Tăng tốc phát triển du lịch: Các doanh nghiệp cần “ngồi với nhau” để làm việc, cùng phân chia lợi nhuận

Thứ hai, 22/05/2023 10:37 AM - 0 Trả lời

(CLO) Để đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch, chuyên gia kinh tế cho rằng, các ngành liên quan đến du lịch cần ngồi lại với nhau để liên kết hợp tác, tạo sức mạnh chung và phân chia lợi nhuận hợp lý sau khi hoàn thành các tour phục vụ khách trong và ngoài nước.

7 nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững

Những năm vừa qua, ngành du lịch đã có những đóng góp tích cực, quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trước dịch Covid-19, lượng khách quốc tế đã tăng 2,3 lần trong vòng 4 năm, từ 7,9 triệu lượt (năm 2015) lên 18 triệu lượt (năm 2019), tăng trưởng bình quân 22,7%/năm.

Trong khi đó, khách nội địa tăng 1,5 lần, từ 57 triệu lượt (năm 2015) lên 85 triệu lượt (năm 2019), tăng trưởng bình quân 10,5% năm. Tỷ lệ đóng góp vào GDP cả nước của ngành du lịch lên đến 9,2%. Du lịch góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa; bảo vệ môi trường và giữ vững quốc phòng, an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát trên quy mô toàn cầu đã tác động nghiêm trọng đến ngành du lịch thế giới cũng như Việt Nam. Năm 2020, cả nước chỉ đón được 3,7 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 56 triệu lượt khách nội địa, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2019, công suất buồng bình quân cả nước chỉ đạt 20%; 52% lao động du lịch mất việc làm; tổng thu từ khách du lịch đạt 312.200 tỷ đồng, giảm 57,8% so với năm 2019.

tang toc phat trien du lich cac doanh nghiep can ngoi voi nhau de lam viec cung phan chia loi nhuan hinh 1

Việt Nam đã thí điểm đón khách du lịch quốc tế và chính thức mở cửa hoàn toàn du lịch từ ngày 15/3/2022 - đây là bước ngoặt quan trọng thúc đẩy du lịch phục hồi mạnh mẽ và sôi động trở lại về cả du lịch nội địa và quốc tế.

Với sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ngành và nỗ lực “phá băng” sau gần 2 năm đóng cửa; từ tháng 11 năm 2021, Việt Nam đã thí điểm đón khách du lịch quốc tế và chính thức mở cửa hoàn toàn du lịch từ ngày 15/3/2022 - đây là bước ngoặt quan trọng thúc đẩy du lịch phục hồi mạnh mẽ và sôi động trở lại về cả du lịch nội địa và quốc tế.

Tính trong năm 2022, lượng khách nội địa đạt 101,3 triệu lượt (tăng hơn gấp rưỡi so với mục tiêu đặt ra là 60 triệu lượt khách, vượt xa con số 85 triệu lượt khách nội địa năm 2019). Tổng thu từ khách du lịch đạt 495 nghìn tỷ đồng, vượt hơn 23% so với kế hoạch và đạt 66% so với mức kỷ lục năm 2019.

Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 3,5 triệu lượt (vẫn giảm 80% so với cùng kỳ năm 2019), đạt 70% so kế hoạch.

Mới đây, nhằm đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 82/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.

Tại Nghị quyết này, Chính phủ đã nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau: Thứ nhất, đẩy mạnh cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, bền vững; Thứ hai, tiếp tục tạo thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam;

Thứ ba, tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các khu du lịch quốc gia; Thứ tư, phát triển sản phẩm và truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch; Thứ năm, hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch;

Thứ sáu, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; thứ bảy, đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi số, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch.

tang toc phat trien du lich cac doanh nghiep can ngoi voi nhau de lam viec cung phan chia loi nhuan hinh 2

Chính phủ yêu cầu tiếp tục tạo thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Cần ngồi lại với nhau để tạo thành sức mạnh chung và phân chia lợi nhuận tương đối hợp lý

Trao đổi với phóng viên, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho biết, từ quý 4/2022 và tiếp theo là 4 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Trước tình hình đó, Chính phủ đã có Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ Về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025.

Tại Nghị quyết này, Chính phủ đưa ra các chính sách, giải pháp như: Vốn, chi phí, nguyên liệu đầu vào, giảm giãn thuế, phí, lệ phí,… “Đây là một sự cố gắng lớn của nhà nước trong lúc tài chính và nguồn thu còn eo hẹp” ông Phú nhấn mạnh.

Đối với ngành du lịch, ông Vũ Vinh Phú đánh giá cao việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 82/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. Trong đó, Chính phủ đã đưa ra giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch như giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành liên quan, địa phương nghiên cứu các chính sách kích cầu, gói hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch tiếp cận các nguồn vốn, gói kích cầu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành phù hợp với tình hình mới.

Cùng với đó, Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất gói hỗ trợ ưu đãi tín dụng, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp du lịch tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi.

tang toc phat trien du lich cac doanh nghiep can ngoi voi nhau de lam viec cung phan chia loi nhuan hinh 3

Xây dựng các mô hình du lịch mới để thu hút khách du lịch đến với Việt Nam.

Tuy nhiên, vị chuyên gia kinh tế nêu vấn đề: Câu hỏi đặt ra ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ, bộ ngành và các địa phương thì bản thân từng doanh nghiệp, tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh cả nước, trong đó có doanh nghiệp du lịch phải làm gì để chung tay vượt qua những khó khăn trong năm 2023 và có thể cả năm 2024 sắp tới?

Nhấn mạnh việc cần ngồi với nhau để làm việc và cùng phân chia lợi nhuận, ông Vũ Vinh Phú nêu ví dụ, như ngành du lịch Thái Lan, đó là bốn ngành khách sạn, hàng không, thương mại, dịch vụ ăn uống và vận tải bộ cùng ngồi lại với nhau để tổ chức các tour du lịch trong đó có việc cùng chia sẻ lợi nhuận hợp lý hài hòa giữ các doanh nghiệp và bộ phận tham gia.

“Chỉ qua câu chuyện này và cộng thêm với nhiều cách làm hiệu quả để đón khách đến với đất nước chùa vàng, trong khi Thái Lan có ít di sản thiên nhiên thế giới được phong tặng, cảnh quan du lịch, các bãi biển không thể so sánh được với điều kiện của Việt Nam nhưng bình quân hàng năm số lượng khách quốc tế đến với nước bạn thường cao hơn nhiều so với chúng ta”, ông Phú nói.

Từ ví dụ nêu trên, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú muốn đưa ra gợi ý để ngành du lịch Việt Nam tham khảo những kinh nhiệm hay để góp phần vào việc thu hút khách trong thời gian tới nhất là khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng qua còn ở mức độ khiêm tốn. Việc này, theo ông Phú có nhiều nguyên nhân trong đó có một vấn đề đó là: Các ngành liên quan đến du lịch còn ít liên kết hợp tác, ngồi lại với nhau để tạo sức mạnh chung và phân chia lợi nhuận hợp lý sau khi hoàn thành các tour phục vụ khách trong và ngoài nước.

Nói rộng ra, ông Vũ Vinh Phú cho rằng, ngoài ngành du lịch còn có các ngành kinh tế khác như sản xuất và phân phối các sản phẩm nông nghiệp hiện nay ở Việt Nam cũng đang có tình trạng còn chia cắt, chưa gắn kết chặt chẽ với nhau, lợi nhuận trong chuỗi sản xuất phân phối về tay ai thì bộ phận đó được hưởng thậm chí hưởng lợi nhuận một cách vô lý và không công bằng, trong đó người sản xuất thường bị thiệt thòi nhất.

“Điểm qua hai ngành du lịch và nông nghiệp ở Việt Nam cho ta thấy còn phổ biến ít ngồi lại với nhau để tạo thành sức mạnh chung và phân chia lợi nhuận tương đối hợp lý”, ông Phú nhấn mạnh.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú mong rằng hình ảnh rất đẹp và nhân văn của hệ thống du lịch Thái Lan là những bài học rất thực tế cần được áp dụng và nhân rộng ở Việt Nam. “Sinh thời Bác Hồ kính yêu đã từng dạy: “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công”, lời dạy của Bác cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế ở Việt Nam, nhất là trong những lúc còn có những khó khăn trở ngại đối với các doanh nghiệp Việt”, ông Phú nói.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Đại Tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an thăm, tặng quà tri ân các gia đình có công với cách mạng tại Thanh Hóa

Đại Tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an thăm, tặng quà tri ân các gia đình có công với cách mạng tại Thanh Hóa

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ, chiều 5/5, Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã dâng hương, dâng hoa tại Khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và đến thăm hỏi, tặng quà 2 gia đình thương binh, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

Tin tức
Sớm lựa chọn phương án đầu tư phù hợp nhất để mở rộng đoạn cao tốc TP HCM - Long Thành

Sớm lựa chọn phương án đầu tư phù hợp nhất để mở rộng đoạn cao tốc TP HCM - Long Thành

(CLO) Về phương án đầu tư mở rộng đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành thuộc Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ: Nhiệm vụ quan trọng thời điểm này là sớm lựa chọn phương án đầu tư phù hợp nhất để triển khai các bước tiếp theo.

Tin tức
Linh hoạt trong bố trí biên chế cho lực lượng quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng

Linh hoạt trong bố trí biên chế cho lực lượng quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nêu rõ, chủ trương chung của Trung ương là tinh giản biên chế, vì thế trong tổng biên chế được giao, các địa phương phải linh hoạt trong bố trí biên chế cho lực lượng quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng.

Tin tức
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray - Kon Tum

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray - Kon Tum

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá cao công tác phòng, chống cháy rừng của Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng lưu ý, năm 2024 thời tiết rất khắc nghiệt, đòi hỏi cần có sự chủ động của các đơn vị chủ rừng nhằm thực hiện công tác phòng, chống cháy rừng tốt hơn.

Tin tức
Hàng ngàn người dân Thanh Hóa theo dõi chương trình Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hàng ngàn người dân Thanh Hóa theo dõi chương trình Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 5/5, Cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với chủ đề "Dưới lá cờ Quyết thắng" thu hút hàng ngàn người dân Thanh Hóa tham dự.

Tin tức