Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa công bằng với các trường đại học

Thứ năm, 20/08/2020 10:43 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cùng là kết luận thanh tra sai phạm nhưng việc đăng công khai trên website của Thanh tra Bộ GD&ĐT lại có trường đăng, trường không dẫn đến sự bất bình đẳng đối với các trường đại học.

Sai phạm của Trường Đại học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội được thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chỉ ra với một hệ thống lỗi ngoài sức tưởng tượng của nhiều chuyên gia giáo dục.

Một trong những lý do dẫn tới sai phạm của trường đại học này kéo dài được cho là có sự buông lỏng trong quản lý của Bộ GD&ĐT.

Thậm chí, dư luận có quyền đặt câu hỏi với những sai phạm như vậy nhà trường chỉ cần nộp tiền phạt cho qua thì không thỏa đáng.

Cũng liên quan đến sai phạm của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, có một điều rất lạ trong khi các kết luận thanh tra trước đây của Đại học Điện lực, Đại học Tân Tạo được Thanh tra Bộ GD&ĐT đăng công khai trên website của đơn vị, trong khi lần này lại không đăng công khai. 

Việc không công khai các kết luận thanh tra trên website là đi ngược hoàn toàn với xu thế số hóa và tạo ra các góc khuất cho tiêu cực phát sinh (ảnh TL).

Việc không công khai các kết luận thanh tra trên website là đi ngược hoàn toàn với xu thế số hóa và tạo ra các góc khuất cho tiêu cực phát sinh (ảnh TL).

Trả lời phóng viên Báo NB&CL về lý do không công khai trên trang website của Thanh tra Bộ GD&ĐT, ông Nguyễn Đức Cường Chánh thanh tra cho rằng đã thực hiện công bố tại cuộc họp và trường đã niêm yết theo quy định.

Như vậy có thể hiểu là Thanh tra Bộ không chủ trương đăng công khai trên cổng thông tin điện tử của đơn vị mình.

Trước ứng xử khác nhau của Thanh tra Bộ GD&ĐT giữa các trường đại học, có chuyên gia đã cho rằng như vậy là đối xử không công bằng với các trường. Việc đối xử như vậy là phân biệt, bất bình đẳng. Thậm chí còn đặt ra nhiều nghi vấn đằng sau sự không bình đẳng đó của Thanh tra Bộ.

Theo tìm hiểu của phóng viên, các sai phạm của Trường Đại học Điện lực hay của trường Đại học Tân Tạo chưa là gì nếu đặt bên cạnh sai phạm của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Đáng lẽ, với sai phạm của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thì cần thiết phải được công khai minh bạch hơn. Điều đó giúp phụ huynh, học sinh nhiều vùng miền trên cả nước biết đến các sai phạm đó nhằm sáng suốt hơn trong việc chọn lựa trường học cho con họ.

Phụ huynh có con đang theo học cũng có quyền được biết con họ đang theo học ngôi trường như thế nào. Trong bối cảnh học sinh cả nước chuẩn bị điều chuyển nguyện vọng thì việc công khai thông tin giúp họ có lựa chọn sáng suốt hơn.

Trong bối cảnh số hóa, trực tuyến thì không có lý do gì Thanh tra Bộ GD&ĐT lại đi ngược xu thế đó.

Bình luận về vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận Đại biểu Quốc hội Khóa 13, bà Bùi Thị An cho rằng, đề nghị Thanh tra Bộ GD&ĐT phải công khai tất cả các kết luận thanh tra trên website của Thanh tra Bộ nếu nội dung đó không liên quan đến bí mật nhà nước, quốc phòng an ninh.

Phải công khai hết kết luận thanh tra, không có chuyện trường công khai trường lại không. Còn nếu trường hợp đặc biệt thì phải giải thích được vì sao không công khai.

Việc công khai minh bạch là để bản thân người có lỗi rút kinh nghiệm, các cá nhân có liên quan trong tập thể  biết để đánh giá, kết luận thanh tra có đúng hay sai.

Trên cơ sở công khai minh bạch thì người dân mới giám sát đánh giá được. Nếu kết luận đó đúng thì sẽ nâng lòng tin đối với công tác thanh tra nhưng kết luận chưa đúng thì sẽ tham gia góp ý, xây dựng.

Bà Bùi Thị An nhấn mạnh: “Đề nghị phải công khai hết khi đã có kết luận thanh tra. Tất cả dù là trường đại học công lập, tư thục cũng đều phải công khai hết các kết luận thanh tra trên website”.

Qua trao đổi với các chuyên gia có thể thấy lý do không đăng công khai kết luận trên website của ông Cường là không thuyết phục.

Điều này không có ý nghĩa gì đối với sự minh bạch trong giáo dục và đào tạo mà thậm chí nảy sinh ra nhiều vấn đề mờ ám trong việc phát hiện và xử lý sai phạm trong giáo dục và đào tạo.  

Trinh Phúc  

Tin khác

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục