh tế, bao gồm cả Alexandrovich, cho rằng Vương quốc Anh đang mắc phải một căn bệnh dài hạn, thay vì bị bệnh do đại dịch Covid-19 kéo dài gây nên. Ông nói: Thị trường lao động ở Anh rất thiếu linh hoạt, bên cạnh tác động của Brexit đã khiến một số lượng lớn người dân di cư tránh “bão”.

Số liệu mới nhất trong ba tháng tính đến tháng 9 ở Vương quốc Anh cho thấy tỷ lệ thất nghiệp chiếm 3,6%, thấp so với một số quốc gia tiên tiến khác. Theo dự đoán vào tháng 10 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, con số này sẽ đạt 5% vào năm 2024. Tuy nhiên, vẫn thấp hơn một chút so với dự báo 5,4% cho Hoa Kỳ, thấp hơn kỳ vọng cho Pháp, Ý và Canada, nhưng cao hơn mức 3,2% được dự đoán cho Nước Đức.

Bài toán lạm phát

“Bài toán” lạm phát ở quốc gia này đã thay đổi cơ bản. Nhiều nhà phân tích dự đoán, khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ đón một cuộc suy thoái kép do cú sốc nghiêm trọng về chi phí năng lượng nhập khẩu. Tiếp đó, bức tranh tại Vương quốc Anh cũng trông tương tự.

Nếu vấn đề năng lượng của Nga vẫn chưa được giải quyết triệt để, cả Vương quốc Anh và châu Âu sẽ còn “vật vã” trong lâu dài.

Trong tháng 10, lạm phát ở Anh đã đạt mức cao nhất trong trong vòng 41 năm là 11,1%, trong khi đó, tỷ lệ lạm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu là 10,6%. Pháp là một ngoại lệ đáng chú ý do can thiệp đặc biệt lớn vào thị trường năng lượng, quốc gia này đang ghi nhận mức lạm phát 7,1% trong tháng 10.

Lãi suất tăng cao

Hầu hết các Ngân hàng Trung ương lớn đang tăng lãi suất để chống lại áp lực lạm phát toàn cầu khi cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã làm gián đoạn thị trường năng lượng và sau đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, trong khi một số nhà kinh tế kỳ vọng Ngân hàng Anh sẽ tăng lãi suất cơ bản, vốn hỗ trợ cho các khoản thế chấp lên 4% vào năm tới, thì Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ tăng lãi suất tiền gửi chính lên chỉ khoảng 2,5%, theo Tombs.

Điều này sẽ gây đau đớn hơn cho người tiêu dùng Vương quốc Anh vì nhiều lý do khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình ở Anh “cũng mắc nợ nhiều hơn so với các hộ gia đình trên toàn EU và phải tái cấp vốn nhiều hơn trong năm tới so với các hộ gia đình ở nước ngoài”.

Khi so sánh tăng trưởng năng suất từ năm 2011 đến năm 2019, Vương quốc Anh đứng ở trung tâm của bảng xếp hạng. Đây là thước đo sản lượng của một công nhân mỗi giờ, một kiểu tăng trưởng không gây ra lạm phát và là ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách.

Theo số liệu của OECD do TS Lombard tổng hợp và phân tích, năng suất của Vương quốc Anh đã tăng 0,7% trong giai đoạn 2011 - 2019, bằng với Pháp và Đức, và dẫn trước Nhật Bản ở mức 0,4%, tuy nhiên, vẫn thấp hơn một chút so với Mỹ và Tây Ban Nha, tăng 0,8% và 0,9% tương ứng.

Theo Freya Beamish, nhà kinh tế trưởng tại TS Lombard, nguyên nhân chính dẫn đến tăng trưởng năng suất chậm chạp là do cần phải thúc đẩy tăng trưởng bằng các cam kết chi tiêu táo bạo đồng thời tuân thủ các quy tắc vay mượn nghiêm ngặt.

Lê Na (Theo Guardian)

Bình Luận

Tin khác

Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nigeria và Ấn Độ quyết định sử dụng nội tệ trong thương mại

Nigeria và Ấn Độ quyết định sử dụng nội tệ trong thương mại

(CLO) Ấn Độ và Nigeria có thể sẽ sớm hoàn tất thỏa thuận về giải quyết nợ và thanh toán bằng nội tệ, với mục đích tăng cường hơn nữa mối quan hệ kinh tế song phương, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ukraine hoàn tất thỏa thuận thương mại với UAE

Ukraine hoàn tất thỏa thuận thương mại với UAE

(CLO) Ukraine và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã hoàn tất thỏa thuận thương mại song phương, đặt nền tảng cho việc tăng cường đầu tư và thương mại giữa hai nước, theo Bộ Kinh tế Ukraine.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát – Sản phẩm thân thiện vì môi trường xanh

Ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát – Sản phẩm thân thiện vì môi trường xanh

(CLO) Là đơn vị tiên phong trong sản xuất các loại ván gỗ công nghiệp tại Gia Lai, nhà máy sản xuất gỗ công nghiệp Vĩnh Phát đang sản xuất, bán ra thị trường nhiều chủng loại, kích thước, vân gỗ hiện đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2024

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2024

(CLO) Ngày 4/5, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân năm 2024. Đây là dịp để lãnh đạo tỉnh tri ân các doanh nghiệp, doanh nhân đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong thời gian qua, đồng thời giúp lãnh đạo tỉnh năm bắt được tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của doanh nghiệp, qua đó chỉ đạo các sở, ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ.

Thị trường - Doanh nghiệp