Tạo động lực để giáo viên tự thân có nhu cầu đổi mới

Thứ bảy, 19/09/2020 11:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Năm học 2020-2021 với Giáo dục Trung học là năm “bản lề” để chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới (CT GDPT) cho lớp 6 từ năm học 2021-2022.

Khi nói về phương hướng, nhiệm vụ năm học 2020-2021 của Giáo dục Trung học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành cho rằng, bậc học tiếp tục triển khai 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản của toàn ngành và tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm riêng.

Trong đó, giáo dục trung học chú trọng phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Bậc học sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chương trình giáo dục trung học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; tích cực chuẩn bị triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.

Năm học 2020 - 2021 là năm học bản lề, chuẩn bị mọi điều kiện cho thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới (ảnh nguồn internet).

Năm học 2020 - 2021 là năm học bản lề, chuẩn bị mọi điều kiện cho thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới (ảnh nguồn internet).

Việc đổi mới quản lý và công tác thi đua, khen thưởng trong giáo dục trung học cũng là một nhiệm vụ bậc học này chú trọng thực hiện trong năm học 2020-2021.

Các văn bản, hướng dẫn chỉ đạo mới được ban hành liên quan đến giáo dục trung học, như: Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông;

Điều lệ trường THCS và THPT; Quy định việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông;

Công văn về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học... cũng được lãnh đạo Vụ Giáo dục Trung học triển khai làm rõ và giải đáp các băn khoăn của đại diện 63 Sở GD&ĐT.

Điều này giúp công tác chỉ đạo và thực hiện của các địa phương được hiệu quả, chính xác.

Năm học 2020-2021 là một năm đặc biệt quan trọng của giáo dục trung học khi chuẩn bị triển khai CT GDPT mới đối với lớp 6 từ năm học 2021-2022, đồng thời tiếp tục thực hiện hiệu quả CT GDPT hiện hành theo định hướng tiếp cận giáo dục phẩm chất, năng lực cho người học.

Nhấn mạnh về nhiệm vụ năm học 2020 -2021, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đặc biệt lưu ý giáo dục trung học cần thực hiện tốt ở năm học 2020-2021, nhiệm vụ đầu tiên là chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai CT GDPT mới.

Việc chuẩn bị SGK, tài liệu giáo dục địa phương và chuẩn bị đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý cần được quan tâm thực hiện tốt.

Các nhà trường lựa chọn, bố trí giáo viên dạy lớp 6 là người có năng lực, tinh thần trách nhiệm và được bồi dưỡng chu đáo. Đây là đối tượng phải đặc biệt ưu tiên bồi dưỡng năm nay.

"Đối với việc thiếu giáo viên, hiện nay đã có cơ chế cho phép tuyển hợp đồng chuyên môn, tạo điều kiện cho cơ sở giáo dục chuẩn bị đủ về số lượng đội ngũ, đảm bảo thực hiện hiện quả chương trình giáo dục” - Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.

Song song với chuẩn bị CT mới, Thứ trưởng đề nghị giáo dục trung học tiếp tục thực hiện hiệu quả CT GDPT hiện hành theo hướng tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.

Theo đó, các nhà trường cần triển khai tốt công văn số 4612 với các nội dung quan trọng, như: Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường;

Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá;

Tăng cường chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học, giáo dục.

Với nhiệm vụ giáo dục STEM, căn cứ vào văn bản hướng dẫn mới được Bộ GD&ĐT công bố, các nhà trường có thể áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức, đảm bảo phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường và đáp ứng hiệu quả, chất lượng giáo dục.

Việc chuẩn hóa đội ngũ GV/CBQLGD trung học được Thứ trưởng đặc biệt nhấn mạnh rằng, các địa phương cần xây dựng và thực hiện kế hoạch tổng thể lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên THCS theo  Nghị định số 71/2020/NĐ-CP của Chính phủ...

Tạo động lực để GV/CBQLGD có nhu cầu bồi dưỡng tự thân, động lực để làm việc tốt.

Bộ GD&ĐT đã có các quy định về việc giảm áp lực sổ sách và nhiệm vụ hành chính cho giáo viên.

Đề nghị các Sở GD&ĐT thực hiện nghiêm túc chỉ đạo này để giáo viên được tập trung làm tốt nhiệm vụ chuyên môn.

Để giáo viên được chủ động, sáng tạo, tích cực đổi mới dạy học thì việc quản lý của Hiệu trưởng nhà trường cũng cần linh động, đổi mới.

Nếu Hiệu trưởng chuyển từ quản lý nhà trường theo hướng mệnh lệnh sang tạo môi trường đổi mới, sáng tạo, quản lý theo chất lượng và hiệu quả công việc, thì đây sẽ là điều kiện thuận lợi để giáo viên làm tốt các nhiệm vụ của mình.

Bên cạnh những yêu cầu trên, việc tăng cường phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học cần chú trọng triển khai.

Trinh Phúc

Tin khác

Các trường quân đội áp dụng thêm hai phương thức tuyển sinh mới

Các trường quân đội áp dụng thêm hai phương thức tuyển sinh mới

(CLO) Năm 2024, các trường quân đội có một số đổi mới trong tuyển sinh. Trong đó, thí sinh có thêm hai phương thức xét tuyển khi đăng ký dự tuyển.

Giáo dục
Huyện Chư Pưh (Gia Lai) tích cực nâng cao kỹ năng sống cho học sinh

Huyện Chư Pưh (Gia Lai) tích cực nâng cao kỹ năng sống cho học sinh

(CLO) Để hạn chế các tai nạn thương tích xảy ra với học sinh, thời gian qua ngành Giáo dục huyện Chư Pưh đã tích cực phối hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tăng cường các kỹ năng sống, những hoạt động này được các em và phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng.

Giáo dục
Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

(CLO) Quá trình đăng ký dự thi, các thí sinh cần điền đủ thông tin nhằm đảm bảo quyền lợi khi tham dự thi tốt nghiệp THPT 2024.

Giáo dục
Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục