Tập đoàn dệt may Việt Nam: Lá cờ đầu trong ngành may mặc

Thứ năm, 25/06/2015 12:34 PM - 0 Trả lời

Tại Việt Nam, tình hình kinh tế trong nước 6 tháng đầu năm 2015 có dấu hiệu khả quan. Kinh tế nước ta đang có những chuyển biến tích cực. Doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo đà để đón đầu hội nhập, nguồn vốn FDI giải ngân tăng cao hơn số vốn đăng ký mới và đặc biệt là kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát.

(Congluan.vn) Tại Việt Nam, tình hình kinh tế trong nước 6 tháng đầu năm 2015 có dấu hiệu khả quan. Kinh tế nước ta đang có những chuyển biến tích cực. Doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo đà để đón đầu hội nhập, nguồn vốn FDI giải ngân tăng cao hơn số vốn đăng ký mới và đặc biệt là kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát.

Dệt may thế giới và Việt Nam 6 tháng đầu năm 2015. 

Sáu tháng đầu năm, kinh tế thế giới đang hồi phục nhẹ, cụ thể: Nền kinh tế Mỹ có nhiều chỉ tiêu tăng trở lại trong tháng 4 và 5 như tiêu dùng tăng, đầu tư nhà ở khả quan, thị trường việc làm được cải thiện và lạm phát thấp. Kinh tế EU cũng đã tăng trưởng dương trở lại trong quý I tuy nhiên sự phục hồi này chưa thực sự rõ ràng. Kinh tế Nhật Bản cũng đang trên đà đi lên sau đợt tăng thuế tiêu dùng vào năm ngoáigây áp lực cho nhiều ngành kinh tế của quốc gia này. GDP của Nhật Bản trong quý 1/2015 tăng 1% so với quý 4/2014, cao hơn mức mức dự báo 0,6% trước đó. Trong khi đó, tại Hàn Quốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm. Chính phủ nước này đang xem xét các giải pháp kích thích tăng trưởng kinh tế.

 

[caption id="attachment_22272" align="aligncenter" width="600"]Ông Lê Tiến Trường Thành Viên HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam trả lời Báo chí. Ông Lê Tiến Trường Thành Viên HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam trả lời Báo chí.[/caption]
TT Thị trường 6T/2014 (triệu USD) Ước 6T/2015 (triệu USD) So sánh cùng kỳ 2015/2014 (%)
1 Mỹ 53.503 55.738 4,18%
2 EU 131.605 118.788 -9,74%
3 Nhật Bản 18.094 16.671 -7,86%
4 Hàn Quốc 6.265 6.339 1,18%
5 Khác 92.629 86.158 -6,99%
6 Tổng 302.096 283.694 -6,09%

Tình hình xuất khẩu của ngành Dệt May Việt Nam.

Trong 6 tháng đầu năm 2015, KNXK Dệt May Việt Nam tiếp tục duy trì mức tăng trưởng 2 con số, đạt 12,18 tỷ USD, tăng 10,26% so với cùng kỳ 2014. Trong đó, thị trường Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm 42% so với tổng KNXK Dệt May, ước đạt 5,18 tỷ USD, tăng 11,01% so với cùng kỳ 2014.

Xuất khẩu Dệt May Việt Nam sang EU (EU-28 nước) trong 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 1,45 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ. Trong đó, các mặt hàng áo suit nam/nữ, áo khóa nam/nữ, sơ mi nam, quần áo trẻ em… tăng trưởng tốt, hàng Dệt May Việt Nam đi EU tăng trưởng nhanh và ổn định trong vài năm trở lại đây.

Đối với 2 thị trường Châu Á Nhật Bản và Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu Dệt May Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2015 đạt 1,3 tỷ USD và 948 triệu USD,  lần lượt tăng 7,3% và 8,33% so với cùng kỳ 2014. Tại 2 thị trường này, Việt Nam vẫn là nhà xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 sau Trung Quốc và vẫn đang tiếp tục mở rộng thị phần.

TT Thị trường 6T/2014 (triệu USD) 6T/2015 (triệu USD) So sánh cùng kỳ 2015/2014 (%)
1 Mỹ 4.666 5.180 11,01%
2 EU 1.340 1.450 8,20%
3 Nhật Bản 1.216 1.305 7,30%
4 Hàn Quốc 875 948 8,33%
5 Khác 2.953 3.302 11,81%
6 Tổng 11.051 12.185 10,26%

Kết quả SXKD 6 tháng đầu năm 2015 của toàn Tập đoàn dệt may Việt Nam.

Các chỉ tiêu chính:

  • Doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt241 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ
  • Kim ngạch xuất khẩu ước đạt1,7tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ
  • Kim ngạch nhập khẩu ước đạt612,6triệu USD, tăng 2,6% so với cùng kỳ
  • Lợi nhuận tăng 6% so với cùng kỳ
  • Thu nhập bình quân đạt 008.313 VNĐ/người/tháng, tăng 9% so với cùng kỳ

Một số đơn vị có kết quả sản xuất kinh doanh tốt trong 6 tháng qua:

Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ, Tổng Công ty CP May Việt Tiến, Tổng Công ty CP Phong Phú, Tổng Công ty May 10-CTCP, Tổng Công ty Đức Giang-CTCP, Tổng Công ty May Hưng yên-CTCP, Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội, Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân, Công ty CP Dệt May Huế …

Công tác đầu tư:

Tập đoàn chú trọng đẩy nhanh tiến độ dự án trên các lĩnh vực cốt lõi (Sợi, Dệt nhuộm, May, phân phối) theo chiến lược tăng giá trị, theo định hướng ODM và đáp ứng yêu cầu các Hiệp định Thương mại tự do. Cụ thể:

  • Dự án Nhà Máy Sợi Nam Định - KCN Hòa Xã – Nam Định: Quy mô: 2,16 vạn cọc sợi. Dự kiến hoàn thành tháng 4/2016
  • Dự án Nhà Máy Sợi Phú Cường - Đồng Nai: Quy mô 3 vạn cọc sợi, dự kiến hoàn thành tháng 4/2016;
  • Dự án Nhà Máy May Kiên Giang - Kiên Giang: Đã hoàn thành công tác xây dựng với quy mô: 20 chuyền may, 6 triệu sp/năm. Đã được đưa vào vận hành 5 chuyền may/tổng số 20 chuyền may, tuyển dụng trên 500 lao động. Dự kiến đến tháng 10/2015 sẽ hoạt động đủ 20 chuyền may.
  • Dự án Sản xuất vải Yarndyed tại Long An : Quy mô 10 triệu mét/năm, dự kiến hoàn thành tháng 9/2015.
  • Dự án Nhà Máy Sợi Phú Hưng – lắp đặt thiết bị đợt 2: Quy mô 2,16 vạn cọc sợi, đã đưa vào hoạt động giai đoạn 1 với quy mô 1,44 vạn cọc từ tháng 8/2014.
  • Dự án Khu liên hợp Sợi - Dệt - Nhuộm - May tại huyện Quế Sơn, Quảng Nam: Đây là chuỗi khép kín từ khâu Sợi cho đến May, bao gồm: Nhà máy kéo Sợi qui mô 3 vạn cọc, sản lượng trên 5000 tấn sợi/năm; Nhà máy Dệt – Nhuộm vải dệt kim quy mô 6.000 tấn vải dệt nhuộm/năm; Nhà máy May sản phẩm Dệt kim quy mô 10 triệu sản phẩm/ năm; Nhà máy xử lý nước cấp công suât 5.000 m3/ngày đêm và trung tâm xử lý nước thải Dệt nhuộm công suất 3.000 m3/ngày đêm đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
  • Dự án Nhà máy May Bạc Liêu: Quy mô 6 triệu sp/năm, dự kiến hoàn thành trong quý 2/2016.
  • Dự án Nhà máy May Cần Thơ.: Quy mô 6 triệu sp/năm, dự kiến hoàn thành trong quý 2/2016.
vinatextaysonchuan

                                Một số chuỗi siêu thị lớn của Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Ngoài ra, các dự án của Tập đoàn đã được phê duyệt chủ trương: Dự án nhà máy dệt tại KCN Hòa Khánh- Đà Nẵng và Dự án nhà máy may tại tỉnh Quảng Bình.

Hoạt động CPH và tái cấu trúc:

Tập đoàn đã tích cực thực hiện và đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp do Chính phủ phê duyệt, đến nay đã thoái xong hơn 90% lượng vốn cần thoái, bảo toàn vốn nhà nước, có lãi trên 100 tỉ đồng.

