Than Nam Mẫu:3 giải pháp vượt khó, ổn định sản xuất và tăng trưởng

Thứ sáu, 20/10/2017 14:35 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong bối cảnh ngành Than còn nhiều khó khăn, lượng than tồn cao, chi phí lớn, một số đơn vị trong ngành tăng trưởng âm thì liên tục trong 3 năm sản xuất kinh doanh gần đây của Công ty Than Nam Mẫu đều tăng trưởng. Cụ thể, năm 2015 đạt lợi nhuận trên 61 tỷ đồng; năm 2016 đạt trên 26 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2017 lợi nhuận đã đạt 26,5 tỷ đồng, bằng 88% kế hoạch năm.

Có được kết quả trên là bởi Than Nam Mẫu có được sự đồng lòng, quyết tâm của tập thể lãnh đạo, sự ủng hộ tin tưởng của những người lao động để cùng nhau tìm ra những giải pháp phát triển hiệu quả. Trên cơ sở đánh giá toàn diện những thế mạnh, hạn chế của đơn vị, bám sát định hướng, chỉ đạo của TKV, Ban lãnh đạo Công ty đã chủ động đề ra ba nhóm giải pháp để vượt qua khó khăn. Đó là: Tái cơ cấu, sắp xếp lại lao động; đầu tư công nghệ, cơ giới hóa sản xuất; tiết giảm chi phí, quản trị hiệu quả.

Trước tiên, tái cơ cấu sắp xếp lại lao động hợp lý được thực hiện với mục tiêu giảm tối đa lao động phụ trợ, gián tiếp; nâng tỷ lệ lao động có trình độ, tay nghề cao. Bên cạnh việc vận động, tuyên truyền, hỗ trợ tài chính để những lao động thuộc diện dôi dư về nghỉ trước tuổi thì Công ty còn chuyển nhiệm vụ khác hợp lý đối với những cán bộ không đáp ứng yêu cầu công việc; bổ nhiệm cá nhân có năng lực vào một số vị trí phù hợp; sát nhập một số phòng, ban phân xưởng. Chính điều này đã thay đổi tư duy làm việc, khuyến khích mỗi cá nhân phát huy khả năng sáng tạo. Nhờ đó từ tháng 9/2015 đến nay, Than Nam Mẫu đã tiết kiệm được 541 lao động, trong đó: Lao động phục vụ, phụ trợ giảm 128 người; lao động quản lý giảm 123 người, đáp ứng tốt yêu cầu định biên lao động của TKV. So với năm 2014 năng suất lao động thời điểm hiện nay đã tăng 17%.

Song song với thực hiện tái cơ cấu sắp xếp lại lao động hợp lý, Công ty đã xác định đầu tư đổi mới công nghệ để tăng năng suất, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Chủ trương cơ giới hóa tối đa việc vận chuyển người và thiết bị trong hầm lò được thực hiện một cách khoa học, giảm sức lao động cho công nhân; rút ngắn thời gian đi lại, tăng thời gian làm việc hữu ích. Đến nay 100% lò chợ của Công ty đã được áp dụng công nghệ chống giữ bằng giá khung di động; công nghệ đào lò bằng máy combai-50Z,
vận chuyển người bằng hệ thống monoray... Nhờ đầu tư công nghệ tiên tiến, năng suất lao động tăng cao, đạt 35,14 tấn/tháng, đạt 110,3% kế hoạch năm; thu nhập bình quân của người lao động được đảm bảo đạt gần 12 triệu đồng/người/tháng.

Báo Công luận
Thợ mỏ Nam Mẫu trước ca sản xuất. 
Giải pháp tiết giảm chi phí, quản trị hiệu quả của công ty cũng đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Công ty đã ban hành các nhóm giải pháp thực hành tiết kiệm chống lãng phí và được triển khai cụ thể, đồng bộ từ công ty đến các công trường, phân xưởng, đến từng người lao động nhằm nâng cao nhận thức cho mọi CBCN về tiết kiệm chi phí sản xuất là trách nhiệm và quyền lợi của chính mình. Trong công tác quản lý vật tư, lao động tiền lương, công ty đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các định mức vật tư, nhiên liệu cho máy móc thiết bị; khoán chi phí gắn liền với chất lượng sản phẩm; tổ chức khoán chi phí cho cả khối gián tiếp và trực tiếp. 

Trong đó toàn bộ chi phí văn phòng phẩm đều được khoán cho các đơn vị trực thuộc một cách chặt chẽ, hợp lý trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ chuyên môn và đặc thù của từng đơn vị. Khối sản xuất cũng được hoạch định lại chi phí sử dụng vật tư, trong đó công ty đóng cửa toàn bộ hệ thống kho lưu của 30 phân xưởng trực thuộc, chỉ vận hành một kho lưu chung của toàn công ty. Việc này đã giúp cho các phân xưởng giảm được nhân lực và chi phí trông coi kho lưu, đồng thời công ty có thể kiểm soát chặt chẽ và tận dụng triệt để các vật tư lưu kho, giảm tình trạng tồn đọng vật tư không cần thiết... Chính bởi vậy nên công tác tiết giảm chi phí của Công ty Than Nam Mẫu đã được đánh giá hiệu quả, tổng số tiền tiết giảm lên tới hàng chục tỷ đồng.

Cùng với các giải pháp trên thì công tác chăm lo đời sống và phúc lợi xã hội cho người lao động được Than Nam Mẫu xem là đòn bẩy để thúc đẩy năng suất lao động. Nhiều công trình, thiết bị nâng cao đời sống người lao động được triển khai một cách hiệu quả. Tiêu biểu như các công trình: Đưa vào hoạt động hệ thống rửa mũi cho công nhân lò sau ca làm việc; hệ thống đèn sưởi ấm cho công nhân lò trong khu phục vụ vào mùa đông để giữ ấm cơ thể; câu lạc bộ thợ mỏ phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí cuối tuần; lắp đặt điều hòa 2 chiều tại 100% phòng ở của công nhân tại Chung cư thợ mỏ...

Có thể thấy, các giải pháp đồng bộ và kịp thời đã giúp Than Nam Mẫu ổn định sản xuất, tăng trưởng và có lợi nhuận.

                TT

Tin khác

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

(CLO) Cơn sốt thu gom vàng đã và đang là câu chuyện nổi bật ở Trung Quốc, tuy nhiên nhiều người lại lợi dụng tình thế này để lừa đảo bằng cách bán vàng giả. Theo Chính phủ, hàng ngàn người ở Trung Quốc đã bị lừa mua “vàng giả” – vàng kém chất lượng hoặc nhân tạo – sau khi cố gắng mua các sản phẩm được cho là “vàng 999” trực tuyến.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

(CLO) Ngân hàng Raiffeisen Bank International (RBI) của Áo, một trong những ngân hàng phương Tây lớn cuối cùng ở Nga, sẽ bắt đầu rút tiền khỏi nước này vào quý 3/2024 dưới áp lực từ cơ quan quản lý EU, Giám đốc điều hành Johann Strobl tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

(CLO) Các quan chức của nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới đang thừa nhận một cách riêng tư rằng việc tịch thu toàn bộ tài sản bị đóng băng của Nga không còn được bàn đến nữa, tờ Financial Times đưa tin hôm 3/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

(CLO) Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã báo cáo khoản lỗ hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999, trong bối cảnh xuất khẩu khí đốt sụt giảm do áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

(CLO) Thời tiết năm 2024 được dự báo nắng nóng sẽ đến sớm và kéo dài, nhiệt độ trung bình cao hơn nhiều năm trước, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Để đảm bảo nguồn cung điện cho hệ thống, Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã đề ra nhiều giải pháp sản xuất điện trong mùa khô tới.

Thị trường - Doanh nghiệp