Thanh toán điện tử: Bao giờ trở thành thói quen?

Thứ tư, 16/12/2015 15:56 PM - 0 Trả lời

"Vấn đề phải biến thanh toán điện tử trở thành một trong những hành vi tiêu dùng thường nhật của người dân Việt Nam" Đây là phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam 2015 vừa diễn ra sáng nay (16/12 )tại Hà Nội. Vấn đề này cũng chính là một câu hỏi của nhiều chuyên gia và doanh nghiệp (DN) đưa ra trong khuôn khổ diễn đàn..

(CLO) "Vấn đề phải biến thanh toán điện tử trở thành một trong những hành vi tiêu dùng thường nhật của người dân Việt Nam" Đây là phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam 2015 vừa diễn ra sáng nay (16/12 )tại Hà Nội. Vấn đề này cũng chính là một câu hỏi của nhiều chuyên gia và doanh nghiệp (DN) đưa ra trong khuôn khổ diễn đàn.

[caption id="attachment_70067" align="aligncenter" width="700"]Olimpicshop Thanh toán điện tử khi trở thành thói quen tiêu dùng sẽ tạo nên một cuộc "cách mạng" trong quy trình thanh toán của người dân Việt Nam - Ảnh minh họa[/caption]

Tại diễn đàn này Phó Thủ  tướng Vũ Đức Đam cho hay, hoạt động thương mại điện tử hiện nay là một trong những đòi hỏi bức thiết của xã hội văn minh. Tại Việt Nam, thanh toán điện tử được đánh giá một bước tiến mới khi xây dựng nền kinh tế theo "chuẩn quốc tế". Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam, thanh toán điện tử vẫn chưa trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực giống như tại nhiều quốc gia trên thế giới bởi một bất cập về thói quen tiêu dùng của hơn 90 triệu người dân Việt Nam.

"Thanh toán điện tử mở ra nhiều kỳ vọng cũng như khả năng cải cách hành chính cho Việt Nam. Nếu 90% người dân Việt Nam sử dụng phương thức thanh toán này thì GDP của cả nước đã tăng đến 1%", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Nhìn lại quãng thời gian vừa qua, thanh toán điện tử nổi cộm lên trong lĩnh vực nộp thuế của DN và thu được những kết quả tích cực về chi phí thực hiện, thời gian chờ đợi cũng như sự văn minh và minh bạch trong quá trình nộp thuế. Nhưng khi đưa thanh toán điện tử vào cuộc sống của người dân thì lại trở thành một trong những vấn đề còn quá nhiều rào cản.

Theo xếp hạng từ Trung tâm số liệu Internet quốc tế từ năm 2010, Việt Nam đã luôn nằm trong Top 20 quốc gia có lượng người sử dụng internet nhiều nhất thế giới. Điều này cho thấy, người dân Việt Nam đã có thói quen sử dụng internet như một trong những nhu cầu bình thường của đời sống. Và chính thói quen này mở ra trước mắt một tiềm năng về phát triển thương mại điện tử và thanh toán điện tử.

Tuy nhiên, cái khó của xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam hiện nay chính là thói quen sử dụng tiền mặt. Tiền mặt đã trở thành một thói quen khó thay đổi của người dân Việt Nam. Hiện nay, xu hướng mua bán trên mạng đã rất thành công và chiếm lĩnh thị trường mua bán thông thường nhưng vấn đề nằm ở chỗ, người dân mua sắm qua mạng nhưng lại thanh toán hàng mua bằng hình thức tiền mặt, tức là trả tiền sau khi nhận hàng.

Vấn đề nằm ở chỗ, "người dân vẫn chưa quen và yên tâm với cách thanh toán mới này cũng như sự thiếu phối hợp và liên kết của các cơ quan chức năng như cơ quan thuế, các ngân hàng và Kho bạc Nhà nước trong việc đẩy mạnh áp dụng thanh toán điện tử vào cuộc sống", nhận định của ông Nguyễn Đại Trí - Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.

Thanh toán điện tử chỉ có thể trở thành thói quen của người dân Việt Nam khi người dân - họ nhìn thấy được lợi ích thiết thực cũng như sự thuận lợi của hình thức thanh toán này. Đơn cử là các DN, có đến 92% số lượng DN đăng ký nộp thuế điện tử và 40% thực hiện hình thức thanh toán này bởi lãnh đạo các DN nhìn nhận thấy rất rõ nét lợi ích của cách thức nộp thuế này.

Vấn đề của việc đưa thanh toán điện tử trở thành thói quen của người dân vào trong cuộc sống nằm ở vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ (công nghệ thông tin và hàng loạt chính sách hỗ trợ của các ngân hàng) cũng như chính sách truyền thông của Nhà nước và Chính phủ.

