Thái Lan hoãn thỏa thuận mua tàu ngầm Trung Quốc sau phản ứng dữ dội của dư luận

Thứ ba, 01/09/2020 06:12 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã quyết định trì hoãn việc mua tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất trong một năm sau khi vấp phải sự phản đối của công chúng.

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha tham dự một buổi chụp ảnh với các bộ trưởng mới trong nội các tại Tòa nhà Chính phủ ở Bangkok vào ngày 13 tháng 8. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha tham dự một buổi chụp ảnh với các bộ trưởng mới trong nội các tại Tòa nhà Chính phủ ở Bangkok vào ngày 13 tháng 8. Ảnh: Reuters

Một người quen thuộc với vấn đề này cho biết Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã yêu cầu Ủy ban ngân sách của Quốc hội Thái Lan cắt giảm toàn bộ kinh phí mua sắm tàu ​​ngầm trong năm tài chính này. Người phát ngôn chính phủ Anucha Burapachaisri trước đó hôm thứ Hai cho biết Thủ tướng, đồng thời cũng là Bộ trưởng quốc phòng Prayuth đã nói với hải quân hoãn thỏa thuận cho đến năm tài chính 2022.

Quyết định này đánh dấu một bước thụt lùi của chính phủ Prayuth trong bối cảnh làn sóng phản đối của giới trẻ nhằm tìm kiếm các cải cách chính trị và bảo vệ nhiều hơn cho các quyền tự do dân sự.

Hai chiếc tàu ngầm S26T lớp Yuan được cho là có giá tổng cộng 22,5 tỷ baht (720 triệu USD) và chi trong 7 năm. Chính phủ đã tìm cách phân bổ hơn 3 tỷ baht làm khoản thanh toán ban đầu trong ngân sách năm 2021, nhưng động thái này đã vấp phải phản ứng dữ dội từ công chúng, với các nhà phê bình cho rằng số tiền này nên được chi để hỗ trợ nền kinh tế đang xuống dốc.

Anucha cho biết Thái Lan sẽ bắt đầu đàm phán với Trung Quốc về các chi tiết của việc trì hoãn.

Đây là chiếc thứ hai và thứ ba trong số ba chiếc tàu ngầm mà ông Prayuth đã hứa với Hải quân Hoàng gia Thái Lan và Trung Quốc trong thời gian ông là lãnh đạo của chính quyền lật đổ chính phủ dân bầu vào năm 2014. Ngân sách cho chiếc tàu ngầm đầu tiên đã được phê duyệt vào năm 2017. Nó đang được đóng tại Trung Quốc để giao hàng vào năm 2024, theo hải quân.

Người biểu tình phản đối việc tiêu tiền của người đóng thuế để mua vũ khí ở Bangkok vào ngày 31 tháng 8. Ảnh: Reuters

Người biểu tình phản đối việc tiêu tiền của người đóng thuế để mua vũ khí ở Bangkok vào ngày 31 tháng 8. Ảnh: Reuters

Yutthapong Jarassathian, thuộc Đảng Pheu Thai đối lập cho hay một biên bản ghi nhớ trao đổi về đơn đặt hàng tàu ngầm đầu tiên giữa ông Prayuth và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc lúc đó là Thường Vạn Toàn không nêu rõ rằng Thái Lan có nghĩa vụ mua thêm hai tàu ngầm này. Ông nói: “Thủ tướng phải lựa chọn giữa các tàu ngầm và sự sống còn về kinh tế của người dân.

Thẻ tag trên Twitter #PeopleSayNoToSubs (Mọi người nói không với tàu ngầm) đang thịnh hành ở Thái Lan. Hải quân đã buộc phải trình bày quan điểm của mình vào thứ Hai. Tham mưu trưởng Hải quân Hoàng gia Thái Lan Sittiporn Maskasem cho biết, hải quân nước này cần thêm tàu ​​ngầm như một phần của chiến lược quốc phòng. Ông kêu gọi công chúng không chính trị hóa thương vụ.

Hầu hết các nước láng giềng ven biển của Thái Lan ở Đông Nam Á đều sở hữu tàu ngầm. Việt Nam có đội tàu lớn nhất trong khu vực với sáu tàu ngầm. Indonesia, Singapore và Malaysia lần lượt giữ năm, bốn và hai.

Các lập luận của hải quân và thủ tướng đã không thuyết phục được Đảng Dân chủ, đảng lớn thứ ba trong số các đồng minh.

Phó phát ngôn viên Đảng Dân chủ Akkaradet Wongpitakrote hôm 25/8 cho biết ít nhất 7 trong số 13 thành viên Đảng Dân chủ sẽ bỏ phiếu chống lại thỏa thuận, với lý do các biện pháp kinh tế là ưu tiên lớn hơn. Ủy ban ngân sách bao gồm 48 thành viên từ liên minh cầm quyền và 24 từ phe đối lập.

Đại dịch COVID-19 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á. Tổng sản phẩm quốc nội giảm 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý II. Đây là mức thu hẹp lớn nhất kể từ năm 1998, khi Thái Lan đang vật lộn trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.

Du lịch, chiếm khoảng 20% ​​nền kinh tế, là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Xuất khẩu, bao gồm cả chi tiêu của khách du lịch, giảm 28,3%. Chính phủ đã phê duyệt gói kích cầu du lịch trong nước mang tên We Travel Together, dự kiến ​​sẽ tạo ra 2 triệu chuyến đi nội địa từ tháng 7 đến tháng 10, giúp tạo thu nhập cho hàng loạt doanh nghiệp như khách sạn, nhà hàng, hãng hàng không và đại lý du lịch.

Chính phủ Thái Lan đã dành một khoản ngân sách 22,4 tỷ baht cho gói thầu, gần bằng quy mô của hai tàu ngầm Trung Quốc.

Đại dịch đã khiến các chính phủ châu Á - Thái Bình Dương khác phải suy nghĩ lại về chi tiêu quốc phòng của họ. Vào tháng 6, Nhật Bản đã quyết định ngừng triển khai lá chắn tên lửa Aegis Ashore do Mỹ sản xuất sau khi giá của nó tăng từ 2,15 tỷ USD lên 4 tỷ USD. Quyết định này có thể sẽ giải phóng nguồn vốn để phục hồi kinh tế.

Tuần trước, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết chính phủ sẽ tăng cường chi tiêu quốc phòng thêm 1 tỷ đô la Australia (736 triệu USD) để nâng cấp các cơ sở quân sự và cung cấp thêm việc làm được trả lương cho quân nhân dự bị. Khoản đầu tư này dự kiến ​​sẽ hỗ trợ nền kinh tế Úc thông qua các đơn đặt hàng xây dựng và tiêu dùng.

Việc mua tàu ngầm của Thái Lan có thể được coi là một nỗ lực nhằm xây dựng mối quan hệ tốt hơn với Trung Quốc.

"Trong thập kỷ qua, một số nhà cung cấp đã hạn chế bán hàng cho Thái Lan do xung đột ở miền nam Thái Lan, các cuộc đảo chính năm 2006 và 2014 và tình trạng khẩn cấp năm 2008", Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm viết trong một báo cáo phát hành tháng 12/2019. "Điều này và sự bất an của Thái Lan về tác động của cuộc đảo chính đối với các hợp đồng mua bán vũ khí khác có lẽ đã giúp Trung Quốc giành được đơn đặt hàng xe tăng, thiết giáp và tàu ngầm sau năm 2015".

Mai Bùi

Tin khác

Liên hợp quốc: Mức độ tàn phá ở Gaza là chưa từng có kể từ Thế chiến II

Liên hợp quốc: Mức độ tàn phá ở Gaza là chưa từng có kể từ Thế chiến II

(CLO) Thế giới chưa từng chứng kiến sự phá hủy như ở Gaza kể từ Thế chiến II, theo Liên hợp quốc cho biết hôm 2/5.

Thế giới 24h
Thổ Nhĩ Kỳ dừng mọi hoạt động thương mại với Israel

Thổ Nhĩ Kỳ dừng mọi hoạt động thương mại với Israel

(CLO) Thổ Nhĩ Kỳ đã dừng tất cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu đến và đi từ Israel kể từ thứ Năm (2/5), theo Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

Thế giới 24h
Syria nói Israel tấn công khiến 8 binh sĩ bị thương ở ngoại ô Damascus

Syria nói Israel tấn công khiến 8 binh sĩ bị thương ở ngoại ô Damascus

(CLO) Bộ Quốc phòng Syria cho biết một cuộc không kích của Israel ở ngoại ô Damascus đã làm 8 quân nhân Syria bị thương vào cuối ngày thứ Năm.

Thế giới 24h
Quân đội Nga đến tiếp quản căn cứ quân sự Mỹ ở Niger

Quân đội Nga đến tiếp quản căn cứ quân sự Mỹ ở Niger

(CLO) Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần, đặt quân đội hai nước lại gần nhau vào thời điểm căng thẳng gia tăng.

Thế giới 24h
Tướng tình báo Ukraine nói sẽ đàm phán hòa bình với Nga

Tướng tình báo Ukraine nói sẽ đàm phán hòa bình với Nga

(CLO) Trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Năm, một quan chức tình báo cấp cao của Ukraine cho biết, đến một lúc nào đó Ukraine sẽ phải tham gia đàm phán với Nga để chấm dứt cuộc chiến kéo dài hơn hai năm giữa hai nước.

Thế giới 24h