Tạo sinh kế ổn định lâu dài để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN Phú Thọ

Thứ tư, 06/12/2023 21:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thực sự phát huy hiệu quả giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Phú Thọ.

Để hiểu rõ hơn về kết quả sau gần 3 năm thực hiện Chương trình, báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với ông Cầm Hà Chung, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ.

+ Sau gần 3 năm Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 được đi vào thực thi tại địa phương và bước đầu đã thu được những kết quả nhất định. Những kết quả tích cực ấy là gì, thưa ông?

- Ông Cầm Hà Chung: Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Phú Thọ được phân bổ hơn 1.177 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương trên 962 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 215 tỷ đồng để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Sau gần 3 năm triển khai, đến nay Chương trình đã giải ngân gần 332 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển gần 299 tỷ đồng; vốn sự nghiệp trên 32,6 tỷ đồng). 

tao sinh ke on dinh lau dai de thuc day phat trien kinh te  xa hoi vung dong bao dttsmn phu tho hinh 1

Trưởng ban Cầm Hà Chung cùng đoàn của UBDT do ông Hầu A Lềnh - Bộ Trưởng, Chủ nhiệm UBDT làm Trưởng đoàn đi kiểm tra, giám sát Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Tỉnh Phú Thọ bước đầu đã thu được những kết quả tích cực, thể hiện ở những mục tiêu, chỉ tiêu đạt, vượt, có những mục tiêu đã hoàn thành trước cả khi kết thúc giai đoạn, cụ thể như sau:

Tỷ lệ số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố đạt 100% (hoàn thành so với kế hoạch giai đoạn); Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện hợp pháp khác 99,73% (mục tiêu giai đoạn 100%);

Tỷ lệ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 96,2% (kế hoạch đạt 96,8%); Tỷ lệ đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh  95,4% (kế hoạch giai đoạn 100%);

Tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi đến trường 100% (hoàn thành so với kế hoạch giai đoạn); Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi tiểu học đến trường 100% (kế hoạch giai đoạn 99,2%, vượt so với kế hoạch); Tỷ lệ học sinh học trung học cơ sở 98,5% (đạt so với kế hoạch đề ra); Tỷ lệ học sinh học trung học phổ thông 71% (kế hoạch giai đoạn 72%);

Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông 99,3% (kế hoạch giai đoạn 99,4%); Tỷ lệ người lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề 48,5% (Kế hoạch giai đoạn 52%); Tỷ lệ đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế 94,6% (kế hoạch giai đoạn 98%); Tỷ lệ phụ nữ có thai được phổ biến kiến thức, khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế 99,2% (kế hoạch giai đoạn 80%, vượt so với kế hoạch);

Tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng 100% (đạt so với kế hoạch).

+ Ông có thể chia sẻ một số kinh nghiệm từ việc triển khai chương trình tại địa phương những năm qua?

-Ông Cầm Hà Chung: Từ thực tiễn triển khai Chương trình tại địa phương những năm qua, chúng tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm.

Thứ nhất, chúng tôi nhận thấy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng. Chúng ta đã biết đây là Chương trình mới, hệ thống văn bản, cơ chế hướng dẫn liên quan đến trách nhiệm của rất nhiều các bộ, ngành Trung ương, mỗi dự án, tiểu dự án lại do bộ, ngành khác nhau hướng dẫn, đến địa phương, cơ chế vận hành cũng tương tự như vậy. Do vậy, nếu cấp ủy và lãnh đạo chính quyền không có sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt, chỉ đạo sát sao thì không thể triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình.

tao sinh ke on dinh lau dai de thuc day phat trien kinh te  xa hoi vung dong bao dttsmn phu tho hinh 2

Thứ hai, vai trò của cơ quan chủ trì Chương trình. Với vai trò là đầu mối tham mưu chính với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và là bộ phận phụ trách kết nối giữa các chủ dự án, tiểu dự án thành phần. Cơ quan chủ trì cần phát huy tính chủ động, sáng tạo, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, đồng thời là đầu mối tổng hợp những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, khó khăn vướng mắc trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. Kịp thời tham mưu hoặc ban hành các văn bản triển khai, hướng dẫn tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án đến nay, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành có liên quan đã ban hành trên 68 đầu văn bản, cơ bản đã hoàn thiện đủ hành lang pháp lý để các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện.

Thứ ba, vai trò của đội ngũ cán bộ triển khai Chương trình các cấp. Đây là khâu then chốt, đảm bảo Chương trình được triển khai đúng, trúng địa bàn, đối tượng và mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Để làm tốt được điều đó, đội ngũ cán bộ triển khai Chương trình các cấp cần nắm chắc chủ trương, quan điểm, đặc biệt là cơ chế hướng dẫn; phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công tác để có thể áp dụng vào thực tiễn triển khai. Đồng thời, cán bộ cũng phải là người nắm địa bàn, hiểu phong tục tập quán, nếp nghĩ, cách làm việc của người dân để có cách thức triển khai Chương trình hiệu quả.

Thứ tư, vai trò của cộng đồng trong giám sát và trực tiếp tham gia thực hiện Chương trình. Cộng đồng là đối tượng trực tiếp thực hiện Chương trình, cũng là đối tượng thụ hưởng. Do vậy, vai trò của cộng đồng hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định thành công của Chương trình.

+ Để giúp đồng bào dân tộc thiểu số miền núi xoá đói giảm nghèo, từ thực tiễn tại địa phương, đâu là điểm mấu chốt cần tập trung, đó phải chăng là những giải pháp thiết thực như hỗ trợ trực tiếp về nhà ở, chuyển đổi nghề, đào tạo nghề, phát triển sản xuất, khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, giải quyết đất ở, nhà ở, đất sản xuất?

- Ông Cầm Hà Chung: Chúng tôi nhận thấy bên cạnh các nội dung hỗ trợ trực tiếp, đảm bảo cho bà con an cư, thì vấn đề tạo sinh kế ổn định lâu dài hết sức quan trọng. Do vậy, đối với đồng bào, cần tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ, đó là hỗ trợ từ nhu cầu căn cơ đến các hình thức hỗ trợ để người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng.

tao sinh ke on dinh lau dai de thuc day phat trien kinh te  xa hoi vung dong bao dttsmn phu tho hinh 3

Hợp tác xã chè an toàn xã Long Cốc, huyện Tân Sơn có 15 hộ tham gia sản xuất trên diện tích hơn 35 ha, đạt doanh thu 2,2 tỷ đồng/năm. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN

+ Xin cảm ơn ông!

Minh Thiên (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

Quảng Ninh: Tổ chức xét xử vụ đánh bạc 'khủng' tại tòa nhà Royal Casino thành phố Hạ Long

Quảng Ninh: Tổ chức xét xử vụ đánh bạc "khủng" tại tòa nhà Royal Casino thành phố Hạ Long

(CLO) Sau thời gian xét xử và nghị án, TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án đối với 68 bị cáo liên quan đến vụ án Tổ chức đánh bạc, gá bạc và đánh bạc xảy ra tòa nhà Royal Casino thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Đời sống
Hoạt động cấp nước một số nơi tại TP HCM sẽ bị ảnh hưởng trong cuối tuần này

Hoạt động cấp nước một số nơi tại TP HCM sẽ bị ảnh hưởng trong cuối tuần này

(CLO) Theo Sawaco, việc cấp nước trên địa bàn TP HCM sẽ bị chậm hơn do hoạt động ngưng cấp nước một phần để sửa chữa sự cố.

Đời sống
Dự báo thời tiết 18/5/2024: Cả nước trời nắng nóng

Dự báo thời tiết 18/5/2024: Cả nước trời nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 18/5/2024, Nam Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng trên 35 độ C.

Đời sống
Huyện Thanh Trì (Hà Nội): Xuất hiện dự án xây dựng có dấu hiệu trái phép trên đất nông nghiệp

Huyện Thanh Trì (Hà Nội): Xuất hiện dự án xây dựng có dấu hiệu trái phép trên đất nông nghiệp

(CLO) Mặc dù chưa được cấp phép, tuy nhiên ông Chử Mạnh Hoàng tại thôn Tranh Khúc, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì vẫn ngang nhiên tự ý chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp do UBND xã Duyên Hà quản lý sang đất phi nông nghiệp khiến dư luận bức xúc.

Đời sống
35 phóng viên, biên tập viên tham gia khoá bồi dưỡng “Kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương”

35 phóng viên, biên tập viên tham gia khoá bồi dưỡng “Kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương”

(CLO) Ngày 17/5, tại Hà Hội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức khóa bồi dưỡng "Kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương" cho 35 học viên là phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí.

Đời sống