Hà Tĩnh:

Tăng cường cảnh giác với hoàn lưu bão số 13 gây mưa lớn, ngập lụt

Chủ nhật, 15/11/2020 16:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Kiểm tra công tác ứng phó bão số 13 tại Hà Tĩnh, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, sau khi đổ bộ vào đất liền, bão số 13 có xu hướng giảm cấp nhưng tuyệt đối không được chủ quan và phải tăng cường cảnh giác bởi hoàn lưu bão gây mưa lớn, nước sông lên có nguy cơ ngập lụt...

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường kiểm tra tràn sự cố hồ chứa Kẻ Gỗ. Ảnh T.P

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường kiểm tra tràn sự cố hồ chứa Kẻ Gỗ. Ảnh T.P

Ngày 15/11, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đi kiểm tra công tác ứng phó bão số 13 tại Hà Tĩnh. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương cùng đi với đoàn.

Theo đó, Đoàn công tác đã tới kiểm tra việc vận hành quy trình hồ Kẻ Gỗ. Thời điểm này, mực nước trong hồ là 30,63m, tương đương dung tích 292 triệu m3. Trước dự báo Hà Tĩnh có mưa lớn diện rộng, hồ bắt đầu xả tràn điều tiết từ 14h hôm qua (14/11) và hiện đang xả với lưu lượng 100m3/s. Ngoài hồ Kẻ Gỗ, một số hồ chứa lớn khác như Sông Rác, Bộc Nguyên, Tàu Voi, Thượng Sông Trí... cũng đã chủ động xả tràn từ hôm qua, với lưu lượng 5 - 30m3/s.

Kiểm tra công tác vận hành hồ chứa nước Kẻ Gỗ, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh thông tin đến Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, đợt mưa lũ hồi giữa tháng 11 vừa qua lần đầu tiên Hà Tĩnh ghi nhận lượng mưa cực đoan lớn đến hơn 1.000mm trong thời gian rất ngắn. Việc tính đến xả qua tràn sự cố, theo thiết kế xác suất 1.000 năm mới xảy ra 1 lần thì lũ vừa qua đã gần rơi vào ngưỡng 1.000 năm 1 lần đó.

“Trước đây Hà Tĩnh xây dựng dự án mới chỉ tính đến hạ du hồ Kẻ Gỗ nhưng bây giờ sẽ đánh giá tổng thể từ đập trở lên. Đó là quan trắc nguồn nước về hồ; tính toán nâng dung tích phòng lũ theo hướng, giảm chức năng tưới, kéo nước Ngàn Trươi về để tưới bù đắp một số diện tích tưới của hồ Kẻ Gỗ; giảm bớt công năng của hồ như giảm phần công nghiệp và nước sạch… Lâu nay vận hành hồ Kẻ Gỗ theo thứ tự đảm bảo an toàn công trình là số 1, tích nước phục vụ sản xuất đứng thứ 2 sau đó mới đến tiêu thoát lũ hạ du nhưng bây giờ sẽ đặt vấn đề an toàn hạ du lên số 1", ông Sơn nói.

Hà Tĩnh cũng cần tính toán lại một cách căn cơ, bài bản về sức chứa, công năng của hồ Kẻ Gỗ. Ảnh T.P

Hà Tĩnh cũng cần tính toán lại một cách căn cơ, bài bản về sức chứa, công năng của hồ Kẻ Gỗ. Ảnh T.P

Thông tin với đoàn công tác, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng cho hay: Để ứng phó với bão số 13, từ 17h ngày 13/11, tỉnh đã ra lệnh cấm biển; 100% tàu thuyền đã vào nơi tránh trú an toàn. Tới 20h tối qua (14/11), Hà Tĩnh đã hoàn thành việc sơ tán hơn 3.600 hộ với hơn 12.000 người dân ở vùng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng ven biển, thấp trũng... tới nơi an toàn.

