Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

Thứ tư, 27/03/2024 18:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Không chỉ Trung ương, nhiều địa phương thực hiện chiến lược “xây tổ đón đại bàng”, điều này đã và đang tạo ưu thế đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. 

Từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

Vài năm gần đây, Việt Nam bất ngờ vụt sáng, khi trở thành điểm đến của hàng loạt “ông lớn” thế giới trong chuỗi sản xuất thông minh. Có thể điểm một vài cái tên như Intel, Samsung, LG, Panasonic, Bosch, Foxconn, Kyocera,....

Trong Diễn đàn Chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024 vừa diễn ra, TS. Lê Minh Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội tư vấn Tài chính cho biết, Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược tại khu vực Đông Nam Á và có nhiều thế mạnh tham gia sâu vào chuỗi sản xuất thông minh.

tai viet nam tu trung uong toi dia phuong dang xay to don dai bang hinh 1

Nhiều địa phương thực hiện chiến lược “xây tổ đón đại bàng”. (Ảnh: TC)

Đơn cử, chính trị, xã hội Việt Nam ổn định, đi kèm theo đó là thị trường hơn 100 triệu dân vẫn đang trong độ tuổi vàng. Nhờ đó, Chính phủ có thể kiến tạo các chính sách quyết liệt nhằm hội nhập quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy chuyển đổi số…

Không chỉ các cơ quan Trung ương, nhiều địa phương thực hiện chiến lược “xây tổ đón đại bàng”, điều này đã và đang tạo ưu thế đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang chủ động thay đổi để đón đầu làn sóng chuyển dịch sản xuất thông minh và tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu hiệu quả, tích cực hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm nhằm sản xuất kinh doanh hiệu quả bền vững hơn.

Đối với các lĩnh vực đầu tư vào Việt Nam mà đặc biệt là các dự án đầu tư vào các ngành nghề sản xuất thông minh, hàm lượng tri thức cao, trí tuệ nhân tạo, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ luôn được Chính phủ hỗ trợ.

“Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp có thực lực, uy tín, công nghệ tiên tiến sang đầu tư và cam kết tạo môi trường kinh doanh công bằng, thuận lợi cho các doanh nghiệp này phát triển thuận lợi tại Việt Nam”, TS Lê Minh Nghĩa nói.

Theo ông Nghĩa, sản xuất thông minh là xu thế tất yếu của thế giới, việc ứng dụng công nghệ số hóa vào hoạt động sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và năng suất lao động, tiết kiệm đáng kể chi phí, đặc biệt là chi phí nhân công, bảo vệ môi trường cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong kinh doanh.

Hàng loạt “ông lớn” tìm đến

Trong khi đó, TS Phan Hữu Thắng, Chủ tịch Viện Nghiên cứu đầu tư quốc tế rất mừng, khi từ năm 2021 tới nay, nhiều tên tuổi khác trong chuỗi sản xuất thông minh tiếp tục tìm đến Việt Nam. 

Bên cạnh những gương mặt “nổi tiếng” như Samsung, LG hay Foxconn, còn có những tên tuổi lớn khác như ASML (Hà Lan), Amkor (Hàn Quốc), Lam Research (Mỹ), Seojin (Hàn Quốc), Infineon Technologies AG (Đức), Victory Giant Technology (Trung Quốc), Synopsys (Mỹ), BOE (Trung Quốc)…

tai viet nam tu trung uong toi dia phuong dang xay to don dai bang hinh 2

Toàn cảnh diễn đàn. (Ảnh: VV)

“Bản thân tôi thấy môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam chưa thật sự hoàn mỹ 100% và cần phải cải thiện nhiều thứ, tuy nhiên, bất chấp các hạn chế đó, các doanh nghiệp lớn trong chuỗi sản xuất thông minh thế giới vẫn tới “làm tổ” tại Việt Nam là điều đáng mừng”, TS Phan Hữu Thắng chia sẻ.

Ông Petel Wu, Tổng giám đốc Công ty Sunrise Big Data tiếp tục nhấn mạnh, với sự phát triển và biến đổi không ngừng của nền kinh tế toàn cầu, sản xuất thông minh đã trở thành lực lượng chủ chốt thúc đẩy nâng cấp công nghiệp và tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh này, Việt Nam, với vai trò là mắt xích sản xuất mới của châu Á, đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất thông minh toàn cầu.Theo ông Petel Wu, trong khu vực Châu Á, các quốc gia khác cũng có nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút chuỗi sản xuất thông minh, như Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Myanmar,... tuy nhiên Việt Nam vẫn có vị thế tốt, nhờ vào các lợi thế về chi phí nhân công, hàng rào thuế quan giữa các quốc gia nhờ vào các Hiệp định Thương mại tự do.

“Với việc Việt Nam trở thành Đối tác chiến lược toàn diện của Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ và cả Úc trong 2023 và đầu năm 2024 đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc thúc đẩy các nguồn đầu tư cho sản xuất, đặc biệt là các ngành công nghiệp công nghệ mới, vật liệu mới, năng lượng và năng lượng tái tạo, điện tử bán dẫn, công nghiệp số, công nghệ thông tin vào Việt Nam ào ạt trong thời gian tới”, ông Petel Wu nói.

Tuy nhiên, bên cạnh việc đón đầu xu hướng mới, các doanh nghiệp sản xuất nội địa Việt Nam cũng cần thích nghi, khắc phục các điểm yếu để cùng đồng hành, kết nối với các “ông lớn” trong ngành. Từ đó tạo ra chuỗi sản xuất bền vững.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô