Tháng tư – Trở lại chứng tích Dinh Độc Lập

Thứ sáu, 24/04/2015 19:53 PM - 0 Trả lời

Nếu cách đây 40 năm, Dinh Độc Lập là điểm hẹn của các mũi tấn công khi tiến vào Sài Gòn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thì nay vào tháng 4 hàng năm, du khách trên mọi miền đất nước và quốc tế lại kéo về trung tâm quyền lực một thời để chiêm ngưỡng biểu tượng hòa bình, được thả bước trên bãi cỏ xanh tạo cảm giác êm dịu và sảng khoái quanh các con đường dẫn vào Dinh, thể hiện sự tri ân, lòng biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đã hy sinh xương máu vì độc lập, thống nhất của Tổ quốc.

(NB&CL) - Nếu cách đây 40 năm, Dinh Độc Lập là điểm hẹn của các mũi tấn công khi tiến vào Sài Gòn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thì nay vào tháng 4 hàng năm, du khách trên mọi miền đất nước và quốc tế lại kéo về trung tâm quyền lực một thời để chiêm ngưỡng biểu tượng hòa bình, được thả bước trên bãi cỏ xanh tạo cảm giác êm dịu và sảng khoái quanh các con đường dẫn vào Dinh, thể hiện sự tri ân, lòng biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đã hy sinh xương máu vì độc lập, thống nhất của Tổ quốc.

dinhdoclap

Chứng tích lịch sử

Sau khi trở thành di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, Công trình in đậm dấu ấn lịch sử dân tộc nhưng cũng rất nên thơ và lãng mạn này không chỉ là biểu tượng chiến thắng để những người yêu chuộng hòa bình mãn nhãn, thực hiện tốt chức năng giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ. Mà còn là điểm tựa niềm tin để tiếp tục thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước.

Đây không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của nước nhà. Chắc có lẽ không ai không biết người “đến hẹn” ở Dinh Độc Lập sớm nhất cách đây 40 năm là phi công Nguyễn Thành Trung khi lái chiếc máy bay từ Biên Hòa lên ném bom. Tuy không gây ra thiệt hại nặng nề, nhưng dấu vết còn lại trên nóc Dinh vẫn mãi là chứng tích gắn liền với phát pháo quan trọng để đến ngày 30/4/1975 lịch sử chiếc cổng Dinh bị phá sập, lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên, chính thức đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền miền Nam Việt Nam, kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước.

Từ thời khắc đó, Dinh Độc lập trở thành chứng tích lịch sử cho chiến thắng thần kỳ của dân tộc, chứng kiến cuộc chuyển giao quyền lực giữa chính quyền Sài Gòn và chính quyền cách mạng. Nơi đặt dấu chấm hết, kết thúc cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, lãnh thổ Việt Nam quy về một mối.

Biểu tượng hòa bình

Sau ngày đất nước thống nhất, Dinh Độc lập được chính thức đổi tên thành Hội trường Thống Nhất, trở thành biểu tượng hòa bình thu hút một lượng khách du lịch trong và ngoài nước khi đến với TP.HCM. Từ khi được đưa vào khai thác du lịch (năm 1990) mỗi ngày Dinh tiếp đón hàng nghìn lượt khách.

Ngày nay, trở lại Dinh Độc Lập, vẫn còn đó những hàng cổ thụ cao chót vót vây quanh những vườn hoa xinh, chạy dọc theo các lối đi. Đường vào hội trường rộng, uốn theo hồ bán nguyệt được trồng nhiều hoa sen, bên cạnh còn được trang trí rất nhiều loại cây kiểng cổ đặc trưng được cắt tỉa công phu. Bên trái hội trường vẫn còn đó 2 chiếc xe tăng từ 40 năm trước đã húc đổ Dinh Độc Lập, đánh dấu thời khắc lịch sử và sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn về tay quân Giải phóng. Đến đây, du khách sẽ được những cô hướng dẫn viên xinh đẹp hướng dẫn tham quan toàn thể Dinh thự, từ phòng làm việc của Tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu, Văn phòng nội các, Phòng họp cấp cao của chính quyền Sài Gòn, đường hầm bí mật chạy dài trong dinh thự và đặc biệt là chứng tích của 2 quả bom do phi công Nguyễn Thành Trung đánh vào tòa Dinh thự vẫn còn nguyên vẹn. Đấy cũng là niềm tự hào, đánh dấu bước ngoặt thắng lợi hoàn toàn của dân tộc đi đến hòa bình độc lập, thống nhất nước nhà.

Đến với Dinh Độc Lập, không chỉ để chiêm nghiệm không gian lý tưởng và tầm vóc kiến trúc đặc sắc, đậm chất lịch sử. Theo dòng lịch sử, sau khi Pháp chiếm được Nam Kỳ lục tỉnh vào năm 1867, đến tháng 2 năm 1868 ông thống đốc Nam kỳ Lagrandiere đã đặt viên đá đầu tiên trong buổi lễ xây dựng lại dinh thống đốc cũ được xây dựng vào năm 1863 làm bằng gỗ, khu dinh mới này được xây dựng theo bản phác thảo của kiến trúc sư Hermite.

Dinh được xây dựng trên diện tích 4.500m², diện tích sử dụng 20 ngàn m², gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng trệt, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng. Toàn bộ dinh có hơn 100 căn phòng có chức năng và mục đích sử dụng riêng.

Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rợp bóng cây. Phía trước và phía sau cũng là 2 công viên cây xanh. Giữa những năm 1960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất. Các hệ thống phụ trợ bên trong thuộc loại hiện đại trên thế giới lúc bấy giờ. Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm phong cảnh Việt Nam bằng sơn mài, sơn dầu.

Đến năm 1945 khi Nhật đảo chính Pháp, tòa nhà trở thành nơi làm việc của Nhật, đến cuối tháng 9 năm 1945, nó trở lại chức năng là nơi làm việc của chính quyền Pháp khi Nhật thất bại trong thế chiến II. Sau năm 1954, khi Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống đã cho đổi thành Dinh Độc Lập.

Sau khi phần lớn Dinh bị phá hủy sau một cuộc ném bom của đảng đối lập vào năm 1962, Ngô Đình Diệm đã cho xây dựng lại Dinh mới ngay trên khu đất cũ theo bản thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Đầu tháng 11/1963 Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát nên mãi đến năm 1966 mới hoàn thành. Từ đó cho đến năm 1975 đây là nơi ở và làm việc của các đời tổng thống Nam Việt Nam, đồng thời cũng là biểu tượng quyền lực của chế độ này.

Ngày nay Dinh Độc Lập là nơi đánh dấu kết thúc thời gian dài chia cắt, mở đường cho sự thống nhất đất nước. Biểu tượng quyền lực của chế độ cũ đã được thay đổi thành biểu tượng hòa bình, nơi tổ chức các hội nghị, cuộc họp quan trọng của thành phố và tham quan lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước đến để hiểu hơn về lịch sử vang bóng một thời của dân tộc Việt Nam anh dũng kiên cường.

Quốc Kỳ

Tin khác

Thái Bình: Huy động gần 5 tỷ đồng để thực hiện chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2024

Thái Bình: Huy động gần 5 tỷ đồng để thực hiện chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2024

(CLO) Tại lễ ra quân, Ban tổ chức đã huy động được gần 5 tỷ đồng từ các nguồn lực để thực hiện chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2024 tại Thái Bình.

Đời sống
Hà Nam: Khởi động Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Hà Nam: Khởi động Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

(CLO) Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024 của Hà Nam gồm chương trình Tiếp sức mùa thi và các Chiến dịch tình nguyện: Mùa hè xanh, Hoa phượng đỏ, Kỳ nghỉ hồng, Hành quân xanh.

Đời sống
TP. HCM ghi nhận 442 ca tay chân miệng trong 1 tuần, tăng 25% so với tuần trước

TP. HCM ghi nhận 442 ca tay chân miệng trong 1 tuần, tăng 25% so với tuần trước

(CLO) Chỉ trong 1 tuần, TP. HCM ghi nhận tới 442 ca mắc tay chân miệng trên địa bàn thành phố, tăng hơn 25% so với trung bình 4 tuần trước đó.

Đời sống
Dự báo thời tiết 19/5/2024: Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to

Dự báo thời tiết 19/5/2024: Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 19/5/2024, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông về chiều tối, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, có nơi trên 150mm.

Đời sống
Gia Lai: Thanh niên đăng tin vu khống lực lượng CSGT lên Tik Tok để câu like

Gia Lai: Thanh niên đăng tin vu khống lực lượng CSGT lên Tik Tok để câu like

(CLO) Vì muốn câu view, câu like nên C. đã đăng tải 2 video có nội dung tiêu cực, sai sự thật liên quan đến lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) lên mạng xã hội.

Đời sống