Thất thu cả tỷ đồng, chủ mặt bằng phố cổ nhất quyết không giảm một nghìn đồng

Chủ nhật, 03/01/2021 09:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Do không có khách thuê mới, nên nhiều chủ nhà tại phố cổ Hà Nội đã thất thu cả tỷ đồng. Dù vậy, khi có người đề cập tới việc hỗ trợ giảm giá thuê, chủ nhà nhất quyết không giảm, dù chỉ một nghìn đồng.

Khó cho thuê nhưng các chủ nhà phố cổ vẫn không chịu giảm giá. Ảnh minh họa

Khó cho thuê nhưng các chủ nhà phố cổ vẫn không chịu giảm giá. Ảnh minh họa

Kể từ tháng 2/2020, một cửa hàng rộng 60 m2, trên phố Hàng Ngang đã treo biển cho thuê toàn bộ cửa hàng với mức giá 180 triệu đồng/m2. Theo hợp đồng thuê nhà, khách thuê sẽ phải đặt cọc 1 tháng và đóng tiền nhà theo quý, bán niên hoặc một năm/lần.

Như vậy, nếu không xuất hiện dịch bệnh, mỗi năm, chủ nhà này có thể bỏ túi khoảng 2,34 tỷ đồng.

Sau 6 tháng không tìm được khách mới, chủ mặt bằng này quyết định “xuống nước” khi giảm giá từ 180 triệu đồng/tháng, xuống 150 triệu đồng/tháng đối với hợp đồng dưới 1 năm. Nếu hợp đồng trên 1 năm, giá thuê sẽ là 120 triệu đồng/tháng, tuy nhiên phải thanh toán 1 năm/lần, dao động khoảng 1,5 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, theo bản hợp đồng mới, căn cứ vào tình hình dịch bệnh, giá thuê vẫn sẽ tăng giá mỗi năm. Nếu kết thúc được dịch bệnh, giá thuê năm thứ 2 sẽ trở về giá cũ là 180 triệu đồng/m2, còn nếu vẫn còn tiếp diễn sẽ tăng từ 3% - 5%/năm.

Ông H., chủ mặt bằng này khẳng định, việc “xuống nước” giảm giá tại phố cổ Hà Nội, nơi được mệnh danh là “mảnh đất vàng” được coi là một động thái hiếm khi xuất hiện.

“Từ xưa tới nay, giá thuê tại phố cổ chỉ tăng, khó giảm. Nếu giảm cũng chỉ vài triệu đồng/tháng. Năm 2020, nhiều cửa hàng giảm tới 30% - 40%, tổng số tiền lên tới vài chục triệu là điều hiếm khi xảy ra”, ông H. quả quyết.

Ở thời điểm hiện tại, sau gần 1 năm “ế” vì không có khách mới thuê, ông H. vẫn kiên quyết giữ nguyên giá thuê cũ từ 120 triệu - 150 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, thay vì trả tiền theo quý hoặc theo năm, ông H. chấp nhận đóng tiền theo tháng và đặt cọc trước 1 tháng.

“Từ đầu tháng 10 tới nay cũng có nhiều người đến hỏi thuê nhưng không thống nhất được giá, nên mặt bằng vẫn để trống. Dù mất khoản tiền cho thuê hàng năm, lên tới cả tỷ đồng, nhưng tôi không lo lắng lắm. Bởi, dịch bệnh đang được kiểm soát tốt, trong vài tháng tới, kiểu gì chẳng có khác tìm tới”, ông H. quả quyết.

Có cùng quan điểm với ông H., bà M. một chủ mặt bằng 4 tầng khác, trên phố Hàng Bè nhất quyết không giảm giá thuê, dù chỉ một nghìn đồng.

Theo bà M., cả năm 2020 doanh thu từ việc cho thuê mặt bằng đã trở về con số 0, nên có chờ thêm vài tháng nữa để dịch bệnh được kiểm soát cũng không còn là vấn đề quan trọng.

Được biết, trước đây, mặt bằng này được một doanh nghiệp thuê để làm khách sạn mini với giá 160 triệu đồng/tháng, tương đương 2 tỷ đồng/năm. Sau khi dịch bệnh bùng phát, bà M. đã 2 lần chấp nhận giảm giá lần lượt là 140 triệu đồng/tháng và 120 triệu đồng/m2.

“Mặc dù, năm ngoái gia đình tôi mất trắng khoảng 2 tỷ đồng từ việc cho thuê. Tuy nhiên, nhiều người viện cớ dịch bệnh để ép giá xuống dưới 100 triệu đồng/tháng là điều vô lý, nên thuyết phục cỡ nào tôi cũng không thể giảm dưới 120 triệu đồng/tháng”, bà M. nói.

Bà M. lý giải, sở dĩ gia đình không giảm giá thuê mặt bằng là do dịch bệnh tại Việt Nam đang được kiểm soát tốt. Hoạt động du lịch nội địa cũng đang nhộn nhịp trở lại. Do đó, việc giảm giá sâu hơn nữa là điều khó có thể xảy ra.

Dân phố cổ quyết giữ giá cho thuê. Ảnh minh họa.

Dân phố cổ quyết giữ giá cho thuê. Ảnh minh họa.

Theo đánh giá của một số chuyên gia, tình trạng mặt bằng kinh doanh để trống trên các khu đất vàng của Hà Nội vẫn sẽ tiếp diễn tới hết quý I/2020, và có thể lan sang quý II/2020, tùy thuộc vào việc Chính phủ Việt Nam mở cửa khẩu và đón du khách quốc tế trở lại.

Các giá thuê mặt bằng tại phố cổ không giảm giá, đương nhiên người chịu thiệt hại là chủ nhà. Vì vậy, việc chủ nhà có thể đàm phán với khách thuê, để tìm ra mức giá thuê phù hợp cũng chính là tự cứu lấy mình.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo và Công luận, ông Trương Hoài An, chuyên gia bất động sản cho rằng, giá cho thuê mặt bằng tại phố cổ nhiều năm qua neo ở mức cao, nên rất khó để chủ nhà chấp nhận giảm trên 50%.

Ông An đánh giá, nhiều chủ nhà phố cổ vẫn còn giữ quan điểm “một tấc đất ở phố cổ cũng hái ra được tiền tỷ”, nên khách thuê rất khó đàm phán. Họ thà chịu lỗ, mất tiền tỷ chứ nhất quyết không làm mất đi giá trị của thương hiệu “phố cổ Hà Nội”.

Dù vậy, vẫn có một số chủ mặt bằng hiểu được khó khăn của doanh nghiệp, từ đó chủ động giảm giá thuê, thậm chí là miễn phí 3 - 6 tháng thuê mặt bằng. Giải pháp này có thể khiến chủ mặt bằng giảm doanh thu hằng năm, nhưng giữ được “mối” khách quen, không phải chật vật tìm kiếm khách thuê mới.

“Nếu tình hình dịch bệnh ổn định, chủ của các mặt bằng này cũng thu hồi vốn về nhanh hơn so với nhóm mặt bằng nhất quyết không giảm giá”, ông An nói.

Lâm Tú

Tin khác

Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

(CLO) Loại hình BĐS có thể vừa ở, vừa kinh doanh của Vinhomes Golden Avenue (Móng Cái, Quảng Ninh) ngày càng hiện diện nhiều hơn trong “giỏ hàng” phải có của các nhà đầu tư cũng như người mua ở thực, nhờ đẳng cấp sống vượt trội và lợi nhuận hấp dẫn cả trong ngắn và dài hạn.

Bất động sản
TP HCM: Dừng hợp đồng BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, chuyển sang đầu tư công

TP HCM: Dừng hợp đồng BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, chuyển sang đầu tư công

(CLO) Chủ tịch UBND TP HCM thống nhất đề xuất dừng đầu tư dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BT). Đồng thời, chuyển dự án này sang phương thức đầu tư công.

Bất động sản
Các địa phương ồ ạt đấu giá đất nền, thị trường sắp “dậy sóng”?

Các địa phương ồ ạt đấu giá đất nền, thị trường sắp “dậy sóng”?

(CLO) Bộ Xây dựng cho biết, việc tổ chức đấu giá đất nền tại một số địa phương cũng được coi là một yếu tố có thể tác động giúp thị trường đất nền sôi động hơn trong thời gian tới.

Bất động sản
Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

(CLO) Với mức tăng chóng mặt như hiện nay, giấc mộng mua nhà thành phố của nhiều người đang dần trở nên xa vời. Trong khi đó, với giới nhà giàu, họ vẫn đang có dự định tiếp tục đầu tư bất động sản.

Bất động sản
Bất động sản đang hồi phục nhưng vẫn chưa lấy lại được 'phong độ'

Bất động sản đang hồi phục nhưng vẫn chưa lấy lại được "phong độ"

(CLO) Lãi suất thấp, pháp lý được tháo gỡ và nhiều yếu tố khác đã và đang giúp thị trường bất động sản hồi phục.

Bất động sản