Techcombank: GDP Việt Nam năm 2024 có thể tăng 6%

Thứ ba, 23/01/2024 16:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Techcombank dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 6% trong năm 2024 với động lực tăng trưởng chính đến từ một số yếu tố, như đầu tư công, FDI hoặc một số ngành dịch vụ.

Bộ phận phân tích kinh tế và thị trường tài chính Techcombank vừa đưa ra một số dự báo về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2024.

Theo Techcombank, mặc dù tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 đạt 5,05%, xếp vào nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực. Đơn cử, Thái Lan chỉ tăng trương 2,5% trong năm 2023, Malaysia là 4,2%, Indonesia là 4,5%.

techcombank gdp viet nam nam 2024 co the tang 6 hinh 1

GDP Việt Nam năm 2024 có thể tăng 6%. (Ảnh: DM)

Tuy nhiên, con số tăng trưởng 5,05% vẫn không đạt được mục tiêu của Chính phủ, đồng thời là mức tăng trưởng thấp nhất trong 13 năm qua, trừ năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Theo Techcombank, tăng trưởng 2023 nhờ vào các yếu tố, lạm phát tiếp tục được kiểm soát thành công, giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh, vốn nước ngoài (FDI) thực hiện đạt kỷ lục trong vòng 5 năm và tín hiệu hồi phục mạnh mẽ của ngành dịch vụ đóng góp chính bởi khách du lịch quốc tế tăng cao. 

Tuy nhiên, bối cảnh suy yếu của nền kinh tế toàn cầu đã kéo theo tình trạng xuất nhập khẩu tăng trưởng âm, đơn hàng sụt giảm kéo theo trụ cột sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn, tiêu dùng và bất động sản vẫn chưa có nhiều tín hiệu tích cực.

Cũng theo Techcombank, với mức tăng trưởng 5,05% của năm 2023, áp lực cho

2024 là rất lớn khi GDP bình quân 2 năm tới sẽ phải tăng ít nhất 8,5% để đạt được mục tiêu của Chính phủ giai đoạn 2021-2025 là 6,5%/năm.

“Kịch bản này được cho là rất khó xảy ra trong bối cảnh hiện nay và thời gian tới”, báo cáo của Techcombank nhấn mạnh.

Techcombank dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 6% trong năm 2024 với động lực tăng trưởng chính đến từ một số yếu tố.

Thứ nhất đến từ đầu tư công, ngành này tiếp tục tạo tiền đề cho việc thu hút FDI, tạo sự lan tỏa và kích cầu nền kinh tế trong nước trong bối cảnh nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng chậm, ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu. 

Thứ hai, FDI tiếp tục tăng trong bối cảnh kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát cùng với nhiều chính sách ưu đãi về thuế, phí cho doanh nghiệp FDI từ Chính phủ. 

Thứ ba, thương mại dịch vụ phục hồi trong đó bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiếp tục có tín hiệu tích cực nhờ đà tăng trở lại của số lượng khách du lịch quốc tế, đặc biệt là khách đến từ Trung Quốc bắt đầu hồi phục.

Riêng với xuất nhập khẩu, Techcombank dự báo bước sang năm 2024 xuất nhập khẩu sẽ có tín hiệu tích cực hơn, nhờ vào việc các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu âu đang có đà hồi phục, từ đó tác động vào ngành công nghiệp sản xuất.

Thứ nhất, theo S&P Global, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới gần như đã ổn định lại sau khi giảm lần đầu tiên trong vòng 4 trong tháng 11, điều này cho thấy xu hướng đơn đặt hàng sắp tới có thể cải thiện. 

Thứ hai, chỉ số hàng tồn kho trong năm 2023 ở mức cao, nhưng nếu xét theo xu hướng thì trong tháng 12, chỉ số đã giảm 1,3% so với tháng trước, cho thấy số đơn hàng cũng như việc tiêu thụ sản phẩm công nghiệp cũng đang có xu hướng tích cực hơn. 

Do đó, Techcombank dự báo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng trưởng dương ở mức 6-8% cùng với thặng dư thương mại khoảng 13-15 tỷ USD.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

(CLO) Cục Điều tiết điện lực cho rằng, chỉ nên khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản - tự tiêu, không nên khuyến khích (thậm chí nên hạn chế) phát loại điện này vào hệ thống.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô