Tăng trưởng kinh tế cả năm 2023 nhiều khả năng sẽ cao hơn mức 5%

Thứ năm, 21/12/2023 10:54 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Dù còn nửa tháng nữa là kết thúc năm 2023 nhưng nhiều chuyên gia đánh giá, khả năng rất cao kinh tế Việt Nam sẽ có kết quả nhỉnh hơn một chút so với kịch bản thấp nhất.Tức là, tăng trưởng kinh tế cả năm 2023 sẽ cao hơn mức 5% theo kịch bản thứ nhất, nhưng dưới 5,5% theo kịch bản thứ hai.

Kịch bản thấp nhất có thể xảy ra

Vào cuối tháng 9/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong quý IV/2023 và cả năm 2023.

Cụ thể, kịch bản đầu tiên, tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 5%, quý IV cần tăng 7%. Kịch bản thứ hai, tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 5,5%, quý IV cần tăng 8,8% và kịch bản cuối cùng là cả năm tăng 6%, quý IV cần tăng 10,6%.

Ở thời điểm hiện tại, dù còn nửa tháng nữa là kết thúc năm 2023, thế nhưng, nhiều chuyên gia đánh giá, khả năng rất cao kinh tế Việt Nam sẽ có kết quả nhỉnh hơn một chút so với kịch bản thấp nhất. Tức là, tăng trưởng kinh tế cả năm 2023 sẽ nhỉnh hơn mức 5% theo kịch bản thứ nhất, nhưng dưới 5,5% theo kịch bản thứ hai.

tang truong kinh te ca nam 2023 nhieu kha nang se cao hon muc 5 hinh 1

Để đạt mức tăng trưởng cao nhất và hoàn thành mục tiêu trong năm 2024, PGS.TS Trần Đình Thiên khẳng định không còn cách nào khác ngoài việc khơi thông nguồn lực. Trong đó, trọng tâm chính là đầu tư công.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, năm 2023, tăng trưởng kinh tế đang tốt theo hướng dù không có đột phá nhưng quý sau tăng cao hơn quý trước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đầu tư công giảm, điều ấy có nghĩa là có “ông khác” đỡ cho đầu tư công như FDI, kinh tế tư nhân.

“Xu hướng chậm giải ngân tôi để ý có từ nhiều năm rồi, điều đó có nghĩa là nó nằm trong cơ chế, chính sách, luật pháp chứ không phải nằm ở chỉ một vài đơn vị, lĩnh vực hoặc do cá nhân cụ thể. Muốn gỡ được phải gỡ hệ thống, nó rất lâu, tốn kém nhưng không thể không làm” - ông Thiên nói.

Do đó, PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh, nếu giải ngân đầu tư công tốt chắc chắn sẽ là bệ đỡ cho nền kinh tế.

“Điều này phải nhìn rõ, quy trách nhiệm rõ và là nhiệm vụ cấp bách để tăng đầu tư công. Cơ hội mất đi sẽ không lấy lại được, tư nhân và Nhà nước nếu hợp lực thì cơ hội cho nền kinh tế sẽ lớn hơn nhiều nữa” - ông Thiên nói.

PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Kinh tế Việt Nam cho rằng, nhìn nhận từ thực tế, nhất là trong quý IV có thể thấy rằng, kinh tế Việt Nam sẽ đi theo chiều hướng tăng trưởng ở mức thấp nhất.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, hiện tại bối cảnh thế giới và khu vực đang bộc lộ nhiều vấn đề khó khăn ngoài tầm và không dự báo được và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam.

“Đáng nói, nền kinh tế thế giới cũng chưa thấy những dấu hiệu của sự phục hồi nên khó khăn sẽ càng lớn hơn khi chúng ta muốn ngược chiều thế giới trong tăng trưởng” - ông Thiên nói.

Quay trở lại với nền kinh tế Việt Nam, nhìn vào các động lực tăng trưởng, xuất khẩu của Việt Nam rõ ràng là chưa bao giờ giảm sâu và kéo dài như bây giờ dù một số ngành đã có khởi sắc nhưng đến giờ vẫn suy giảm 4,2% so với năm ngoái.

PGS.TS Trần Đình Thiên phân tích, tình hình xuất khẩu vào cuối năm 2023 có cải thiện nhưng tốc độ và quy mô chưa ổn định, không đồng đều giữa các nhóm hàng và cũng chưa thể bứt phá lên so với trước. Nguyên nhân chủ yếu do khó khăn bên ngoài, đặc biệt là những nước khách hàng châu Âu suy giảm nhiều so với trước, Trung Quốc cũng tương tự…

“Không kiểm soát được các yếu tố bên ngoài nên chúng ta phải thích nghi, tận dụng cơ hội thị trường dù là mong manh, sơ khởi, nhưng sang năm kỳ vọng sẽ tốt hơn. Đây là thực tế không thể phủ nhận” - ông Thiên đánh giá.

Về tiêu dùng, dù được xem là cứu cánh của động lực tăng trưởng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn cần phải xử lý. Trong tiêu dùng, bán lẻ là chủ yếu nhưng lại đang có xu hướng suy giảm.

Mấy tháng đầu năm bán lẻ tăng trưởng 15-17% nhưng gần đây chỉ còn tăng 11-12% và giờ đà tăng trưởng đang tiếp tục suy giảm, cho thấy nếu đây là động lực thì động cơ đang yếu.

“Do đó, cần phải làm gì để tăng động cơ, cải thiện để chạy nhanh hơn chứ không dưới góc nhìn cứu cánh để bằng lòng” - ông Thiên nhấn mạnh.

Tín hiệu tăng trưởng trong năm 2024

Mới đây, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 103 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Trong đó, Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 sẽ từ 6 - 6,5%.

Ông Trần Quốc Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Trong năm 2024, Quốc hội đã quyết nghị ưu tiên tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trước nội dung ổn định kinh tế vĩ mô.

Điều đó cho thấy, quyết tâm của toàn hệ thống cũng như của Chính phủ về việc thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, phục hồi và bù đắp lại những hạn chế, giảm sút trước đây do tác động khách quan của đại dịch COVID-19 cũng như các tác động của kinh tế thế giới trong năm 2023.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, cuối năm 2023, kinh tế nước ta có được rất nhiều cơ hội thông qua các thành quả của hoạt động chỉ đạo, điều hành, đặc biệt là hoạt động đối ngoại, đem lại ý nghĩa cho sự phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Cũng theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, cuối năm 2023 hiện nay cơ bản rất tích cực, mặc dù không đạt những mục tiêu cao như kỳ vọng hay đặt ra ban đầu, nhưng trong bối cảnh quốc tế, khu vực như hiện nay thì kết quả như vậy là rất tích cực, tạo đà tốt cho việc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024.

Qua rà soát các động lực tăng trưởng kinh tế cho thấy cả 3 mặt về đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều có cơ hội tăng trưởng tốt trong năm 2024. Theo đó, về xuất khẩu, đang có đà phục hồi tháng sau tốt hơn tháng trước, dần dần lấy lại đà tăng trưởng xuất khẩu. Đối với tiêu dùng, hiện nay tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã trên 9%, tiệm cận mức 2 con số.

Trong lĩnh vực đầu tư, cả 3 mặt: đầu tư nhà nước, đầu tư FDI, đầu tư tư nhân, cơ hội đầu tư trong năm 2024 là khá tốt; đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài, do các kết quả của ngoại giao kinh tế năm 2023 đem lại. Cùng với đó là đầu tư trong lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, chip bán dẫn, ngành nghề khác phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Trần Quốc Phương đánh giá, đầu tư tư nhân mặc dù năm 2023 gặp rất nhiều khó khăn, tác động của các bất cập thị trường trong nước như thị trường vốn, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, nhưng qua đánh giá sơ bộ cho thấy năm 2024, khả năng phục hồi và hoạt động trở lại của các thị trường này khá tốt.

“Như vậy, kích thích được đầu tư trong nước gắn với phục hồi thị trường xuất khẩu có thể khởi sắc hơn” - ông Phương nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, mục tiêu tăng trưởng 6  - 6,5% trong năm 2024 được xác định là một nhiệm vụ khó, bởi năm tới vẫn còn tiếp tục các khó khăn mà đến nay chưa thể dự báo được.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Nga có thể đặt đường ống dẫn dầu mới tới Trung Quốc

Nga có thể đặt đường ống dẫn dầu mới tới Trung Quốc

(CLO) Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, dự án đường ống khổng lồ vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga sang Trung Quốc có thể bao gồm một đường ống dẫn bổ sung cho dầu thô.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tỷ trọng đồng rúp trong thương mại Nga - châu Âu đạt kỷ lục mới

Tỷ trọng đồng rúp trong thương mại Nga - châu Âu đạt kỷ lục mới

(CLO) Theo số liệu từ ngân hàng trung ương Nga, tỷ trọng giao dịch bằng đồng rúp trong thương mại nước ngoài của Nga, đặc biệt là với phần còn lại của châu Âu, đã tăng đều đặn, đạt mức cao kỷ lục trong tháng 3.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tòa án Nga tịch thu tài sản trị giá 700 triệu Euro từ các ngân hàng phương Tây

Tòa án Nga tịch thu tài sản trị giá 700 triệu Euro từ các ngân hàng phương Tây

(CLO) Một tòa án ở St Petersburg (Nga) đã tịch thu tài sản trị giá hơn 700 triệu Euro thuộc về ba ngân hàng phương Tây (UniCredit, Deutsche Bank và Commerzbank), theo Financial Times.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nâng tầm quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ

Nâng tầm quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ

(CLO) Chuyến thăm và làm việc diễn ra từ ngày 11-19/5/2024 của Tổng cục Hải quan Việt Nam và Hải quan Mỹ đã mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ của hải quan hai nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu đang gián tiếp nhập khẩu các sản phẩm dầu Nga thông qua Thổ Nhĩ Kỳ

Châu Âu đang gián tiếp nhập khẩu các sản phẩm dầu Nga thông qua Thổ Nhĩ Kỳ

(CLO) Theo báo cáo gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) và Trung tâm Nghiên cứu Dân chủ (CSD), Liên minh châu Âu (EU) đã nhập khẩu 3 tỷ euro sản phẩm dầu từ các cảng của Thổ Nhĩ Kỳ, chủ yếu xử lý các sản phẩm dầu của Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp