Tăng cường người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trên cả nước

Thứ ba, 06/11/2018 10:01 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác trẻ em, một số địa phương đã bố trí cán bộ làm công tác trẻ em cấp xã để bảo vệ trẻ em được tốt hơn.

Báo Công luận
 Trẻ em, những mầm xanh tương lai cần phải được chăm sóc, bảo vệ tốt hơn nữa. Ảnh: TL

 

Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, theo số liệu từ các địa phương, trên toàn quốc, đến nay tất cả các tỉnh, thành phố đều đã bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em tại từng xã, phường, thị trấn, bao gồm các công chức LĐ-TB&XH thuộc Ủy ban nhân dân xã kiêm công tác trẻ em (kiêm nhiệm) và các cán bộ được phân công làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã (chuyên trách). Từ năm 2017 đến nay, tổng số cán bộ làm công tác trẻ em cấp xã tại từng tỉnh, thành phố gần như không có sự thay về số lượng.

Trước Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em (ngày 06/8/2018), toàn quốc có 590 cán bộ chuyên trách làm công tác trẻ em cấp xã (chiếm khoảng 5% trong tổng số) và hơn 10.000 cán bộ kiêm nhiệm làm công tác trẻ em cấp xã. 

Đến nay, theo số liệu báo cáo không đầy đủ của các tỉnh, thành phố, số lượng cán bộ chuyên trách làm công tác trẻ em cấp xã là 648 người, nhiều hơn 58 cán bộ (tương đương 10% so với tại tổng số cán bộ chuyên trách làm công tác trẻ em cấp xã tại thời điểm tháng 7 năm 2018). Có 7 tỉnh, thành phố, trước đây 100% số cán bộ kiêm nhiệm làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, đến nay đã có một số cán bộ đã được chuyển từ phân công kiêm nhiệm công tác trẻ em sang phân công chuyên trách làm công tác trẻ em (Hưng Yên, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Hậu Giang).

Về phân bổ ngân sách năm 2018 và đề nghị phân bổ ngân sách năm 2019, theo báo cáo của 49 tỉnh, thành phố, tổng ngân sách được phân bổ cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em của 44/49 tỉnh, thành phố năm 2018 là 94.884 triệu đồng, đề nghị phân bổ ngân sách năm 2019 của 37/63 tỉnh, thành phố là 100.658 triệu đồng, nhiều hơn 7,6% so với năm 2018. 

Hầu hết các địa phương đều đề nghị phân bổ ngân sách năm sau cao hơn năm trước: 38 tỉnh, thành phố đề nghị phân bổ ngân sách năm 2019 cao hơn ngân sách được phân bổ năm 2018, một số tỉnh có đề nghị phân bổ ngân sách khá cao như Ninh Thuận, Lai Châu, Lào Cai, Khánh Hòa; 2 tỉnh, thành phố có đề nghị phân bổ ngân sách năm 2019 giữ nguyên so với ngân sách được phân bổ năm 2018 (Quảng Ngãi và thành phố Hồ Chí Minh); 3 tỉnh có đề nghị phân bổ ngân sách năm 2019 giảm hơn so với ngân sách được phân bổ năm 2018 (Bắc Kạn, Trà Vinh, Cà Mau).

Năm 2019 có: 11 tỉnh, thành phố đề nghị phân bổ ngân sách trên 3.000 triệu đồng, 6 tỉnh, thành phố đề nghị phân bổ ngân sách từ 2.000 - 3.000 triệu đồng; 9 tỉnh, thành phố đề nghị phân bổ ngân sách từ 1.000 - 2.000 triệu đồng; 11 tỉnh, thành phố đề nghị phân bổ ngân sách dưới 1.000 triệu đồng.

Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, hiện nay Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đều chỉ đạo trực tiếp hoặc ban hành văn bản chỉ đạo, giao trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành và UBND các quận, huyện, thị xã chủ động trong việc nắm bắt tình hình, giải quyết kịp thời và thực hiện các quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị xâm hại, bạo lực theo quy định tại Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em. 

Sau khi Hội nghị trực tuyến diễn ra, 5 tỉnh gồm Bắc Giang, Nam Định, Thái Bình, Khánh Hòa và Bình Định đã ban hành kế hoạch, quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ trẻ em và thực hiện quyền trẻ em.

Nhiều tỉnh, thành phố đã thành lập và đang tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân các cấp củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo, điều hành và tổ giúp việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhằm thực hiện tốt việc phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thường đóng vai trò thường trực các Ban chỉ đạo, điều hành trên tại địa phương.

Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố tại địa phương sẽ căn cứ theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, theo chức năng, nhiệm vụ được giao có văn bản hướng dẫn theo hệ thống quản lý, triển khai các hoạt động cụ thể về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong phạm vi, tham gia phối hợp, xử lý, can thiệp, trợ giúp các trường hợp trẻ em bị xâm hại, bạo lực kịp thời theo quy định của pháp luật.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến, tất cả các tỉnh, thành phố đều đã xử lý các vụ án, vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em bằng cách xác minh, điều tra, truy tố, xét xử một cách kịp thời, nghiêm minh, không có vụ việc nào tồn đọng, kéo dài gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân.

Mai Trang


 

Tin khác

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục