Tấm thẻ nhà báo- nối dài ký ức một thời đạn bom

Thứ bảy, 29/04/2017 10:54 AM - 0 Trả lời

Ngắm những tấm thẻ nhà báo trong Khu trưng bày của Ban Quản lý (BQL) các Dự án thành phần (DATP) Bảo tàng Báo chí Việt Nam – Hội Nhà báo Việt Nam- những tấm thẻ đã nhuốm màu thời gian, những dòng chữ đã nhòe, mép giấy sờn mòn, tôi không giấu nổi sự xúc động của một người làm báo được sống trong thời bình.

(NB&CL) Ngắm những tấm thẻ nhà báo trong Khu trưng bày của Ban Quản lý (BQL) các Dự án thành phần (DATP) Bảo tàng Báo chí Việt Nam – Hội Nhà báo Việt Nam- những tấm thẻ đã nhuốm màu thời gian, những dòng chữ đã nhòe, mép giấy sờn mòn, tôi không giấu nổi sự xúc động của một người làm báo được sống trong thời bình. Bởi đằng sau những tấm thẻ tưởng như vô tri vô giác ấy là những cuộc đời, những cây bút, những chuyện đời chuyện nghề với không ít gian nan, thăng trầm gắn liền với những nhà báo đã góp phần không nhỏ cho sự nghiệp thống nhất và phát triển đất nước.

1. “Có những kỷ vật đã theo chân các nhà báo suốt một thời tuổi trẻ của họ. Không chỉ là bao nhiêu năm tháng, bao nhiêu thập kỷ đã trôi qua, mà đọng lại ở đó là bao nhiêu vui buồn, sống chết; là những giá trị tinh thần và vật chất lớn lao gắn với những chặng đường làm báo sinh động, cụ thể. Mỗi hiện vật, mỗi kỷ vật có câu chuyện của riêng mình, có lịch sử và số phận riêng. Nhiều hiện vật rất thiêng liêng, thậm chí là đại diện cho một thời kỳ làm báo với tư cách là những di sản vô giá để lại cho đời sau…”- Nhà báo Trần Kim Hoa – Giám đốc BQL các DATP Bảo tàng Báo chí Việt Nam – Hội Nhà báo Việt Nam đã gợi mở cho tôi những cảm xúc về câu chuyện của “tấm thẻ nhà báo” năm xưa.

[caption id="attachment_160899" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Nhà báo Dương Phước Thu - Đại diện HNB Thừa Thiên Huế trao hiện vật trong đó có Giấy chứng nhận của Bà Nguyễn Khoa Bội Lan[/caption]

Nhà báo lão thành Nguyễn Khoa Bội Lan, trong vai trò là đặc phái viên của Báo Cứu Quốc (nay là Báo Đại đoàn kết), với tấm thẻ nhà báo được cấp năm 1948 là một trong số những tấm thẻ nhà báo – kỷ vật đặc biệt đó, đã khiến tôi tò mò, mong muốn tìm lại những tư liệu về cụ. Trên thẻ còn lưu lại chữ ký của chủ bút nổi tiếng Lưu Qúy Kỳ. Cuộc đời dài hơn thế kỷ của cụ Nguyễn Khoa Bội Lan có nhiều đóng góp cho sự nghiệp báo chí cách mạng nước nhà. Ở Huế, cụ Nguyễn Khoa Bội Lan có lẽ là một trong những người nổi tiếng với nhiều danh hiệu: nhà văn, nhà báo, cán bộ lão thành cách mạng. Đã có nhà văn ví cố nhà báo Nguyễn Khoa Bội Lan là người làm chứng gần một thế kỷ, là một nhà báo lão thành mà cuộc đời gắn liền với cách mạng, với kháng chiến. Thuộc lớp nữ sinh Đồng Khánh giác ngộ cách mạng rất sớm từ phong trào bãi khóa, khi các trường học ở Huế rầm rộ hưởng ứng phong trào đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu và để tang cụ Phan Chu Trinh năm 1927, cụ Nguyễn Khoa Bội Lan đã là một thành viên tích cực. Sau đó, cụ Nguyễn Khoa Bội Lan trở thành cán bộ Việt Minh nòng cốt ở Huế, in truyền đơn của Việt Minh ngay tại nhà thờ họ Nguyễn Khoa. Rồi cụ được cấp trên giao tổ chức Hội Phụ nữ cứu quốc, làm Báo Ánh Sáng và Nhà Xuất bản Tân Văn hóa… Ngay khi Cách mạng tháng Tám thành công, cụ cùng với Hải Triều, Lưu Quý Kỳ, Chế Lan Viên ra tờ báo “Xã hội mới” với cương vị chủ bút. Năm 1947, mặt trận Huế vỡ, cụ Bội Lan ra Bắc, rồi được điều vào Liên khu V. Năm 1950, cụ sang Lào giúp bạn làm tờ báo Neo Lào Hắc Xạt… Ngoài viết báo, cụ còn để lại tập truyện ký “Người con gái không tên” (Nhà Xuất bản Thuận Hóa 1992), viết về những tấm gương phụ nữ miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những câu chuyện ngắn gọn mà xúc động. Tấm thẻ nhà báo được cụ Lan đã đem theo bên mình suốt nửa thế kỷ như một kỷ vật của đời làm báo. Khi biết ông Dương Phước Thu (Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế) là người đam mê nghiên cứu sưu tầm, cụ đã tặng nó cho ông. Tháng 9 năm 2016 vừa qua, trong Lễ phát động hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, ông Thu đã trực tiếp hiến tặng và nhờ thế Bảo tàng Báo chí sắp ra đời đã có được tấm thẻ quý này.

2. Nhà báo lão thành Đoàn Bá Từ (trên thẻ nhà báo ghi là Nguyễn Bá Từ) đã tạ thế song ông luôn được nhiều đồng nghiệp nhắc nhớ bởi đó là một người yêu và sống chết với nghề báo từ khi còn rất trẻ. Ông từng tham gia quản lý tại hiệu sách Việt Quảng từ giữa thập niên 1930 thế kỷ trước của cụ Lê Văn Hiến. Ở đó, ông đã gặp gỡ nhiều trí thức lớn của cách mạng Việt Nam như các cụ: Phan Thanh, Phạm Văn Đồng, Huỳnh Ngọc Huệ, Đặng Thai Mai, Phan Đăng Lưu… và trở thành người viết báo có thẻ đầu tiên tại miền Trung mà thẻ là do các tờ báo lớn ở Hà Nội cấp. Trước đó, khi còn ngồi chung ghế nhà trường với cụ Tế Hanh, Tố Hữu, ông đã lập riêng được tờ báo viết tay của tuổi học trò. Thời gian ở tù 5 năm tại nhà lao Đăk Glei, ông lại là người viết, làm tòa soạn và kiêm cả trình bày cho tờ báo bí mật mang tên Lazaret, sau đổi thành Chàng Làng và Yên Chí, An Trí; trở thành cái gai nhọn trong thông tin ngôn luận trước chính quyền thực dân Pháp… Nhiều năm sau, khi Cách mạng Tháng Tám thành công, tuy ông giữ các chức vụ chính quyền, mặt trận tại thành Thái Phiên (Đà Nẵng cũ) nhưng vẫn dành thời gian viết báo, tài liệu phục vụ chính quyền non trẻ. Khi được điều động ra Bắc, ông được bổ nhiệm làm Trưởng ty Thông tin tuyên truyền Hà Nội (1946). 2 năm sau, ông vào Nam Bộ và làm đặc phái viên cho Báo Cứu Quốc, phóng viên TTXVN tại Liên khu 5 (1954), Báo Chiến Thắng của tỉnh Quảng Nam (1947) cùng cố nhà văn Nguyễn Văn Bổng và là phóng viên quốc tế đầu tiên tại Phnom Penh dưới thời chính quyền Sihanouk. Là người viết, không những ông rất chú trọng việc ghi chép, làm tư liệu mà ngay cả những tấm thẻ nhà báo từ xa xưa vẫn được ông giữ gìn như những báu vật… Và bởi vậy, hôm nay, tại Bảo tàng báo chí Việt Nam, tấm thẻ quý giá ấy đã được lưu giữ cẩn thận và trang trọng, để thế hệ trẻ hiểu hơn về tấm gương của một nhà báo sống trọn đời với nghề.

Báo Công luận

3. Có thể nói, tấm thẻ nhà báo của nhà viết kịch Lộng Chương do báo Công Dân cấp ngày 10/11/1948 là tấm thẻ đầu tiên mà Bảo tàng báo chí Việt Nam nhận được. Một kỷ vật quý giá được gia đình gìn giữ lâu nay trước khi trao tặng Bảo tàng. Nhà báo, Nhà viết kịch lão thành cách mạng Lộng Chương sinh năm 1918, tên thật là Phạm Văn Hiền, quê Hải Dương, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Hoạt động báo chí từ những ngày đầu cách mạng, khi còn là học sinh trường Bưởi, cụ đã trở thành một trong số những cây bút đóng vai trò chủ chốt của các báo: Báo Công Dân, báo Phản Công, báo Hôm nay… Cụ được coi là ngòi bút đa năng với nhiều thể loại, từ chính luận, ký sự, phóng sự, ca dao, kịch ngắn, truyện ngắn… Ngòi bút của cụ năng động, nhạy bén, giàu tính chiến đấu, thể hiện qua các tác phẩm từng gây xôn xao dư luận, như: “Đò dọc”, “Muối”, “Dọc đường kháng chiến”, “Trên đường di cư vào Nam”… Những năm từ 1965 – 1975, tác giả Lộng Chương tham gia Chương trình Binh vận, chương trình từng thu hút được đông đảo thính giả của Đài Tiếng nói Việt Nam lúc bấy giờ, với những vở kịch phát sóng hằng tuần, nội dung đả kích mạnh mẽ hàng ngũ chóp bu Mỹ - Ngụy… Cụ cũng thường xuyên viết báo về chuyên ngành sân khấu cho các báo Nhân Dân, Hànộimới, Lao Động, Tiền Phong, Sân khấu… Có thể nói, cả cuộc đời hoạt động của mình, nhà viết kịch, nhà báo Lộng Chương đã sử dụng “kịch nghệ” và báo chí như một vũ khí hiệu quả trong đấu tranh cách mạng, trên tinh thần trách nhiệm cao trước nhân dân, cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. “…Con người có thể qua đi, tác phẩm có thể mòn mỏi, song Anh vẫn còn mãi. Cái còn của Anh thuộc về nhân cách, về đạo đức, về ứng xử, về thái độ đối với lịch sử và xã hội” - Nhận xét của GS Hà Văn Cầu về Lộng Chương đã phần nào khẳng định những cống hiến của Cụ với nghề nghiệp và với đất nước.

Vẫn còn nhiều những tấm thẻ giá trị khác đã, đang và sẽ tiếp tục được Bảo tàng Báo chí Việt Nam lưu giữ và khai thác. Dẫu những tấm thẻ không còn nguyên vẹn bởi thời gian nhưng lại trọn vẹn sức sống, trọn vẹn tình yêu nghề, và mang giá trị truyền trao thế hệ sâu sắc. Tấm thẻ nhà báo bé nhỏ nhưng gắn với những dấu ấn, những giai đoạn lịch sử của nghề báo, không thể không gợi cho lớp trẻ hôm nay những nghĩ suy về nghề nghiệp, về sự cống hiến. Giá trị thực sự của những “tấm thẻ nhà báo” xưa và nay đều không phải ở con dấu đỏ, ở vai trò “thông hành”. Trên hết, đó là giá trị của đạo đức, đó là “chứng chỉ” gắn với lòng tự trọng và niềm tự hào nghề nghiệp của nhiều thế hệ nhà báo Việt Nam. Bởi thế mà những tấm thẻ đó sẽ luôn có vị trí trang trọng trong lịch sử, trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

Hà Vân

Tin khác

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo