Thanh Niên - “suối nguồn” của báo chí cách mạng

Thứ tư, 13/06/2018 07:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Thời đại mới mở ra từ ngày đầu cách mạng. Lịch sử Báo chí cách mạng Việt Nam cũng bắt đầu khi báo Thanh Niên ra đời cách đây 93 năm - ngày 21/6/1925. Đẹp vô vàn tờ báo do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập đi xuyên thế kỷ. Đó là suối nguồn cách mạng qua năm tháng tạo dựng nên sự nghiệp báo chí nước nhà hào hùng như dòng sông không ngừng chảy, ắp đầy khát vọng độc lập, tự do, hòa bình bác ái…

Cuối năm 1924 của thế kỷ trước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh rời Đông Bắc Thái Lan, xứ sở Chùa Vàng đến Quảng Châu (Trung Quốc) với bí danh Lý Thụy. Đã quen những năm bôn ba đây đó, Người ở lại ngôi nhà 248-250 đường Văn Minh lặng lẽ thực hiện sứ mệnh lịch sử mà Người ôm ấp, nung nấu nhiều năm trời, kế sau ra báo “Người Cùng Khổ” - Cơ quan ngôn luận của các dân tộc bị áp bức và thuộc địa; Luận cương nổi tiếng thời đại “Bản án chủ nghĩa thực dân” ở Paris tuyết trắng, ngã ba văn hóa châu Âu.

Tại Quảng Châu có hai sự kiện: Năm 1925-1926 Bác Hồ lần lượt mở 3 lớp huấn luyện cho 50 cán bộ cách mạng từ trong nước sang. Bác vừa là người lãnh đạo, vừa là giảng viên, vừa là giáo vụ lo việc học hành, hậu cần của chừng ấy học viên trong âm thầm của cách mạng còn trứng nước.

Sự kiện thứ hai, Bác sáng lập báo Thanh Niên - Cơ quan của Tổ chức Thanh Niên Cách mạng đồng chí Hội - tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay. Đó là cột mốc lịch sử quan trọng, tràn đầy năng lượng đủ sức phá vỡ thế độc quyền của báo chí thực dân, phong kiến thời đó, mở toang con đường mới lạ, con đường của dòng báo chí cách mạng Việt Nam hình thành, phát triển về sau ở tầm cao.

Người viết bài này có may mắn đặt chân tới đây. Trong xúc động trào dâng  của niềm tin và biết ơn đã không cầm được nước mắt khi nhìn thấy những dấu tích xưa, ắp đầy ký ức thời cách mạng non trẻ, tuy đã trải nhiều thập kỷ nay vẫn còn như tất cả. Chiếc ghế bành làm bằng mây mà lúc sinh thời Bác kính yêu vẫn ưa dùng đến máy chữ, máy in roneo hay bàn làm việc của Bác… Phía sau, ngay cầu thang (thoát hiểm) là những dãy bàn học, bảng đen, giường 2 tầng, những chiếc chậu đồng đựng nước rửa mặt của học viên…

Báo Công luận
 

Số báo đầu tiên ra ngày 21/6/1925. Măng sét viết hai chữ Thanh Niên bằng âm Việt và âm Hán. Tất cả in thủ công trên giấy sáp. Số báo chào đời, số báo lịch sử in trên trang đầu tuyên ngôn 6 điểm của báo chí cách mạng: Vạch rõ mâu thuẫn dân tộc nô lệ với chủ nghĩa đế quốc thực dân; Khẳng định con đường cách mạng của Việt Nam là Độc lập dân tộc, giải phóng giai cấp cần lao; Lực lượng cách mạng là toàn dân; Người cách mạng phải hy sinh vì nghĩa cả; Cần có Đảng Cộng sản lãnh đạo và Tổ chức quần chúng cách mạng; Cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng Tháng Mười Nga.

Số 2 ra sau đó 3 ngày - ngày 28/6/1925 với chủ đề tràn trề khát vọng độc lập, tự do với cụm từ: “Phá lồng”, nghĩa là cách mạng phải dùng bạo lực để lật đổ đế quốc, phong kiến. Phá lồng là khát vọng đến cháy bỏng, gợi nhớ về một bài thơ của Người sáng tác khi bị giam cầm ở nhà tù Quốc dân đảng “Thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao”. 

Số 6 ra ngày 12/12/1926, báo luận giải đang trong đêm dài nô lệ, mất nước, nhiệm vụ bước đầu của cách mạng là đánh đuổi đế quốc. Lực lượng cách mạng hùng hậu ở về toàn dân, lấy công nông làm nòng cốt. Tư tưởng đó là dòng chảy cuồn cuộn, như sợi chỉ hồng chỉ đỏ xuyên suốt trong tâm hồn, phong cách của Bác. Bởi thế, Người gọi nhân dân là bầu trời bao la, cội nguồn của mọi thắng lợi của cách mạng.

Lịch sử cách mạng Việt Nam ghi nhận, nhờ sự chỉ đạo sáng suốt, kịp thời của Nguyễn Ái Quốc, báo Thanh Niên có vai trò to lớn trong việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sau đó 5 năm, ngày 3/2/1930 sôi động, sống động. Với kẻ thù, báo Thanh Niên ra đời như vầng đông ngời sáng, lan tỏa, đầy nhiệt thừa sức đốt cháy tất cả sự đen tối, khiến bọn chúng lo sợ, tìm mọi cách đối phó. Tên mật thám Pháp ở Đông Dương ngày đó là Louis Marty trong các giấy tờ theo dõi hòng phá hoại cách mạng Việt Nam đã viết: “Cần phải nói ngay rằng, tờ báo của Nguyễn Ái Quốc được tất cả các đảng viên ở trong nước, ngoài nước và đông đảo người cảm tình đọc. Họ còn chép tay ra nhiều bản để nhân rộng người đọc. Vì thế phải chăn lại”…

Về địa điểm lịch sử ra đời của báo, trước cửa nhà có tấm biển đề: “Quý nhân xuất môn chiếu đãi vũ”. Người thăm Bảo tàng đi lên 24 bậc thang bằng gỗ để chiêm ngưỡng mọi thứ. Chị Phan Tiệp người thuyết minh Bảo tàng cho hay: Ngôi nhà này vốn có 20 gia đình ở tầng 2. Năm 1971, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cùng Thủ tướng Chu Ân Lai đến thăm nơi đây. Chu Thủ tướng chỉ thị, và chỉ trong một đêm các gia đình đã chuyển đến nơi ở mới. Từ đó, ngôi nhà trở thành nhà lưu niệm thuộc Viện Bảo tàng Quảng Châu, được bạn giữ gìn chu đáo, trân trọng, hằng ngày đón nhiều du khách trong nước, quốc tế đến thăm.

Chỉ mấy giờ đến nơi đầu nguồn của “Suối nguồn cách mạng” mà lòng bồi hồi xúc động. Ra khỏi cửa bước nhẹ trên đường Văn Minh với những hàng cây cổ thụ, gỗ rễ tỏa nhẹ như chòm râu của Bác. Cây lá sum suê tựa tâm hồn của Bác che mát cho đồng bào cả nước hơn ba phần tư thế kỷ. Mặt tiền Bảo tàng lát những viên đá xanh như còn in dấu chân Người đi về thuở lập báo Thanh Niên. Lần theo vết chân thần kỳ của Người qua Nhật ký trong tù, đủ biết Bác của chúng ta từng bị giam cầm ở không ít nhà tù như: Thiên Bảo, Diên Đông, Đông Chinh, Long An, Ung Ninh, Quế Lâm rồi giải về Trùng Khánh, trở lại Thiểm Tây… Đó là một thời của Bác, “Thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao”, của “mong manh áo vải hồn muôn trượng”.

Báo Công luận
 

Giá trị nhân bản, trường tồn của báo Thanh Niên do Bác Hồ sáng lập mang tính cách mạng, thời đại, người dẫn đường và nó sống mãi với non sông xứ sở. Đã 93 năm trời, thế gian trải bao giông tố, bão bùng mà hơi thở như của hôm nay.

Lịch sử vốn khéo xếp đặt. Không xa mấy nơi báo Thanh Niên ra đời là đền Hoàng Hoa Cương, nơi đặt mộ nhà cách mạng trẻ tuổi Phạm Hồng Thái cùng mộ 72 liệt sĩ cách mạng Tân Hợi có bút tích của Tôn Dật Tiên với 4 chữ “Hào khí trường tồn”. Phạm Hồng Thái hy sinh năm 1924 khi thực hiện mưu sát tên toàn quyền Đông Dương bất thành, bị đuổi bắt sát bờ sông Quảng Châu, cùng đường, người anh hùng họ Phạm nhảy xuống sông rồi mãi mãi không trở về.

Mộ Phạm Hồng Thái xây dựng phía sau đồi thoai thoải, xuống 7 bậc cấp và đi lên 15 bậc cao. Xung quanh là những cây thông cao vừa phải, gió thổi rì rào tạo nên những bản tình ca ru hồn các liệt sỹ yên nghỉ nơi suối vàng Hoàng Hoa Cương.

Kính thưa Bác, chỉ 7 năm nữa thôi báo Thanh Niên do Bác sáng lập tròn 1 thế kỷ. Theo con đường của Bác, báo chí nước nhà vượt qua cuộc trường chinh giải phóng dân tộc dài ba thập kỷ, 32 năm đổi mới, 6 năm học tập, làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách của Người đã và đang phát triển ở tầm cao, luôn đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của dân tộc, hội nhập báo chí quốc tế với tất cả hiến dâng.

Mới nhất, nhân kỷ niệm 68 năm ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4), hàng trăm nhà báo hành hương về ATK Định Hóa. Thành kính thăm nhà lưu niệm của Bác ở Đèo De. Tri ân nơi ra đời của Hội ở Điềm Mặc. Vậy là Bác ở bên này Đèo De, con cháu làm báo ở bên kia núi Hồng. Sự nghiệp báo chí Bác dày công gieo trồng, vun xới trong gian lao tần tảo nay là cả rừng hoa ngát hương thời đại.

Nguyễn Xuân Lương

Tin khác

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo