Tạm dừng thi công dự án tỷ đô do đảo chính tại Myanmar

Thứ tư, 03/02/2021 16:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hàng loạt các công ty nước ngoài tại Myanmar đã buộc phải tạm dừng hoạt động do cuộc đảo chính hôm 1/2. Đặc biệt, công ty bất động sản công nghiệp lớn nhất Thái Lan, Amata, đã thông báo ngừng thi công dự án tỷ USD.

Các xe cảnh sát và quân đội xếp hàng gần tòa thị chính Yangon – thành phố lớn nhất Myanmar sáng 1/2. Ảnh: Nikkei

Các xe cảnh sát và quân đội xếp hàng gần tòa thị chính Yangon – thành phố lớn nhất Myanmar sáng 1/2. Ảnh: Nikkei

Theo Nikkei Asian Review, công ty bất động sản công nghiệp lớn nhất Thái Lan – Amata - đã ngừng thi công dự án trị giá 1 tỷ USD tai Myanmar do những lo ngại về cuộc đảo chính của quân đội Myanmar có thể dẫn tới các lệnh trừng phạt quốc tế.

Dự án tỷ USD của Amata tại Myanmar là một khu tổ hợp công nghiệp rộng hơn 8 triệu m2, nằm ở ngoại ô thành phố Yangon và được khởi công hồi tháng 12 năm ngoái. Động  thái cho ngừng thi công của Amata cho thấy những tác động nghiêm trọng của vụ chính biến hôm 1/2 của quân đội Myanmar.

“Chúng tôi cùng với các đối tác lo ngại rằng phương Tây sẽ thực hiện tẩy chay thương mại. Nguy cơ xảy ra là rất cao, đặc biệt như Mỹ và Liên minh châu Âu”, Giám đốc tiếp thị Amata – Viboon Kromadit chia sẻ với Nikkei.

Vụ chính biến nổ ra ở Myanmar khiến các công ty nước ngoài kinh doanh tại quốc gia này chấn động. Ảnh: AFP.

Vụ chính biến nổ ra ở Myanmar khiến các công ty nước ngoài kinh doanh tại quốc gia này chấn động. Ảnh: AFP.

"Chờ đợi và quan sát”

Dự án khu tổ hợp công nghiệp trị giá 1 tỷ USD của Amata tại Myanmar bị tạm dừng do đảo chính. Ảnh: Getty

Ông Kromadit nhấn mạnh nếu việc tẩy chay thương mại xảy ra cùng với các lệnh trừng phạt, các nhà đầu tư mới vào thị trường Myanmar “chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề”.

“Đại dịch Covid-19 đã gây nên nhiều ảnh hưởng cho công ty chúng tôi. Và giờ là cuộc đảo chính. Tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Chúng tôi không thể làm gì nhiều, do đó, các nhà đầu tư phải chờ đợi và quan sát”, vị giám đốc nhấn mạnh.

Theo báo cáo trước đó do Amata công bố, đã có khoảng 20 công ty, chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật Bản, đang đàm phán mua đất trong khu tổ hợp công nghiệp của họ để xây dựng cơ sở sản xuất. Tính đến nay, công ty đã chi hơn 140 triệu baht (4,7 triệu USD) cho giai đoạn xây dựng đầu tiên.

Theo Nikkei, một số công ty đa quốc gia khác tại Myanmar cũng tạm ngừng hoạt động do cuộc đảo chính. Cùng với đó, thị trường chứng khoán địa phương bị gián đoạn. Vào hôm 2/2, Suzuki Motor, nhà sản xuất ôtô lớn nhất Myanmar về doanh số bán xe mới, đã tạm ngừng hoạt động tại hai nhà máy do lo ngại về cuộc đảo chính.

Hãng sản xuất ô tô Nhật Bản hiện đang có khoảng 400 nhân viên tại Myanmar. Đại diện phía công ty khẳng định hoạt động sản xuất sẽ chỉ được nối lại một khi đảm bảo được sự an toàn cho công nhân và nhà máy.

“Tình hình đang thay đổi nhanh chóng, vì thế, chúng tôi sẽ đưa ra quyết định mới mỗi ngày”, đại diện hãng Suzuki giải thích.

Hiện, Suzuki Motor đang đứng đầu khi kiểm soát 60% thị trường xe hơi tại Myanmar, tiếp đến là hai nhà sản xuất Nhật Bản khác là Toyota Motor và Nissan Motor. Theo dữ liệu từ Hiệp hội Ô tô Myanmar, rong năm 2019, doanh số bán ô tô mới tại Myanmar đạt 21.916 chiếc, tăng 25% so với năm 2018.

Trong hơn 30 năm trở về đây, Suzuki đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp xe hơi tại Myanmar. Hãng sản xuất xe máy và ô tô đã thông qua liên doanh với cơ quan Công nghiệp Xe hơi và Động cơ Diesel Myanmar thuộc Bộ Công nghiệp kể từ năm 1999.

Vào năm 2013, hãng này cũng được phép thành lập một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn tại Myanmar. Hiện Suzuki đang sản xuất 4 mẫu xe tại hai nhà ở thị trấn Nam Dagon Yangon và Đặc khu kinh tế Thilawa.                                                                                                                                                  Hương Vũ

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp