Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dự báo sẽ giảm mạnh trong năm 2022

Thứ sáu, 24/12/2021 07:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Vừa qua, ngân hàng Thế giới đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm nay và năm tới, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải đối mặt với những thách thức đến từ biến thể Omicron mới đến sự suy thoái nghiêm trọng trong lĩnh vực bất động sản.

Ngân hàng hiện dự kiến GDP của Trung Quốc sẽ tăng 8% vào năm 2021 so với một năm trước - thấp hơn so với các dự báo trước đó của họ. (Vào tháng 10, Ngân hàng Thế giới dự kiến Trung Quốc sẽ tăng trưởng 8,1% trong năm nay. Vào tháng 6, Ngân hàng dự kiến tăng trưởng 8,5%).

tang truong kinh te cua trung quoc du bao se giam manh trong nam 2022 hinh 1

Các đợt bùng phát Covid trong nước đã quay trở lại, bao gồm cả những đợt bùng phát liên quan đến biến thể Omicron, có thể dẫn đến các hạn chế giãn cách trên diện rộng và lâu dài hơn và gây ra những gián đoạn hơn nữa cho hoạt động kinh tế. Ảnh: Getty Images.

Đồng thời, Ngân hàng thế giới cũng đã cắt giảm dự báo năm 2022 từ 5,4% xuống 5,1%, đánh dấu tốc độ tăng trưởng chậm thứ hai của Trung Quốc kể từ năm 1990 - khi nền kinh tế nước này tăng 3,9% sau các lệnh trừng phạt quốc tế liên quan đến vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 2,2% vào năm 2020.

Ngân hàng Thế giới cho biết hôm thứ 4 trong báo cáo mới nhất về nền kinh tế Trung Quốc rằng: “Rủi ro suy giảm đối với triển vọng kinh tế Trung Quốc đã tăng lên.”

Ngân hàng cho hay, các đợt bùng phát Covid trong nước đã quay trở lại, bao gồm cả những đợt bùng phát liên quan đến biến thể Omicron, có thể dẫn đến các hạn chế giãn cách trên diện rộng và lâu dài hơn và gây ra những gián đoạn hơn nữa cho hoạt động kinh tế.

Ngoài ra, ngân hàng chú ý thêm rằng: “một sự suy thoái nghiêm trọng và kéo dài trong lĩnh vực bất động sản có đòn bẩy tài chính cao có thể gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế của quốc gia này.”

Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất đạt mức tăng trưởng kỷ lục vào năm 2020, nhưng năm nay nước này đã phải đối mặt với rất nhiều mối đe dọa đối với những thách thức rộng lớn hơn, bao gồm các hạn chế liên quan đến đại dịch, cuộc khủng hoảng điện năng và một cuộc siết chặt quản lý chưa từng có đối với các doanh nghiệp tư nhân.

Một cuộc siết chặt các quy định liên quan đến quản lý doanh nghiệp kéo dài một năm đối với công nghệ, giáo dục và giải trí đã ảnh hưởng đến cổ phiếu. Nó cũng gây ra tình trạng sa thải nhân viên rất lớn ở nhiều công ty, gây áp lực cho lĩnh vực việc làm ngay cả khi ngành này đang cố gắng phục hồi sau đại dịch.

Các quy định bổ sung đối với các công ty bất động sản bắt đầu từ năm ngoái đã làm tăng thêm nỗi đau cho các chủ đầu tư lớn, những người vốn đã gánh quá nhiều nợ. Bất động sản - chiếm gần 1/3 GDP của Trung Quốc - hiện đang trong đà lao dốc ngày càng nghiêm trọng, với các đối thủ lớn trên bờ vực sụp đổ.

Những cơn đau đầu về kinh tế ngày càng gia tăng đã khiến Bắc Kinh phải xem xét lại cách tiếp cận chính sách của mình. Trong cuộc họp kinh tế quan trọng hồi đầu tháng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các lãnh đạo cấp cao khác đã đánh dấu “ổn định” là ưu tiên hàng đầu của họ cho năm 2022. Đó là một mục tiêu lớn so với cuộc họp năm ngoái.

Các nhà chức trách kể từ đó đã tăng cường nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế - Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hôm thứ 2 vừa qua đã cắt giảm lãi suất chính lần đầu tiên trong vòng 20 tháng, với hy vọng giảm chi phí đi vay cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích chi tiêu và đầu tư của người tiêu dùng.

Tuần trước, ngân hàng trung ương cũng đã hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với hầu hết các ngân hàng xuống nửa điểm phần trăm. Động thái đó dự kiến sẽ giải phóng khoảng 1,2 nghìn tỷ nhân dân tệ (188 tỷ USD) cho các khoản vay kinh doanh và hộ gia đình.

Ngân hàng thế giới nói rằng: “Để đạt được tăng trưởng có chất lượng trong trung hạn, Trung Quốc sẽ cần phải tái cân bằng nền kinh tế của mình trên nhiều khía cạnh.

Điều đó bao gồm các nỗ lực biến Trung Quốc trở thành nền kinh tế dựa vào tiêu dùng và dịch vụ, để thị trường và khu vực tư nhân - thay vì sự lãnh đạo và điều tiết của nhà nước - đóng một vai trò lớn hơn, và chuyển đổi từ nền kinh tế cao sang nền kinh tế các-bon thấp.

Ibrahim Chowdhury, nhà kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Thế giới cho biết: “những chính sách mới của Trung Quốc đối với thị trường và ngành dịch vụ không chỉ hỗ trợ sự chuyển dịch sang tăng trưởng do khu vực tư nhân dẫn đầu mà còn khuyến khích tái cân bằng hướng tới các dịch vụ giá trị cao hơn.”

Để hỗ trợ tái cân bằng, ngân hàng đề nghị Trung Quốc tiến hành cải cách tài khóa để tạo ra một hệ thống thuế tiến bộ hơn và tăng cường mạng lưới an toàn xã hội, khuyến khích sử dụng rộng rãi hơn việc định giá các-bon và thúc đẩy sự phát triển của các công cụ tài chính xanh.

Huy Hoàng (Theo CNN)

Bình Luận

Tin khác

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô