Thặng dư ngân sách 6 tháng đầu năm: Chưa thể vui mừng

Thứ sáu, 23/07/2021 14:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Do các tác động của dịch bệnh, đáng lẽ, trong 6 tháng đầu năm 2021, NSNN sẽ phải thâm hụt (chi lớn hơn thu), do các chính sách miễn thuế, giảm thuế và gia hạn thuế. Thế nhưng, báo cáo của Chính phủ lại cho thấy hiện thực ngược lại.

Kể từ năm 2020 tới nay, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế Việt Nam. Các chỉ số tăng trưởng GDP, xuất nhập khẩu đều ở dưới mức kỳ vọng. 

Hàng triệu doanh nghiệp, cũng vì dịch bệnh mà rơi vào cảnh khó khăn, hoạt động kinh doanh không có lãi, thậm chí lỗ nặng. Thậm chí, tính tới thời điểm cuối tháng 6/2021, đã có hàng vạn doanh nghiệp phải “dừng cuộc chơi”.

Báo Công luận

"Sốt đất" giúp ngân sách thu về 8.600 tỷ đồng.

Trước những khó khăn nêu trên, Chính phủ đã ban hành hàng loạt giải pháp hỗ trợ, cũng như nhiều gói tín dụng “bơm máu” cho nền kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp  vượt qua giai đoạn dịch bệnh.

Ví dụ, Chính phủ đã 2 lần gia hạn việc thu thuế, miễn thuế, giảm thuế đất cho các doanh nghiệp, ban hành hàng loạt gói hỗ trợ, hệ thống ngân hàng liên tục hạ lãi suất;...

Nhiều chuyên gia nhận định, với những khó khăn do các tác động của dịch bệnh, đáng lẽ, trong 6 tháng đầu năm 2021, Ngân sách Nhà nước sẽ phải thâm hụt (chi lớn hơn thu), do các chính sách miễn thuế, giảm thuế và gia hạn thuế.

Thế nhưng, báo cáo của Chính phủ lại cho thấy hiện thực ngược lại. Không những ngân sách không bị thâm hụt, mà lại có kết quả thặng dư lớn (thu lớn hơn chi).

Cụ thể, trong báo cáo trình Quốc hội, Chính phủ cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng thu Ngân sách ước đạt 781.000 tỷ đồng, bằng 58,2% dự toán năm và tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2020. 

Trong khi đó, tổng chi Ngân sách cùng thời điểm ước đạt 694.410 tỷ đồng, bằng 41,2% dự toán năm và giảm 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kết luận của Chính phủ cho biết: Do tốc độ chi ngân sách thấp hơn tiến độ thu ngân sách, nên về tổng thể cân đối, Ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2021 có thặng dư.

Trong đó, Ngân sách Trung ương bội chi khoảng 63.000 tỷ đồng, Ngân sách các địa phương có thặng dư (thu lớn hơn chi) xấp xỉ 150.000 tỷ đồng.

Nhận định về hiện tượng thặng dư ngân sách 6 tháng đầu năm, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế nhận xét: Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát liên tục như hiện nay, doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, thì việc có thặng dư trong ngân sách là điều khá lạ. Đặc biệt, tổng thu ngân sách không những giảm, lại còn tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2020, thì quả thực là có vấn đề.

Giải thích cho hiện tượng này, ông Lực nói: Việc thu ngân sách tăng trưởng tốt trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, chủ yếu đến từ 2 lĩnh vực là chứng khoán và bất động sản.

“Có thể thấy, trong thời gian vừa qua, thị trường chứng khoán tăng trưởng rất mạnh, thanh khoản cũng rất tốt, các cá nhân mua bán với nhau sôi động, nhờ đó việc thu ngân sách, từ thuế thu nhập cá nhân tăng rất cao, đâu đó khoảng 5.600 tỷ đồng. 

Tương tự, với thị trường bất động sản, hồi đầu năm xuất hiện hàng loạt các cơn sốt đất, giao dịch đất đai sôi động, dòng thu ngân sách từ thuế, phí bất động sản cũng tăng cao không kém, khoảng 8.600 tỷ đồng”, ông Lực nói.

Tuy nhiên, TS Cấn Văn Lực cho rằng, dòng thu ngân sách từ chứng khoán và bất động sản là tăng đột biến, không có tính ổn định, thiếu sự bền vững. Trong khi đó, dòng thu ngân sách bền vững từ hoạt động sản xuất kinh doanh lại có xu hướng giảm do ảnh hưởng từ dịch bệnh. Nên có thặng dư ngân sách 6 tháng đầu năm là điều đáng quan ngại, thay vì vui mừng vì có thặng dư.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

(CLO) Bộ đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại trong Quý 1/2024, gánh nặng chi phí tài chính vẫn còn

Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại trong Quý 1/2024, gánh nặng chi phí tài chính vẫn còn

(CLO) Doanh thu tăng trong Quý 1/2024, Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại. Chi phí tài chính vẫn đang là gánh nặng đối với hoạt động kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Báo lãi trăm tỷ mỗi năm nhưng Nafoods (NAF) đã 5 năm chưa chia cổ tức vì sao?

Báo lãi trăm tỷ mỗi năm nhưng Nafoods (NAF) đã 5 năm chưa chia cổ tức vì sao?

(CLO) Dù báo lãi cả trăm tỷ đồng mỗi năm nhưng suốt 5 năm, cổ đông của Nafoods (NAF) không nhận được 1 đồng cổ tức.

Tài chính - Bảo hiểm
Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

(CLO) Kết quả kinh doanh Quý 1/2024 của CTCP Thép Pomina (POM) tiếp tục ghi nhận thua lỗ. Giá cổ phiếu đã về đáy chưa từng có trong lịch sử.

Tài chính - Bảo hiểm
Đua tăng lãi suất huy động: Tiền sẽ “chảy” nhanh vào các ngân hàng?

Đua tăng lãi suất huy động: Tiền sẽ “chảy” nhanh vào các ngân hàng?

(CLO) Mới đây nhất, kể từ ngày 2/5, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chính thức điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm và là ngân hàng đầu tiên điều chỉnh tăng lãi suất trong tháng 5/2024 ngay sau kỳ nghỉ lễ. 

Tài chính - Bảo hiểm