Tăng cường ứng dụng công nghệ số vào quản lý, khai thác hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai

Thứ ba, 06/02/2024 09:59 AM - 0 Trả lời

(CLO) Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ số, hạ tầng quản trị số, khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, thông minh vào quản lý, khai thác hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 145/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục đích nhằm triển khai có hiệu quả Quyết định số 847/QĐ-TTg ngày 14/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng lộ trình, tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của quy hoạch. 

Xác định các nhiệm vụ, giải pháp, danh mục các dự án ưu tiên triển khai thực hiện theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong triển khai thực hiện. Cùng với đó, xây dựng kế hoạch đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo các công trình thuỷ lợi, hệ thống công trình thuỷ lợi, công trình phòng, chống thiên tai. 

tang cuong ung dung cong nghe so vao quan ly khai thac ha tang thuy loi phong chong thien tai hinh 1

Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng thuỷ lợi và phòng, chống thiên tai. Ảnh minh họa

Kế hoạch xác định các chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch gồm: Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ; bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ môi trường; bảo đảm nguồn tài chính; bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Trong đó, Kế hoạch đưa ra giải pháp là hoàn thiện cơ chế chính sách và triển khai có hiệu quả chính sách giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi; xây dựng cơ chế chính sách huy động nguồn lực ứng phó với thiên tai từ quỹ phòng, chống thiên tai để thu hút tham gia đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai theo quy hoạch.

Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao hoạt động trong lĩnh vực thuỷ lợi và phòng, chống thiên tai, nhất là trong công tác quản lý, khai thác, vận hành công trình thuỷ lợi, quản lý đê điều, ứng phó trước các tình huống thiên tai; củng cố, kiện toàn các tổ chức thủy lợi cơ sở phù hợp với đặc thù của vùng, miền. Tăng cường hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực thuỷ lợi, phòng, chống thiên tai…

Tăng cường ứng dụng công nghệ số, hạ tầng quản trị số, khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, thông minh vào quản lý, khai thác hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai; quan trắc công trình, kiểm tra, kiểm định, đánh giá, đề xuất các giải pháp, công cụ đánh giá an toàn đập, chủ động ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước, giảm thiểu ảnh hưởng của sự cố đập, hồ chứa đến hạ du; quan trắc, giám sát công trình đê điều, phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, nguồn nước, số lượng nước, chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi...

Đẩy mạnh bảo vệ môi trường trong đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác công trình, hệ thống công trình thuỷ lợi, công trình phòng, chống thiên tai; ưu tiên các dự án (hồ chứa, đập dâng...) góp phần cải thiện môi trường sinh thái, tạo cảnh quan; áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong nông nghiệp, giảm phát thải khí nhà kính...

Tính đến tháng 11/2023, cả nước có tổng số 101 đơn vị khai thác công trình thủy lợi, trong đó có 85 doanh nghiệp (chiếm 84,16%), 6 ban (5,94%), 7 trung tâm (6,93%) và 3 chi cục thủy lợi (2,97%) làm nhiệm vụ quản lý, khai thác các công trình thủy lợi vừa và lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng.

Bộ NN&PTNT hiện có 5 doanh nghiệp quản lý đầu mối và kênh trục chính của 7 công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến hai tỉnh trở lên.

Hệ thống công trình thủy lợi đảm bảo tiêu thoát nước cho khoảng 2 triệu ha đất nông nghiệp, đô thị, kiểm soát mặn cho khoảng 1 triệu ha đất nông nghiệp, kết hợp phát điện với tổng cộng suất 2.100 MW.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Sự lan tỏa sâu rộng của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong mọi mặt của đời sống xã hội

Sự lan tỏa sâu rộng của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong mọi mặt của đời sống xã hội

(CLO) Ngày 15/5, Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" năm 2023 - 2024; biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023.

Tin tức
Cụ thể hóa “Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân” thành các chuẩn mực đạo đức

Cụ thể hóa “Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân” thành các chuẩn mực đạo đức

(CLO) Ngày 15/5, Đảng ủy Công an Trung ương đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị và 1 năm thực hiện Quy định số 09 của Đảng ủy Công an Trung ương về đẩy mạnh học tập, thực hiện và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân.

Tin tức
Đề nghị thành lập các tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt

Đề nghị thành lập các tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt

(CLO) Góp ý dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), các ý kiến đồng tình lựa chọn phương án thành lập các tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt vì một mặt, như vậy sẽ khách quan hơn trong quá trình xét xử, mặt khác, quyền lợi tổ chức, cá nhân được đảm bảo hơn...

Tin tức
Huawei mong muốn tham gia phát triển mạng 5G, trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

Huawei mong muốn tham gia phát triển mạng 5G, trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

(CLO) Trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch Tập đoàn Huawei phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương Zhengjun Zhang bày tỏ mong muốn Huawei tham gia phát triển mạng 5G, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi xanh… tại Việt Nam.

Tin tức
Nâng mức sinh hoạt phí cơ sở cho cơ quan Việt Nam ở nước ngoài lên 1.350 USD/người/tháng

Nâng mức sinh hoạt phí cơ sở cho cơ quan Việt Nam ở nước ngoài lên 1.350 USD/người/tháng

(CLO) Theo quy định mới của Chính phủ, mức sinh hoạt phí cơ sở áp dụng chung cho tất cả các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài là 1.350 USD/người/tháng và sẽ được xem xét điều chỉnh khi chỉ số giá tiêu dùng tại các địa bàn tăng từ 10% trở lên hoặc tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Tin tức