Thanh toán điện tử là một biểu hiện của thương mại điện tử - đích đến của Việt Nam trong mối quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia. Ngay cả trong Hiệp định thương mại tự do có sức ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu như TPP, thương mại điện tử cũng được đề cập đến là chương thứ 14 trong 30 chương của bản thỏa thuận giữa các nước.

Nhìn vi mô, thanh toán điện tử - thương mại điện tử có ý nghĩa thiết thực về giảm thiểu áp lực cho ngân sách Nhà nước trong in ấn và lưu hành nội tệ; tạo nên sự minh bạch và công khai của hàng loạt những hình thức kinh doanh của người dân đến DN; phát triển nhanh chóng công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế.

Nhìn về mặt vĩ mô, hình thức thanh toán này có ý nghĩa thiết thực cho Việt Nam khi hội nhập quốc tế và quá trình làm việc của DN với hàng loạt các nước trong các hiệp định thương mại tự do FTAs mà Chính phủ đã và đang tiến hành ký kết.

Nhìn vào tiến trình phát triển của công nghệ 3G Việt Nam hiện nay, có đến 40 triệu người Việt Nam sử dụng gói cước này bởi họ nhìn thấy được lợi ích của dịch vụ này trong cuộc sống của họ. Và nhiều chuyên gia cũng đã dự đoán về sự bùng nổ của công nghệ 4G trong thời gian tới tại Việt Nam.

Xét toàn diện về các bước đi và hướng phát triển của mô hình này với thanh toán điện tử thì nhiều chuyên gia cũng đã nhận ra được nhiều điểm tương đồng. Về ý nghĩa xã hội và tác động kinh tế, thanh toán điện tử được xem như một xu hướng mới với nhiều ưu việt và ích lợi không chỉ cho người sử dụng và còn hàng loạt những hình thức kinh doanh mới có thể "bùng nổ" kèm theo.

Có lẽ, thanh toán điện tử nên cần được có một sự định hướng giống như với cách Việt Nam phát triển và ứng dụng thông tin liên lạc của dịch vụ internet mà đơn cử là mạng di động 3G và 4G đã rất thành công trong thời gian qua.

Quỳnh Liên

Tin khác

Ngày mai, giá xăng lại giảm tiếp?

Ngày mai, giá xăng lại giảm tiếp?

(CLO) Trong phiên điều chỉnh ngày mai (16/5), giá xăng trong nước có thể giảm trên dưới 300 đồng/lít tùy loại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng tăng cao trở lại, 'ôm' vàng liệu có trúng lớn?

Giá vàng tăng cao trở lại, "ôm" vàng liệu có trúng lớn?

(CLO) Sáng nay (15/5), giá vàng SJC bật tăng 800.000 đồng/lượng chiều bán ra, lên mức 89,8 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tăng nhập khẩu để bình ổn giá vàng trong nước: Rủi ro tiềm tàng

Tăng nhập khẩu để bình ổn giá vàng trong nước: Rủi ro tiềm tàng

(CLO) Một số ý kiến quan ngại, trong trường hợp Việt Nam tăng nhập khẩu vàng, duy trì dài hạn việc đấu thầu vàng sẽ ảnh hưởng lớn tới ngoại hối và công tác điều hành tỷ giá.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hệ sinh thái Fuji của ông Nguyễn Trường Giang quy mô hàng nghìn tỷ, kinh doanh bết bát, nhiều năm thua lỗ, vẫn nhận được dự án nghìn tỷ tại Bắc Giang

Hệ sinh thái Fuji của ông Nguyễn Trường Giang quy mô hàng nghìn tỷ, kinh doanh bết bát, nhiều năm thua lỗ, vẫn nhận được dự án nghìn tỷ tại Bắc Giang

(CLO) Fuji Phúc Long và Fuji Bắc Giang là 2 pháp nhân tiêu biểu trong hệ sinh thái các doanh nghiệp liên quan đến doanh nhân Nguyễn Trường Giang - Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang. Cả 2 đều có quy mô lên đến hàng nghìn tỷ đồng nhưng kinh doanh bết bát và nhiều năm thua lỗ.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank lần thứ 5 được vinh danh trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

SeABank lần thứ 5 được vinh danh trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

(CLO) Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã được vinh danh tại nhiều giải thưởng quan trọng trong nước và quốc tế gồm: Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam (Vietnam Report); Top 50 doanh nghiệp dẫn đầu năm 2024 (The Silicon Review - Mỹ), ghi nhận những nỗ lực không ngừng của Ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Thị trường - Doanh nghiệp