Tiếp tục sắp xếp lại doanh nghiệp, tiến hành dịch chuyển vốn đầu tư theo mục tiêu hiệu quả về đồng vốn, về quản lý, nhất là trong liên kết hình thành chuỗi sản xuất theo hướng ODM.  Mối quan hệ giữa Tập đoàn và các Công ty đã thể hiện sự gắn kết chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn.

Từ cuối tháng 1/2015, Tập đoàn Dệt May Việt Nam chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần và đã được ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận trở thành công ty đại chúng từ ngày 19/5/2015. Tập đoàn đang tiến hành nộp hồ sơ lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực:

Tập đoàn tổ chức khai giảng 03 lớp đào tạo Giám đốc Xí nghiệp thành viên Khóa II tại Hà Nội,TP.HCM và Đà Nẵng. Tổng số học viên của khóa II là 69 người.

Với quyết định số 769/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trường Cao Đẳng Công nghiệp-Dệt May Thời trang Hà Nội chính thức được nâng cấp thành Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội.

Tập đoàn phối hợp với các trường hoàn thiện chương trình đào tạo cán bộ mặt hàng (merchandiser), QC, bảo trì…để chuẩn bị thông báo tuyển sinh năm học mới.Số lượng sinh viên có mặt tính đến thời điểm 30/6/2015 là 27.436 học sinh - sinh viên.

 Công tác khác:

Các đảng bộ cơ sở tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ các cấp hướng đến Đại hội Đại biểu Đảng bộ toàn Tập đoàn và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Tập đoàn tham gia ủng hộ công tác an sinh xã hội; chăm lo đời sống cho người lao động; phát động phong trào thi đua yêu nước, Hội thi thợ giỏi hướng đến đại hội thi đua yêu nước Tập đoàn vào tháng 7 năm 2015 tiến tới đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX.

Tập đoàn và các doanh nghiệp tham gia tài trợ trang phục biểu diễn cho đoàn thể thao Việt Nam tham dự Seagames 28 và tài trợ cho các Liên đoàn thể thao như Liên đoàn Vovinam; Tổng Công ty Đức Giang tài trợ cho Liên đoàn Điền kinh.

Đắc Nguyên – Hồng Giang.

Tin khác

Bắc Ninh: Hơn 1.100 doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2024

Bắc Ninh: Hơn 1.100 doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2024

(CLO) Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh, trong 4 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có 1.137 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 7,47% so với cùng kỳ năm 2023 với tổng số vốn đăng ký hơn 9.212 tỷ đồng; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 8,1 tỷ đồng.

Kinh tế vĩ mô
Một công ty khác trong hệ sinh thái của 'shark' Thủy bị phạt 95 triệu đồng

Một công ty khác trong hệ sinh thái của "shark" Thủy bị phạt 95 triệu đồng

(CLO) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa có quyết định xử phạt đối với công ty CP Tập đoàn Hạ tầng Giáo dục vì nhiều vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.

Tài chính - Bảo hiểm
Giá vàng SJC tăng chóng mặt, Ngân hàng Nhà nước giảm khối lượng đấu thầu

Giá vàng SJC tăng chóng mặt, Ngân hàng Nhà nước giảm khối lượng đấu thầu

(CLO) 9h30 sáng nay (8/5), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức đấu thầu vàng miếng SJC. Trên thị trường, giá vàng SJC tăng chóng mặt lên mức 87,5 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá lúa mì xuất khẩu của Nga tiếp tục tăng

Giá lúa mì xuất khẩu của Nga tiếp tục tăng

(CLO) Giá xuất khẩu lúa mì của Nga tiếp tục tăng trong tuần trước do điều kiện thời tiết bất ổn khiến dự báo sản lượng trong vụ mùa khó khăn.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU đề xuất phương án mới để khai thác tài sản của Nga

EU đề xuất phương án mới để khai thác tài sản của Nga

(CLO) EU được cho là sẽ cho phép các quốc gia thành viên trung lập từ chối kế hoạch sử dụng doanh thu được tạo ra từ dự trữ bị đóng băng của ngân hàng trung ương Nga để mua vũ khí cho Ukraine và hạn chế cung cấp viện trợ phi quân sự cho nước này.

Thị trường - Doanh nghiệp