Thanh Hóa: Dự án “đắp chiếu” 12 năm, người dân và chính quyền ngán ngẩm đề nghị thu hồi!

Thứ năm, 12/08/2021 10:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Từng là niềm hy vọng đổi thay một vùng đất khó nhưng sau 12 năm, nhà máy xi măng Thanh Sơn (Ngọc Lặc, Thanh Hóa) vẫn trong tình trạng “đắp chiếu”. Cả người dân và chính quyền địa phương đều đề nghị thu hồi dự án.

Dự án Nhà máy xi măng Thanh Sơn tại xã Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận đầu tư tháng 2008, cho thuê đất năm 2009. Chủ đầu tư là Công ty CP Xi măng Thanh Sơn (Công ty Thanh Sơn). Dự án có tổng mức đầu tư 1.430 tỷ đồng, công suất 950.000 tấn/năm. Thời điểm đó, nhà máy xi măng Thanh Sơn từng được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích thúc đẩy sự phát triển của huyện Ngọc Lặc nói riêng và khu vực miền Tây Thanh Hóa nói chung. Tuy nhiên, sau 12 năm, dự án vẫn “đắp chiếu”, gây lãng phí nguồn lực đất đai.

Đất “cơm trên cá dưới” của người Mường bị bỏ hoang

Ngay sau khi được bàn giao đất, chủ đầu tư đã tiến hành xây dựng hạ tầng kỹ thuật, cổng, tường rào, sân đường nội bộ, nhà ở công nhân và một số công trình phụ trợ khác. Tuy nhiên, do thiếu vốn nên đến cuối năm 2010, việc xây dựng bị tạm dừng. Từ đó đến nay, gần 40ha đất chỉ còn những dãy nhà xiêu vẹo, cỏ mọc um tùm. Một số vị trí bị biến thành nơi chăn thả gia súc và hồ cá.

Báo Công luận

Phóng viên đã tìm cách liên hệ với chủ đầu tư nhưng cả người dân và đại diện chính quyền địa phương đều không biết đầu mối. Họ cho biết, chỉ có một bảo vệ được thuê để trông coi các dãy nhà xệp xệ.

Nhìn những dãy nhà bỏ hoang, những đoạn tường rào gãy đổ, anh P - một người dân trong vùng dự án xót xa: “Cách đây hơn 10 năm, thời điểm đó chưa có nhà máy, xí nghiệp như bây giờ nên thanh niên địa phương chúng tôi vô cùng phấn khởi khi nhà máy xi măng Thanh Sơn được khởi công. Nhiều người đã theo học các nghề liên quan đến sản xuất, vận hành xi măng với mong muốn được làm việc sau khi dự án hoàn thành. Nhưng học xong chờ mãi mỏi mòn mà không thấy đâu”.

Cũng theo anh P, người dân ở đây rất thất vọng, bất bình vì nhiều gia đình đã phải nhường đất đai, vốn là cánh đồng lúa màu mỡ để xây dựng nhà máy. Họ cứ nghĩ có nhà máy, cuộc sống sẽ đỡ vất vả nhưng giờ thì chỉ là bãi đất bỏ hoang.

Cùng tâm trạng với anh P, ông Lê Phúc Hành - Chủ tịch UBND xã Thúy Sơn cũng tỏ ra ngán ngẩm khi nhắc đến nhà máy xi măng Thanh Sơn. Ông Hành thậm chí còn  không nhớ địa phương đã bao nhiêu lần kiến nghị cấp trên có biện pháp thu hồi dự án.

Báo Công luận

“Tất cả các cuộc họp trong thời gian gần đây về dự án nhà máy xi măng Thanh Sơn, đa số người dân trong xã đều đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi dự án. Mới đây nhất, 5 vị trí tường rào của dự án bị nứt gãy, đe dọa đến sự an toàn của người dân. Tôi đã phải báo cáo việc này lên huyện” – Chủ tịch xã Thúy Sơn bức xúc nói.

Chủ tịch xã Thúy Sơn Lê Phúc Hành là người gốc địa phương, chứng kiến cảnh 12 năm dự án vẫn bỏ hoang, ông Hành không khỏi xót xa, tiếc nuối: “Vị trí đầu tư nhà máy trước đây là vựa lúa của vùng. Theo cách ví von của người Mường, đó là đất  “cơm trên cá dưới”, rất trù phú. Nhưng vì sự phát triển của địa phương, bà con đã di dời nhường đất cho nhà máy”.

Dự án Nhà máy Xi măng Thanh Sơn tại xã Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc đắp chiếu nhiều năm.

Dự án Nhà máy Xi măng Thanh Sơn tại xã Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc đắp chiếu nhiều năm.

Theo báo cáo của UBND huyện Ngọc Lặc, có 206 hộ dân tại 4 thôn của xã Thúy Sơn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án. Người dân đã hy sinh đất ở, đất nông nghiệp để giải phóng mặt bằng thực hiện nhà máy nên không còn đất để canh tác. Số người dân đi học nghề để hy vọng được làm việc trong nhà máy đã phải đi tìm việc làm khác khiến cuộc sống khó khăn, thu nhập không ổn định.

Dự án không còn phù hợp

Mặc dù “đắp chiếu” suốt 12 năm qua nhưng mới đây, chủ đầu tư Nhà máy xi măng Thanh Sơn lại có văn bản gửi chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, đề nghị  nâng công suất lên 2,5 triệu tấn/năm (gấp gần 3 lần công suất đầu tư ban đầu).

Ông Lê Phúc Hành - Chủ tịch UBND xã Thúy Sơn cho biết: tháng 2/2021, chủ đầu tư có về làm việc tại địa phương, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân trước khi đề nghị nâng công suất và tái khởi động dự án. Xã đã tổ chức họp dân, lấy ý kiến của 5 thôn sinh sống cách nhà máy khoảng 1km trở lại nhưng tất cả các ý kiến đều không đồng ý cho doanh nghiệp tiếp tục xây dựng nhà máy.  Người dân và các chính quyền đều thống nhất kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi dự án, chuyển sang lĩnh vực khác ít ảnh hưởng tới môi trường, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Báo Công luận

UBND huyện Ngọc Lặc cũng đề nghị không xem xét điều chỉnh công suất nhà máy, có hướng xử lý, thu hồi vì vi phạm tiến độ đầu tư; bỏ quy hoạch nhà máy xi măng Thanh Sơn tại khu vực trên, đề xuất điều chỉnh quy hoạch là đất công nghiệp thu hút các ngành nghề sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.

Các vị trí mỏ đá vôi, đất sét làm nguyên liệu phục vụ dự án tại khu vực núi Sắt là những địa danh văn hóa truyền thống của người Mường gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của anh hùng dân tộc Lê Lợi. Do đó, theo UBND huyện Ngọc Lặc, nếu tiếp tục thực hiện dự án sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan môi trường khu vực.

Báo Công luận

Theo tìm hiểu của phóng viên được biết, khoảng cách từ Trung tâm nhà máy xi măng Thanh Sơn đến khu dân cư thực tế khoảng trên dưới 500m, không đảm bảo theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng – QCVN 01:2019/BXD quy định là: 1.000m. Vị trí xây dựng nhà máy nằm trong đô thị trung tâm miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa được phê duyệt quy hoạch năm 2016. Theo quy định dự án nhà máy xi măng Thanh Sơn thuộc loại xí nghiệp độc hại cấp I, phải quy hoạch ngoài khu vực xây dựng đô thị.

Hiện Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao cho các ngành chức năng rà soát, báo cáo tình hình thực hiện dự án và việc nâng công suất nhà máy xi măng Thanh Sơn.

Quang Duy

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra