Tết của những người làm nghề y

Thứ tư, 14/02/2018 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đêm giao thừa thường là lúc cả đại gia đình sum họp, quây quần bên nồi bánh chưng, thắp nén hương cho ông bà tổ tiên, đi hái lộc, ngắm pháo hoa... Tuy nhiên, đối với những người làm nghề y, đó nhiều khi là điều khá… xa xỉ bởi trong thời khắc thiêng liêng ấy, nhiều người trong số họ phải túc trực tại bệnh viện.

Giữa cái rét se lạnh và mưa phùn lất phất của mùa xuân, giữa cái hạnh phúc của trời đất giao hòa, các y, bác sĩ phải luôn căng mình ra với những ca bệnh hiểm nghèo từ tuyến dưới chuyển lên.

Bác sĩ Bùi Phim, Phó khoa Phụ Sản – Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: “Giao thừa năm xưa, khi đó tôi là Bác sĩ mới ra trường, một sản phụ băng huyết sau sinh chuyển từ tuyến dưới lên trong hoàn cảnh nguy kịch. Các thầy, các anh dù rất căng thẳng, mệt mỏi cả ngày nhưng vẫn lao vào cấp cứu cho sản phụ. Sản phụ được bình yên và trả giá là những nụ cười hân hoan của gia đình bên ấm trà ngày mồng một tết và ai cũng mệt mỏi nhưng hạnh phúc tràn đầy”.

Bác sĩ Lê Thị Loan Trinh (khoa Phụ Sản sinh năm 1979) đã có nhiều năm đón giao thừa tại Bệnh viện tâm sự: “Tôi đã có 2 cháu, cháu lớn 9 tuổi, cháu nhỏ 5 tuổi khi biết đêm 30 mình phải trực ở Bệnh viện trước tiên là phải có sự chia sẻ cảm thông từ phía gia đình và bản thân phải yêu nghề. Ngày tết, chúng tôi chia nhau ra thành các ca trực để ai cũng có thể được nghỉ 1,2 hôm Tết nhưng chắc chắn bất cứ ai cũng phải làm vào ngày Tết. Riêng bản thân tôi đã có nhiều năm đón giao thừa tại Bệnh viện rồi. Dù là ngày nghỉ, chúng tôi vẫn làm quần quật, nhiều khi mải mổ đẻ cho bệnh nhân, các anh em ở khoa cũng không rõ đã sang năm mới hay chưa, chỉ khi nào tạm nghỉ ngơi mới biết à đã sang năm mới”.

Báo Công luậnNữ hộ sinh Võ Thị Kim Chi đang chăm sóc cho em bé vừa mới chào đời. 
Nữ hộ sinh Đỗ Thị Ngọc Minh (31 tuổi) chia sẻ: “Chồng tôi làm công an tỉnh Thừa Thiên Huế, vì đặc thù của công việc có nhiều năm cả 2 vợ chồng đều đi trực đêm giao thừa cho nên cứ đến chiều 30 tết phải chạy về quê gửi con cho ông bà ngoại chăm giúp để đi trực. Nhiều khi cũng thấy thương con cái ở nhà, muốn có dịp giao thừa đưa các con đi xem pháo hoa như các gia đình khác nhưng khó quá”. Nói đến đây cô Minh cảm thấy bùi ngùi.

Bác sĩ Lê Minh Toàn, Trưởng khoa Phụ Sản, Bệnh viện Trung ương Huế nhận định: “Những năm trước, vào đêm giao thừa, số sản phụ vào viện không nhiều, phần lớn mọi người cố gắng trì hoãn ở nhà đón giao thừa, khi nào bức bách lắm mới phải vào Bệnh viện. Tuy nhiên, khoảng vài năm gần đây, lượng sản phụ nhập viện trong đêm giao thừa gần như bằng với những ngày bình thường”.

“Vì thế, các bác sĩ trực giao thừa vẫn tất bật suốt đêm, với công việc đỡ sinh, mổ, làm bệnh án, thực hiện các thủ thuật,… Sáng mồng 1, về đến nhà, người mệt đừ nhưng vẫn vui. Vui và hạnh phúc vì bác sĩ sản là người đón công dân đầu tiên của năm mới; đón giao thừa với những tiếng khóc chào đời của con trẻ; mang lại và được hòa cùng niềm vui “mẹ tròn, con vuông” của bao sản phụ và gia đình; sự sát cánh chung tay của những người đồng nghiệp... Đó là niềm hạnh phúc mà không phải nghề nghiệp nào cũng có được. Tất cả những điều đó đã giúp chúng tôi mạnh mẽ hơn, yêu nghề hơn và gắn bó hơn với nghề mình đã chọn”, bác sĩ Toàn chia sẻ.

Tuy không được chào đón thời khắc thiêng liêng đó tại gia đình, nhưng vì tình yêu người, yêu nghề, các bác sĩ Khoa Phụ sản - Bệnh viện Trung ương Huế vẫn thấy lòng ngập tràn hạnh phúc bởi sự hy sinh của họ có ý nghĩ. Mang lại hạnh phúc cho nhiều bà mẹ và những đứa trẻ sinh ra trong thời khắc giao thừa, họ thấy bừng lên ngọn lửa hạnh phúc trong tim và niềm tin về tương lai tươi sáng của dân tộc, đất nước.❏

Cái Văn Long

Tin khác

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe
Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

(CLO) Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023, đáng chú ý, tại Hà Nội có 60 ca.

Sức khỏe
Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe