Tăng cường giám sát báo chí và phản biện xã hội

Thứ ba, 25/04/2017 16:07 PM - 0 Trả lời

Cổng thông tin điện tử (CTTĐT) Hội Nhà báo Việt Nam đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 22/4/2017. Sự ra đời của CTTĐT của Hội Nhà báo Việt Nam là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa nhằm tăng cường hơn nữa vai trò giám sát báo chí trong thời kì mới, đồng thời tích cực hỗ trợ nhà báo – hội viên trong vai trò phản biện xã hội…

(CLO) Cổng thông tin điện tử (CTTĐT) Hội Nhà báo Việt Nam đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 22/4/2017. Sự ra đời của CTTĐT của Hội Nhà báo Việt Nam là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa nhằm tăng cường hơn nữa vai trò giám sát báo chí trong thời kì mới, đồng thời tích cực hỗ trợ nhà báo – hội viên trong vai trò phản biện xã hội…Để hiểu hơn về vai trò, chức năng và hoạt động của CTTĐT, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, các nhà báo – hội viên quan tâm đến vấn đề này.

 Nhà báo Hồ Quang Lợi- Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban chỉ đạo Đề án xây dựng Cổng thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam:

Đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý, giáo dục rèn luyện hội viên trong thời kỳ mới

Trong quá trình đồng hành cùng đất nước đổi mới, phấn đấu xây dựng một nền báo chí Dân chủ, nhân văn, chuyên nghiệp và hiện đại, Hội Nhà báo Việt Nam chú trọng tuyên truyền giáo dục hội viên bảo đảm bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp trước những vấn đề, sự kiện quan trọng, phức tạp, nhạy cảm diễn ra trong nước và quốc tế. Nhà báo- hội viên cần có được những thông tin định hướng, trao đổi nghiệp vụ kịp thời trong hoạt động nghề nghiệp, vừa đấu tranh ngăn chặn những tác động xấu đến hoạt động báo chí, vừa bảo đảm Nhà báo- Hội viên thực hiện đúng pháp luật, các quy định về đạo đức nghề nghiệp, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, bảo đảm tốt trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm báo.

[caption id="attachment_160328" align="aligncenter" width="600"]Báo Công luận Nhà báo Hồ Quang Lợi[/caption]

Cùng với các thiết chế thông tin tuyên truyền khác, Cổng Thông tin điện tử ra đời, thay thế trang thông tin điện tử sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý, giáo dục rèn luyện hội viên trong thời kỳ mới. Mặt khác sẽ bảo đảm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Hội. Khi Cổng Thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam hoạt động, việc trao đổi thông tin để thực hiện chức năng nhiệm vụ trong hệ thống tổ chức Hội và các tổ chức, cá nhân liên quan cũng như xử lý phản hồi thông tin đối với hội viên và công chúng báo chí sẽ nhanh hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn. Đây là một nỗ lực lớn của Hội Nhà báo Việt Nam trong thực hiện chủ trương chung của Chính phủ về cải cách hành chính. Cổng Thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam sẽ liên kết, tích hợp tạo thành kho tài nguyên thông tin chuyên ngành báo chí và thông tin liên quan khác, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của các nhà báo và công chúng báo chí.

Nhà báo Mai Đức Lộc - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Phó ban chỉ đạo Đề án xây dựng Cổng thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam:

 CTTĐT là một thiết chế, một kênh thông tin quan trọng

[caption id="attachment_160329" align="alignleft" width="300"]Báo Công luận Nhà báo Mai Đức Lộc[/caption]

Để tương xứng với vai trò vị trí, chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu phát triển của Hội Nhà báo Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện nâng tầm ảnh hưởng, vị thế và uy tín của giới báo chí cả nước, thiết chế trang thông tin điện tử lâu nay của Hội không còn phù hợp, cần phải xây dựng Cổng thông tin điện tử thay thế. Hiện nay nhiều bộ, ngành, đoàn thể trung ương, chính quyền, các địa phương đã xây dựng và vận hành hoạt động của Cổng thông tin điện tử nhằm chuyển tải các thông tin về chủ trương, chính sách chuyên ngành, thông tin về hành chính văn phòng, kết quả các hoạt động và tổ chức các dịch vụ công trực tuyến là chủ yếu.

Cổng thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam ngoài việc tích hợp thông tin hành chính điện tử, còn là công cụ truyền thông đa phương tiện của Hội, trong đó tập trung thông tin trao đổi nghiệp vụ, góp phần thúc đẩy hoạt động báo chí, cũng như kịp thời phê phán các thông tin sai lệch cũng như bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của hội viện HNB Việt Nam. Mặt khác, cổng thông tin điện tử của Hội thực hiện chức năng quản lý hội viên, quản lý các cấp hội, thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội, góp phần vào việc nâng cao chất lượng hoạt động báo chí. Chúng tôi tin tưởng Cổng thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam là một thiết chế, một kênh thông tin quan trọng và hữu ích đối với nhà báo, các cấp Hội và công chúng báo chí.

Nhà báo Trần Bá Dung - Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban Ban Nghiệp vụ, Trưởng Ban Tổ chức thực hiện đề án Xây dựng Cổng Thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam:

Hỗ trợ hội viên, hỗ trợ cơ quan chức năng giám sát, quản lý báo chí

Cổng Thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam ra đời trên cơ sở nâng cấp, tổ chức lại trang Thông tin điện tử của Hội đã hoạt động gần 10 năm nay. Cổng Thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam vừa đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong tổ chức điều hành hoạt động Hội, vừa là kênh thông tin quan trọng, diễn đàn thiết thực, hữu ích, đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp của hội viên - nhà báo cả nước.

[caption id="attachment_160330" align="aligncenter" width="532"]Báo Công luận Nhà báo Trần Bá Dung[/caption]

Cấu trúc Cổng Thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam có gần 30 chuyên mục, phù hợp công tác điều hành, quản lý hoạt động hội và các loại hình báo chí truyền thông đa phương tiện. Nhiều chuyên mục hỗ trợ nhà báo thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội và hỗ trợ các cơ quan chức năng quản lý, giám sát hoạt động báo chí. Cổng bảo đảm dung lượng thông tin lớn về văn bản, hình ảnh, video, âm thanh, được lưu trữ, cập nhật trong thời gian dài, tạo thanh kho tài nguyên thông tin lớn, thiết thực, hữu ích cho giới báo chí và công chúng. Là một Cổng thông tin điện tử thân thiện với người dùng, dễ sử dụng, tốc độ truy cập nhanh, lượng truy cập lớn, bảo đảm phục vụ tối đa nhu cầu người truy cập. Giao diện tích hợp đa dạng thông tin, đồng thời cung cấp dịch vụ trực tuyến để các cá nhân, các cấp hội có thể liên hệ với Hội Nhà báo trong giao dịch công việc với yêu cầu khác nhau.

Nhà báo, Đại tá Nguyễn Hòa Văn – Giám đốc Cổng Thông tin Điện tử Hội Nhà báo Việt Nam, Phó ban Thường trực Ban Tổ chức thực hiện đề án Xây dựng Cổng Thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam (Nguyên Phó Chủ nhiệm chính trị Bộ đội Biên phòng kiêm Tổng biên tập báo Biên phòng):

Tiếp sức cho Nhà báo Giám sát phản biện xã hội

Theo bản Đề cương Nội dung Cổng Thông tin Điện tử Hội Nhà báo Việt Nam đã được Thường trực Thường vụ Hội phê duyệt, có rất nhiều chuyên mục xung quanh câu chuyện báo chí hiện thời. Ngoài chức năng cung cấp thông tin hành chính, cung cấp dịch vụ trực tuyến phục vụ hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Cổng Thông tin Điện tử của Hội sẽ là công cụ thiết thực, hữu ích và tin cậy của giới báo chí và công chúng.

Đây sẽ là một địa chỉ quan trọng để các Nhà báo- Hội viên trao đổi nghiệp vụ, kinh nghiệm nghề nghiệp, tạo thuận lợi cho Nhà báo, Hội viên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện 10 điều qui định về đạo đức của người làm báo Việt Nam. Đồng thời cũng là công cụ để Nhà báo được tiếp nhận những thông tin chính thống, thông tin định hướng hoạt động nghề nghiệp và là công cụ để nhà báo thể hiện thái độ, chính kiến trước những vấn đề, sự kiện mà công chúng báo chí quan tâm. Với lợi thế quản lý hơn 20 nghìn Hội viên – Nhà báo khắp cả nước, Cổng Thông tin Điện tử của Hội sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích đã được chọn lọc cho các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan chức năng trong hệ thống chính trị. Do đó, việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo chí sẽ được tiếp sức, các nhà báo thêm thuận lợi đi đến cùng của sự việc, góp phần hiệu quả phòng chống suy thoái, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí...

[caption id="attachment_160331" align="aligncenter" width="600"]Báo Công luận Nhà báo Nguyễn Hòa Văn[/caption]

Mặt khác, báo chí muốn thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội, trước hết phải giám sát chính bản thân mình. Trong quá trình đồng hành cùng đất nước đổi mới, báo chí có vai trò rất quan trọng, góp phần cống hiến cho sự nghiệp chung của Đảng, của nhân dân. Bên cạnh đó, báo chí cũng bộc lộ nhiều hạn chế, tiêu cực, nhiều nhà báo suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, nhiều cơ quan báo chí “thương mại hóa” hoạt động của mình. Cổng Thông tin Điện tử của Hội Nhà báo Việt Nam hy vọng sẽ góp phần hỗ trợ, giúp các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý báo chí của Đảng, Nhà nước giám sát hoạt động báo chí. Đặc biệt là giám sát Nhà báo, Hội viên thực hiện 10 điều qui định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam.

Hồng Hà (thực hiện)

 

Tin khác

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo