Tạo thuận lợi với hàng quá cảnh, trung chuyển

Thứ sáu, 11/08/2017 10:20 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các quy định hiện nay chưa thực sự phân định rõ ràng giữa hàng hóa quá cảnh và hàng hóa trung chuyển trong công tác quản lý hải quan, nên có thể dẫn đến thực hiện không thống nhất trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng trung chuyển, quá cảnh; mặt khác, Luật Thương mại cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng chưa quy định cụ thể hoạt động trung chuyển.

Hoạt động quá cảnh trong thời gia qua chủ yếu phát sinh tại Cục Hải quan TP.HCM, Tây Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu… hàng hóa quá cảnh tập trung vào các mặt hàng gồm: Gỗ nguyên liệu, thuốc lá, quặng sắt, quặng đồng, nhựa phế liệu tái chế, máy tính xách tay, điện thoại Iphone, linh kiện điện tử, sắt thép, phân bón, bông sợi, vải, gạch men, thuốc tân dược… Quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng quá cảnh, cơ quan Hải quan đã phát hiện một số vụ việc vi phạm. Tại Cục Hải quan TP.HCM từ năm 2014 đến đầu năm 2017 phát hiện 12 vụ vi phạm; Cục Hải quan Bình Phước phát hiện 1 vụ vi phạm; Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu phát hiện 3 vụ vi phạm.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Dương Thái, việc sửa quy định về hàng trung chuyển, quá cảnh là yêu cầu của thực tế và cũng là chỉ đạo của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động giao thương quốc tế, tuy nhiên, sẽ có những quy định nhằm bịt những lỗ hổng hiện nay trong quản lý đối với hoạt động này. Nhất là các quy định hiện nay chưa thực sự phân định rõ ràng giữa hàng hóa quá cảnh và hàng hóa trung chuyển trong công tác quản lý hải quan, nên có thể dẫn đến thực hiện không thống nhất trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng trung chuyển, quá cảnh; mặt khác, Luật Thương mại cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng chưa quy định cụ thể hoạt động trung chuyển.

Báo Công luận

Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, cần thiết phải quy định cụ thể, phân biệt rõ hàng hóa quá cảnh, hàng hóa trung chuyển để đảm bảo đúng bản chất của hàng quá cảnh, trung chuyển cũng như đảm bảo công tác quản lý đối với loại hàng hóa và thuận lợi trong quá trình thực hiện. Dự kiến, Tổng cục Hải quan sẽ quy định cụ thể về khái niệm: Hàng hóa trung chuyển là hàng hóa được vận chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam để đưa vào khu vực trung chuyển tại cảng biển sau đó được đưa ra nước ngoài từ chính cảng này hoặc được vận chuyển bằng đường thủy nội địa, đường biển đến khu vực trung chuyển tại cảng biển khác để đưa ra nước ngoài. Hàng hóa trung chuyển được đưa toàn bộ ra nước ngoài một lần hoặc nhiều lần. Cảng biển được thực hiện trung chuyển hàng hóa là cảng biển loại IA và cảng TP.Hồ Chí Minh. Theo đó, các hàng hóa vận chuyển từ nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam để đến nước khác thực hiện theo quy định đối với hàng quá cảnh.

Liên quan đến chính sách mặt hàng, đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan cũng cho biết, việc thực hiện đang gặp vướng do quy định chưa rõ ràng. Tại Điều 40 Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định về chính sách mặt hàng quá cảnh, tuy nhiên Nghị định này không loại trừ hàng trung chuyển. Do vậy, căn cứ quy định tại Điều 241 Luật Thương mại thì hàng trung chuyển cũng bị điều chỉnh bởi Điều 40 Nghị định 187/2013/NĐ-CP. Ngoài ra, đối với hàng trung chuyển hiện tại Thông tư liên tịch 08/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT quy định hàng hóa cấm trung chuyển tại cảng biển của Việt Nam gồm: Các loại vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự; các loại ma túy; chất thải nguyên tử và các loại hóa chất độc thuộc Danh mục hóa chất độc hại cấm XK, NK theo quy định của pháp luật Việt Nam. Như vậy, căn cứ các quy định trên, ngoài các hàng hóa không được trung chuyển theo quy định tại Thông tư 08/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT thì đối với hàng hóa trung chuyển thuộc danh mục mặt hàng quy định tại khoản 3 Điều 40 Nghị định 187/2013/NĐ-CP phải có giấy phép của Bộ Công Thương.

Tuy nhiên, trên thực tế có sự khác biệt về bản chất giữa hàng trung chuyển và hàng quá cảnh. Hàng hóa quá cảnh là hàng hóa của chủ hàng nước ngoài ký hợp đồng với DN logicstic để DN logicstic thực hiện vận chuyển hàng hóa trong lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng phải cấp giấy phép quá cảnh theo quy định tại Điều 40 Nghị định 187/2013/NĐ-CP thì Bộ Công Thương sẽ thực hiện cấp phép trên cơ sở đề nghị của chủ hàng nước ngoài. Ngoài ra, hàng hóa quá cảnh thực hiện theo các Hiệp định song phương hoặc đa phương giữa Việt Nam và các nước. Hàng hóa trung chuyển là do hãng vận chuyển vận chuyển hàng hóa do chủ hàng nước ngoài, hãng vận chuyển đưa hàng hóa đến Việt Nam và lưu giữ tại các khu vực trung chuyển thuộc cảng biển, sau đó tiếp tục vận chuyển ra nước ngoài hoặc vận chuyển đến một cảng khác để vận chuyển ra nước ngoài. Việc trung chuyển hàng hóa này trên cơ sở kế hoạch kinh doanh, khai thác tàu của hãng vận chuyển (hàng trung chuyển đưa đưa vào, đưa ra tại các cảng biển). Do vậy, theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, để đảm bảo đúng bản chất của từng loại hàng, dự kiến sẽ quy định về chính sách quản lý đối với từng loại trung chuyển, quá cảnh tại nghị định này.

Hoàng Quân

 

Tin khác

Dòng kiều hối sẽ 'chảy' vào phân khúc nào trong thị trường bất động sản?

Dòng kiều hối sẽ 'chảy' vào phân khúc nào trong thị trường bất động sản?

(CLO) Thị trường bất động sản hồi phục kéo theo các dòng vốn lớn bắt đầu quay trở lại. Trong đó, dòng vốn từ kiều hối được kỳ vọng sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường trong thời gian tới.

Bất động sản
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Nigeria và Ấn Độ quyết định sử dụng nội tệ trong thương mại

Nigeria và Ấn Độ quyết định sử dụng nội tệ trong thương mại

(CLO) Ấn Độ và Nigeria có thể sẽ sớm hoàn tất thỏa thuận về giải quyết nợ và thanh toán bằng nội tệ, với mục đích tăng cường hơn nữa mối quan hệ kinh tế song phương, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

(CLO) CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (IPA) đã thông qua kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào cuối tháng 5.

Tài chính - Bảo hiểm