Thế giới đứng trước thách thức mang tên ‘Omicron’

Thứ bảy, 18/12/2021 06:46 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sự xuất hiện và lây lan nhanh của biến thể Omicron khiến tiến trình mở cửa trở lại tại nhiều nước đang đối mặt với thách thức mới, đi kèm nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh.

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 18/12 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19  trên toàn cầu trên 273.811.999 ca, trong đó có 5.358.891 người tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 592.894 trường hợp mắc COVID-19 và 5.717 ca tử vong.

the gioi dung truoc thach thuc mang ten omicron hinh 1

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Coral Gables, Miami, Mỹ. Ảnh: AFP

Với sự xuất hiện và lây lan nhanh của biến thể Omicron, tiến trình mở cửa trở lại tại nhiều nước đang đối mặt với thách thức mới, đi kèm nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh.

Chỉ trong vài tuần, biến thể Omicron đã làm đảo ngược những tính toán mới đây về COVID-19. Nhiều nước đã phải áp dụng trở lại biện pháp hạn chế đi lại, kêu gọi người dân làm việc ở nhà, đồng thời đẩy nhanh chiến dịch tiêm mũi vaccine tăng cường cũng như đánh giá lại các chiến thuật từng được áp dụng như chứng nhận vaccine.

Thay đổi rõ nhất là tại Anh, nơi mà kế hoạch đón Giáng sinh năm mới như thường lệ của chính quyền Thủ tướng Boris Johnson đã bị sụp đổ. Phát biểu trước Quốc hội Anh đầu tuần này, Bộ trưởng Y tế Sajid Javid đã thừa nhận rằng Omicron có thể là mối đe dọa lớn nhất mà nước Anh gặp phải kể từ khi đại dịch bùng phát.

Các nước giàu có, sở hữu nguồn vaccine dồi dào từng hy vọng đại dịch đã lùi vào dĩ vàng giờ đang phải tính toán lại. Tuy nhiên, một số khác cho rằng những nước này đã hành động quá mức cần thiết. Phát biểu trên kênh Sky News (Anh) ngày 15/12, Giám đốc Hiệp hội Y tế Nam Phi, tiến sĩ Angelique Coetzee, nói rằng Anh đã tạo ra “chứng rối loạn phân ly” khi hành động quá mức trước mối đe dọa từ biến thể mới.

Nhiều người thậm chí còn cho rằng lây lan Omicron có thể là tín hiệu cho thấy đại dịch sắp kết thúc, với luận điểm biến thể mới này có độc lực kém và không gây ra tình trạng bệnh nặng như biến thể thống trị toàn cầu hiện nay là Delta. Quan điểm này dựa trên lý thuyết cho rằng Omicron sẽ lây lan nhanh hơn, nhưng mức độ gây bệnh nặng giảm đi trong quá trình tiến hóa của virus SARS-CoV-2, như những gì từng diễn ra với đại dịch cúm năm 1918.

Những quan điểm trên có đúng mức hay không? Rất khó để nói chắc chắn được điều gì ở thời điểm hiện tại, bởi còn quá sớm để khẳng định. Nhưng có một số điểm cần lưu ý.

Trước hết, ca nhiễm mới tăng nhanh. Hôm 15/12, Anh ghi nhận 78.610 ca mắc mới, mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát, vượt trên cả thời điểm biến thể Delta hoành hành dữ dội nhất ở nước này. Tình trạng bệnh nhân phải nhập viện cũng gia tăng, dù ở cấp độ nhẹ hơn, trong khi số ca tử vong gần như không thay đổi. Sử dụng dữ liệu từ một mô hình khoa học, Bộ trưởng Javid nhận định số ca mắc Omicron trong ngày hôm đó có thể lên tới 200.000 ca.

Một số chuyên gia dự báo Anh có thể đối diện với kịch bản 1.000.000 ca nhiễm/ngày vào cuối tháng này, với số lượng quá lớn, vượt khỏi giới hạn năng lực xét nghiệm ở Anh. Một nghiên cứu khác tại Nam Phi cũng chỉ ra rằng biến thể mới có mức độ lây lan cao, đồng thời cảnh báo xu hướng Nam Phi đi vào giai đoạn dịch bùng phát nghiêm trọng như ở Anh.

Bên cạnh đó, Omicron có khả năng làm giảm hiệu lực của các loại vaccine hiện hành: Một khảo sát mới đây ở Nam Phi cho thấy tiêm hai mũi vaccine Pfizer chỉ đem lại hiệu lực bảo vệ 33% trước biến thể Omicron. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ của vaccine trong ngăn chặn tình trạng bệnh nặng phải nhập viện vẫn được duy trì ở mức 70%.

Dữ liệu nghiên cứu tại Anh cũng cho thấy cơ chế tiêm hai liều vaccine Pfizer hay AstraZeneca không đủ để chống lại mức độ xâm nhập và lây lan của Omicron. Biến thể mới này khiến hiệu lực bảo vệ của Pfizer trong chống lây nhiễm chỉ còn 30-40% ở thời điểm 15 tuần sau khi tiêm mũi thứ hai. Tỷ lệ này còn thấp hơn với người tiêm đủ hai liều AstraZeneca.

Thông tin tốt chính là việc mũi tăng cường giúp tăng hiệu lực của vaccine. Ông Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, cố vấn Nhà Trắng về phòng chống COVID-19, ngày 15/12 khẳng định, không cần thiết phải nghiên cứu, phát triển vaccine đặc trị Omicron, bởi cơ chế tiêm liều tăng cường hiện nay đủ tăng khả năng bảo vệ trước Omicron.

the gioi dung truoc thach thuc mang ten omicron hinh 2

Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại hội chợ Giáng sinh ở Paris, Pháp. Ảnh: THX

Cuối cùng, còn quá sớm để coi nhẹ mức độ nghiêm trọng của Omicron. Dù độc lực có suy yếu hơn các biến thể trước, những Omicron vẫn có thể làm chệch hướng các chiến lược chống COVID-19. Dữ liệu ban đầu từ Nam Phi cho thấy Omicron gây ra tình trạng lây nhiễm ở thể nhẹ hơn, nhất là so với biến thể Delta. Nhưng chưa thể khẳng định được đây là do đặc tính của Omicron, hay là nhờ vào cấp độ miễn dịch cộng đồng cao ở Nam Phi dựa trên tiêm chủng, số đã bị lây nhiễm tự nhiên trước đó.

Nếu xu hướng suy yếu này ở Nam Phi là do Omicron, thì cũng chưa thể khẳng định chắc chắn nó sẽ đúng ở những nước khác. Ngay cả khi chỉ gây bệnh nhẹ, các bác sĩ và giới chuyên gia y tế công vẫn lo ngại về mức độ quá tải bệnh viện, do Omicron lây lan nhanh và kháng được vaccine.

Đáng lo ngại, yêu cầu về tiêm mũi tăng cường dường như xóa đi những kỳ vọng về đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng trên phạm vi toàn cầu. Các nước giàu sẽ phải mua, dự trữ liều tiêm tăng cường cho toàn dân, khiến tình trạng đứt gãy, mất cân bằng trong tiếp cận vaccine trầm trọng hơn.

Omicron đã làm thay đổi những quy tắc mang tính lý thuyết về đại dịch. Cuộc chiến chống lại đại dịch vẫn tiếp tục. Ngày COVID-19 biến mất sẽ vẫn còn ở rất xa, phía trước vẫn là một chặng đường khó khăn đối với toàn thế giới.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

TP HCM: Phát hiện cơ sở quảng cáo 'giảm béo chuẩn y khoa' trái phép

TP HCM: Phát hiện cơ sở quảng cáo 'giảm béo chuẩn y khoa' trái phép

(CLO) Mới đây, Sở Y tế TP HCM cho biết vừa phát hiện thêm một cơ sở đăng ký hộ kinh doanh và công ty TNHH trên địa bàn quận 10, dùng chung tên gọi ChungNam và có hành vi quảng cáo giảm béo trái phép.

Sức khỏe
Gia Lai: Triển khai dự án “Mắt giả yêu thương” gắn kết cộng đồng

Gia Lai: Triển khai dự án “Mắt giả yêu thương” gắn kết cộng đồng

(CLO) Đó là chương trình thiện nguyện hoàn toàn miễn phí do Bệnh Viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai triển khai từ ngày 15/5/2024, nhằm tìm và hỗ trợ những bệnh nhân kém may mắn, có hoàn cảnh khó khăn mong muốn được lắp mắt giả.

Sức khỏe
Bộ trưởng Bộ Y tế kêu gọi cán bộ, nhân viên ngành y đăng ký hiến tạng cứu người

Bộ trưởng Bộ Y tế kêu gọi cán bộ, nhân viên ngành y đăng ký hiến tạng cứu người

(CLO) Hiện nay, mới có hơn 86.000 người đăng ký hiến mô, tạng sau khi qua đời, trong khi danh sách chờ ghép tạng luôn ở mức hàng chục nghìn người và mỗi ngày có hàng chục người chết vì không có tạng ghép.

Sức khỏe
Bệnh viện Mắt Thanh Hóa: 60 năm xây dựng và phát triển

Bệnh viện Mắt Thanh Hóa: 60 năm xây dựng và phát triển

(CLO) Bệnh viện Mắt Thanh Hóa tiền thân là Trạm Mắt Thanh Hóa, được thành lập ngày 18/5/1964. Thời gian đầu thành lập chỉ có 10 cán bộ chuyên môn, qua nhiều lần đổi tên, đến năm 2005, bệnh viện chính thức mang tên Bệnh viện Mắt Thanh Hóa.

Sức khỏe
Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai chung tay bảo vệ đôi mắt cho học sinh

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai chung tay bảo vệ đôi mắt cho học sinh

(CLO) Góp phần bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh, nhiều ngày qua, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai đã phối hợp các trường khám, tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí cho hơn 1.200 học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Kon Tum.

Sức khỏe