TH Group: Nông sản sạch “Vì tầm vóc Việt”

Thứ ba, 13/02/2018 13:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đã gần một thập kỷ kể từ những nỗ lực đầu tiên để tạo dựng bằng được cho trẻ em Việt những ly sữa tươi sạch đúng nghĩa, đến nay, “người đàn bà sữa tươi”- doanh nhân Thái Hương vẫn kiên định và quyết liệt với chiến lược kinh doanh những sản phẩm sạch, “Vì sức khỏe cộng đồng, Vì tầm vóc Việt”. Việc TH Group “rẽ ngang” và đầu tư “mạnh tay” vào địa hạt nông sản sạch tiếp tục là minh chứng.

Bỏ hàng trăm tỷ đồng để… trồng rau

Từ nhiều diễn đàn, hội thảo về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, các chuyên gia đều chung nhận định rằng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sạch sử dụng công nghệ cao luôn là “cuộc chơi” tiềm ẩn nhiều rủi ro và vô cùng tốn kém bởi thị trường tiêu thụ còn bấp bênh. Nhưng với nữ doanh nhân có tầm nhìn xa, giàu ước vọng, táo bạo và đầy quyết đoán như Chủ tịch Tập đoàn TH Thái Hương, bà chấp nhận “cuộc chơi” ấy. Bởi, trong tận tâm can nữ doanh nhân xứ Nghệ, “tạo ra những sản phẩm nghiêm túc vì cộng đồng”, “trở thành người nội trợ tử tế” “Vì tầm vóc Việt”… luôn luôn là những nỗi niềm đau đáu. Đó cũng là lý do, năm 2011, TH True Milk trở thành một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam tham gia lĩnh vực sản xuất rau sạch công nghệ cao khi đầu tư khoảng 670 tỷ đồng cho mô hình sản xuất rau sạch công nghệ cao tại Cty CP Sản xuất và cung ứng rau quả sạch quốc tế FVF tại huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An).

Nhưng “trời không phụ người”, thực tế đang chứng minh con đường mà nữ doanh nhân Thái Hương và Tập đoàn TH đã lựa chọn không hoàn toàn chỉ có sự mạo hiểm. Đến nay, tại Nghĩa Đàn, Công ty CP sản xuất và cung ứng rau, quả sạch quốc tế FVF đã xây dựng được hệ thống 9 nhà kính với tổng diện tích 4,3ha được đầu tư bài bản hiện đại, 14,7ha cánh đồng sản xuất rau hữu cơ (organic) đạt chuẩn châu Âu và trên 100 ha cánh đồng mở sản xuất theo quy trình VietGAP. Năng suất bình quân nhiều loại rau củ quả trong nhà kính (5.000m2/nhà) đạt khoảng 50 - 60 tấn/ha/vụ. Trong hệ thống nhà kính này, các loại sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn khó tính nhất của thế giới ra đời như: Dưa Kim hoàng hậu, dâu tây, ớt, cà chua, dưa chuột, su hào tím... 

15ha diện tích rau hữu cơ hiện đang cung ứng nguồn rau sạch cho thị trường từ Bắc vào Nam và có mặt tại các siêu thị khắp cả nước. Trong số 162 loại rau, củ, quả đăng ký sản xuất hiện đã được công nhận sản xuất VietGAP thì hiện có gần 40 sản phẩm được chứng nhận GlobalGAP, USDA-EC (tiêu chuẩn sản xuất rau hữu cơ uy tín nhất toàn cầu). Doanh thu từ sản xuất rau sạch công nghệ cao tại FVF hiện nay đạt trên 45 tỷ đồng/năm.

Báo Công luận
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tham quan các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Tập đoàn TH đang đầu tư sản xuất. 
 Trồng lúa công nghệ cao trên “quê lúa”

Với Chủ tịch TH Group Thái Hương - nữ doanh nhân “mang tấm lòng người mẹ ra chốn thương trường”, luôn đau đáu đến thể trạng, trí tuệ của thế hệ tương lai Việt, những ly sữa sạch, những cánh đồng rau hữu cơ ở Nghĩa Đàn… chưa bao giờ là đủ để bà hiện thực hóa giấc mơ “Vì tầm vóc Việt”. Vì thế, từ những nỗi trăn trở không dứt ấy của bà, những dự án nông sản sạch của TH Group, bất chấp những khó khăn, những tốn kém, vẫn cứ nối tiếp nhau ra đời…

Một trong những dự án như thế: dự án nông nghiệp công nghệ cao sản xuất rau củ quả hữu cơ và lúa chất lượng cao có quy mô đầu tư trên 3.000 tỷ đồng, quy mô sản xuất trên 3.000ha đã được khởi công, từ ngày 24/2/2017, tại xã Dũng Nghĩa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Dự án sẽ tập trung áp dụng công nghệ mới nhất trong chọn tạo giống rau quả, giống lúa, chè và dược liệu chất lượng cao. Trước mắt Tập đoàn TH thực hiện thí điểm trên 30ha tại huyện Vũ Thư để trồng rau sạch, gạo sạch theo chuẩn Global GAP và tiếp theo là tiêu chuẩn organic (hữu cơ).

Nhưng với những người nông dân Thái Bình và chính nữ doanh nhân Thái Hương, điều đọng lại lớn nhất từ Dự án này không phải là con số 3.000 tỷ mà là ý nghĩa sâu xa mà Dự án mang lại: nâng tầm cho cây lúa Việt ngay trên mảnh đất một thời được mệnh danh là “quê lúa”, “quê hương năm tấn”. Không phải là người con Thái Bình nhưng khi “bập” vào ý tưởng đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao, nữ Chủ tịch của Tập đoàn đã không khỏi “lấn bấn” trước thực tế: nổi danh từ lâu nhưng vì sao “thương hiệu lúa Thái Bình” lại chẳng thể “bật” lên được, thậm chí còn lép vế so với cây lúa nhiều địa phương khác? Đưa dự án nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất lúa - đó như một lời giải mà bà Thái Hương dành cho “bài toán cây lúa Thái Bình”

Báo Công luận
Trồng gấc hữu cơ tại trang trại Dược liệu TH (Yên Thành, Nghệ An) 
 

Với Dự án này, cây lúa vẫn là cây chủ lực, nhưng được đưa lên tầm cao mới: sử dụng giống lúa chất lượng tốt, áp dụng nông nghiệp công nghệ cao, trồng theo tiêu chuẩn Global Gap và Organic cho ra đời sản phẩm chất lượng đẳng cấp quốc tế và doanh thu tiền tỷ trên mỗi ha đất, thậm chí còn cao hơn thế - bà Thái Hương khẳng định - là hoàn toàn có thể đạt được. Khu nông nghiệp công nghệ cao tại Thái Bình sẽ là điểm mẫu, là nơi nghiên cứu hoàn thiện mô hình, đào tạo, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, trang trại và cho hộ nông dân sản xuất nông sản mang thương hiệu Việt Nam đủ điều kiện sánh vai với các thương hiệu thế giới.

Vì cộng đồng, tiên phong kiến tạo hệ sinh thái nông nghiệp sạch

Sau rau, củ, quả, gạo sạch… nhiều người tự hỏi, không rõ bà Thái Hương và các đồng sự ở Tập đoàn TH sẽ có thêm những dự án nông sản sạch nào nữa. Không giấu giếm, nữ doanh nhân Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH chia sẻ, TH sẽ phát triển các Dự án nông nghiệp tập trung vào 10 nhóm sản phẩm: Sữa và các sản phẩm từ sữa kết hợp với các cây thảo dược Việt Nam; Nhóm Dược liệu quý hiếm Việt Nam như Lan Thạch Hộc (trồng tại Hà Giang, Yên Bái…); Chè và các sản phẩm từ chè theo các phong cách Cung Đình Việt Nam và Nhật Bản; Các giống gạo có chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng được đánh giá cao hơn gạo Nhật (như gạo Nang Oi - Mường Lống, nếp Rồng - Đô Lương, Nghệ An); Lạc; Vừng; Nhãn lồng Hưng Yên; Sầu riêng; Bơ; Cam…

Điều đáng quan tâm nhất là tất cả các dự án mà bà Thái Hương nói đến đều chung một đặc điểm: nông nghiệp sạch hữu cơ, ứng dụng đồng bộ công nghệ kỹ thuật hiện đại bậc nhất trên thế giới vào tất cả các khâu dự án, triển khai theo hướng an toàn, thân thiện với môi trường, phát triển bền vững gắn với lợi ích cộng đồng. Đặc điểm chung ấy, Tập đoàn TH, gọi đó là “hệ sinh thái nông nghiệp sạch, hữu cơ” mà Tập đoàn đang quyết tâm trở thành đơn vị  tiên phong xây dựng và phát triển.

Báo Công luận
Nhà kính trồng dưa chuột tại FVF 
Để biến hệ sinh thái ấy thành hình hài thực sự, hẳn chẳng hề là một hành trình đơn giản. Nhưng, với “tấm lòng tử tế với mẹ đất”, với tâm niệm “chúng ta sinh ra từ đất, được nuôi dưỡng bởi đất và cuối cùng sẽ về với đất mẹ, bởi vậy chúng ta cần nâng niu mẹ đất, nâng niu môi trường chúng ta đang sống”, hoàn toàn có thể tin rằng nữ doanh nhân xứ Nghệ cùng những đồng sự của mình tại Tập đoàn TH sẽ kiên định với hành trình mà họ đã chọn, hành trình “tạo ra một “cuộc sống chất lượng” cho không những con người mà cả nguồn nước, đất đai, từng gốc cây ngọn cỏ”. Phát triển được nông nghiệp hữu cơ, kiến tạo được hệ sinh thái nông nghiệp sạch, nói như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “là thể hiện cách sống có trách nhiệm của mỗi chúng ta cho cộng đồng, cho tương lai”.

Hà Trang

Tin khác

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

(CLO) Năm 2023 có hơn 15 triệu người phát trực tiếp chuyên nghiệp ở Trung Quốc sản xuất nội dung từ giải trí đến rao bán các sản phẩm như son môi, đồ ăn, ôtô thậm chí là nhà đất. Hưởng lợi từ điều đó, nhiều nông dân đã giàu lên nhờ bán mặt hàng nông sản, nhưng vẫn còn nhiều người loay hoay trong “cuộc chiến” công nghệ số.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sản lượng dầu khí của Mỹ tăng khi thời tiết ấm lên

Sản lượng dầu khí của Mỹ tăng khi thời tiết ấm lên

(CLO) Sau mùa đông khắc nghiệt trong tháng 1 khiến sản lượng dầu và khí đốt giảm, các công ty khoan dầu của Mỹ đang lấy lại phong độ, với sản lượng trung bình hàng ngày trong tháng 2 đạt 600.000 thùng/ngày so với tháng 1, theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các công ty bảo hiểm phương Tây: Cơ chế áp trần giá dầu Nga không còn tác dụng

Các công ty bảo hiểm phương Tây: Cơ chế áp trần giá dầu Nga không còn tác dụng

(CLO) Một nhóm các công ty bảo hiểm phương Tây cho biết cơ chế áp trần đối với giá dầu Nga (60 USD/thùng) đã trở nên không thể thực thi được và chỉ đẩy thêm nhiều tàu tham gia vận chuyển dầu thô của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ukraine hy vọng tăng 60% lượng dự trữ khí đốt mùa đông cho châu Âu

Ukraine hy vọng tăng 60% lượng dự trữ khí đốt mùa đông cho châu Âu

(CLO) Ukraine hy vọng sẽ dự trữ khoảng 4 tỷ mét khối (bcm) khí đốt cho các công ty và thương nhân nước ngoài trong mùa đông này, tăng 60% so với năm ngoái, bất chấp các cuộc không kích của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này, người đứng đầu công ty năng lượng nhà nước Ukraine cho biết.

Thị trường - Doanh nghiệp