Tăng thuế thuốc lá: Giải pháp hữu hiệu để giảm sử dụng thuốc lá và gánh nặng tử vong do thuốc lá gây ra ở Việt Nam

Thứ năm, 28/12/2017 08:10 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Phòng chống tác hại thuốc lá đã và đang là ưu tiên hàng đầu tại Việt Nam. Trong các nhóm giải pháp được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo sử dụng, tăng thuế thuốc lá là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm sử dụng thuốc lá và qua đó giảm thiểu được gánh nặng bệnh tật và tử vong do thuốc lá gây ra và tiết kiệm cho xã hội một khoản chi phí đáng kể.

Sử dụng thuốc lá là một nguyên nhân gây tử vong có thể phòng tránh được đứng hàng đầu trên thế giới hiện nay. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sử dụng thuốc lá đang gây ra 6 triệu ca tử vong mỗi năm và dự đoán sẽ gây ra 8 triệu trường hợp tử vong mỗi năm vào năm 2030. Để hướng tới mục tiêu giảm sử dụng thuốc lá và qua đó giảm thiểu được gánh nặng bệnh tật và tử vong do thuốc lá gây ra trên phạm vi toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới đã xây dựng Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá của (FCTC) và khuyến cáo nhóm giải pháp kiểm soát thuốc lá MPOWER để hỗ trợ các quốc gia định hướng các chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại của thuốc lá, bao gồm: 1) Giám sát việc sử dụng thuốc lá và các chính sách phòng ngừa (Monitor tobacco use and prevention policies); 2) Bảo vệ mọi người khỏi khói thuốc lá (Protect people from tobacco smoke); 3) Hỗ trợ việc bỏ thuốc lá (Offer help to quit tobacco use); 4) Cảnh báo về các nguy hiểm của thuốc lá (Warn about the dangers of tobacco); 5) Tăng cường thực thi lệnh cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá (Enforce bans on tobacco advertising, promotion, and sponsorship); và 6) Tăng thuế thuốc lá (Raise taxes on tobacco).

Báo Công luận
 

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Theo Điều tra Toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành năm 2015, tỷ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam là 22,5% (45,3% ở nam giới và 1,1% ở nữ giới). Hằng năm, có khoảng 40.000 trường hợp tử vong có liên quan đến thuốc lá ở Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn trong việc triển khai chính sách thứ 6 - Tăng thuế thuốc lá (R - Raise taxes on tobacco). Theo báo cáo năm 2017 của Tổ chức Y tế Thế giới, thuế thuốc lá ở Việt Nam, mới chỉ đạt 70% giá xuất xưởng, tương đương với 35% giá bán lẻ thuốc lá (thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới). Do vậy, thuế thuốc lá cần phải được tăng nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

Một nghiên cứu của Trường Đại học Y tế công cộng tiến hành vào năm 2017 đã chỉ ra rằng tăng thuế thuốc lá ở Việt Nam có thể làm giảm đáng kể số lượng người hiện hút thuốc lá cũng như số lượng những người sẽ hút thuốc lá trong tương lai, qua đó giảm đáng kể số trường hợp tử vong có liên quan đến hút thuốc lá và tiết kiệm cho xã hội một khoản chi phí đáng kể.

Báo Công luận
 
Mới đây Bộ Tài chính đưa ra đề xuất sửa đổi Luật thuế TTĐB trong đó dự kiến phương án áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá 75% và bổ sung mức thu tuyệt đối 1.000 đồng/bao thuốc lá 20 điếu. Theo tính toán của chuyên gia kinh tế của Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ PCTH thuốc lá nếu thu 1.000đ/bao thì nguồn thu của Chính phủ sẽ tăng khoảng 3.949 tỷ đồng vào năm 2020, tuy nhiên tỷ lệ hút thuốc sẽ chỉ giảm được 1,6% vào năm 2020 còn rất thấp so với mục tiêu của Chính phủ là giảm 6,3% vào năm 2020. 

Cũng theo tính toán của các chuyên gia Đại học Y tế Công cộng, nếu áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá là 75% giá xuất xưởng và bổ sung thêm mức thu tuyệt đối 2.000 đồng/bao thuốc lá 20 điếu sẽ làm khoảng 270.000 người bỏ hút thuốc và hơn 500.000 người không bắt đầu hút thuốc. Theo đó, sẽ có khoảng 230.000 trường hợp tử vong sớm do thuốc lá được phòng tránh và qua đó tiết kiệm được cho xã hội hơn 2 tỷ đô la Mỹ (USD). 

Nếu mức thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá là 75% và bổ sung thêm mức thu tuyệt đối 5.000 đồng/bao thuốc lá 20 điếu cũng có thể giúp cho gần 280.000 người bỏ hút thuốc và khoảng 1,3 triệu người không bắt đầu hút thuốc. Như vậy, sẽ có khoảng 450.000 trường hợp tử vong sớm do thuốc lá được phòng tránh và qua đó tiết kiệm được cho xã hội hơn 4 tỷ đô la Mỹ (USD). Mức thu thuế này đồng thời làm tăng đáng kể nguồn thu ngân sách, cụ thể: Nếu thu 2.000đồng/bao vào năm 2020 thì nguồn thu của Chính phủ sẽ tăng khoảng 6.352 tỷ đồng; Nếu thu 5.000 đồng/bao vào năm 2020 nguồn thu của Chính phủ sẽ tăng khoảng 10.800 tỷ vào năm 2020. Quan trọng hơn tỷ lệ hút thuốc ước tính sẽ giảm được 6,5% vào năm 2020 - Đạt mục tiêu trong Chiến lược quốc gia về giảm tỷ lệ hút thuốc trong nam giới Việt Nam đến năm 2020.

P.V

Tin khác

Cứu sống người đàn ông bị xà beng đâm xuyên thành bụng

Cứu sống người đàn ông bị xà beng đâm xuyên thành bụng

(CLO) Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá đã phẫu thuật cấp cứu thành công cho nam bệnh nhân bị thanh xà beng sắt dài hơn 1m đâm xuyên thành bụng do tai nạn lao động.

Sức khỏe
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn về vụ ngộ độc khiến 470 người nhập viện

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn về vụ ngộ độc khiến 470 người nhập viện

(CLO) Theo dõi chặt chẽ người bệnh nặng và có nguy cơ tăng nặng, đặc biệt là các ca đang điều trị hồi sức tích cực, đồng thời quan tâm chăm sóc sức khỏe, động viên người bệnh và gia đình.

Sức khỏe
Đã ghi nhận hơn 1.200 ca nhập viện vì sử dụng thuốc lá điện tử

Đã ghi nhận hơn 1.200 ca nhập viện vì sử dụng thuốc lá điện tử

(CLO) Theo báo cáo tổng hợp gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước, tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; trong đó trẻ dưới 18 tuổi ghi nhận 71 ca.

Sức khỏe
Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

(CLO) PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho hay, ban đầu khi triển khai tiêm vaccine Covid-19, ngành y tế rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Sức khỏe
Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

(CLO) Đã có tình trạng trẻ em, người già, người bệnh mãn tính đã suy kiệt sức khỏe vì sử dụng thuốc đông y, thuốc nam bán trên mạng xã hội, nhiều người suy thận, suy gan, ngộ độc vì dùng thuốc không có nguồn gốc.

Sức khỏe