Tỉnh cương quyết không để cho người dân ở trên tàu trong khu neo đậu, lồng bè nuôi trồng thủy sản, các nhà dân không đảm bảo an toàn. Các địa phương, đơn vị ứng trực 24/24h, chuẩn bị vật tư cần thiết, sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra, đồng thời bố trí lực lượng bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ tài sản của người dân.

Qua kiểm tra thực tế, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường hoan nghênh Hà Tĩnh đã  thực hiện nghiêm, hiệu quả chỉ đạo của Trung ương trong việc phòng chống lũ lụt thời gian qua và cơn bão số 13 mới đây. Đây là cơn bão có cường độ mạnh, hướng đi phức tạp, nguy cơ gây tổn thương rất lớn cho người dân và các địa phương vừa chịu ảnh hưởng nặng nề của các đợt mưa lũ lịch sử vừa qua.

"Sau khi đổ bộ vào đất liền, bão số 13 có xu hướng giảm cấp nhưng Hà Tĩnh tuyệt đối không được chủ quan và phải tăng cường cảnh giác hơn nữa bởi hoàn lưu bão gây mưa lớn, nước sông lên nhanh gây ra các nguy cơ cao như ngập lụt, lũ ống, sạt lở đất", Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh T.P

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh T.P

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng,nhiệm vụ cấp bách sắp tới Hà Tĩnh cần thực hiện là rà soát toàn bộ kết cấu dân cư vùng thấp trũng, đặc biệt ở 3 địa phương vừa qua ngập lụt sâu là Thạch Hà, Cẩm Xuyên và TP Hà Tĩnh. Trước kia không có yếu tố biến đổi khí hậu cực đoan như hiện nay, còn bây giờ kết cấu dân cư, quy mô kinh tế lớn hơn, dày dặc hơn nên cần phải tổng đánh giá lại, có khoa học để đưa ra được nhóm giải pháp căn cơ.

Đối với hồ Kẻ Gỗ, Bộ trưởng nhất trí phải tính toán lại. Hà Tĩnh cũng cần tính toán lại một cách căn cơ, bài bản về sức chứa, công năng của hồ Kẻ Gỗ để làm sao tăng hiệu quả trong vận hành, điều tiết, đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du. Bộ sẽ cử đoàn cán bộ vào giúp tỉnh trong việc này. Đồng thời, tỉnh phải rà soát lại tình hình thiệt hại sau các đợt mưa lũ, đặc biệt là nuôi trồng thủy hải sản, để thích ứng với sự biến đổi khí hậu ngày một khó lường.

Báo Công luận
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh hỗ trợ người dân ứng phó với bão số 13. Ảnh T.P

Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh hỗ trợ người dân ứng phó với bão số 13. Ảnh T.P

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, sáng nay vùng biển Hà Tĩnh có gió mạnh dần lên cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động rất mạnh. Sóng biển cao từ 3 - 6m. Trên đất liền, từ hôm nay có gió cấp 4, cấp 5, có lúc cấp 6;  ven biển gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, riêng khu vực ven biển phía Nam của tỉnh khả năng có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9.

Đối với mưa, từ đêm nay đến hết ngày 16/11, toàn tỉnh có mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Tổng lượng mưa các khu vực phổ biến 100 - 200mm. “Hiện các địa phương như thị xã Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, TP Hà Tĩnh, Thạch Hà… đã có mưa vừa, mưa to. Vùng mưa sẽ tiếp tục dịch chuyển ra các huyện phía Bắc, phía Tây do hoàn lưu bão”, lãnh đạo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh thông tin.

Trần Phong

Tin khác

Hà Nội phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP

Hà Nội phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP

(CLO) UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 129/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tin tức
Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

(CLO) Tối ngày 26/4/2024, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được Tổ chức, Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. 

Tin tức
Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

(CLO) Chính phủ thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết và dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Tin tức
Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tin tức
Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức