Thế giới gần 62 triệu người mắc Covid-19, châu Âu vẫn là tâm dịch

Thứ bảy, 28/11/2020 08:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 579.612 trường hợp mắc Covid-19 và 10.284 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên sát gần 62 triệu người.

Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay Frankfurt, Đức, ngày 23/11/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay Frankfurt, Đức, ngày 23/11/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Đến 6 giờ sáng 28/11 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 61.930.062 ca, trong đó có 1.447.722 người thiệt mạng.

Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 218 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 42.742.104 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca nguy kịch hiện là 17.740.236 ca và 105.009 ca đang điều trị tích cực.

So với các ngày qua, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua tăng nhẹ.

Dịch tiếp tục chuyển tâm từ Mỹ, Ấn Độ và Brazil sang diện rộng, với số ca mắc cao ở nhiều nước, nhất là tại châu Âu. Mỹ tiếp tục là điểm dịch lớn số 1 thế giới.

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 270,938 ca tử vong trong tổng số 13.438.396 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 135.852 ca tử vong trong số 9.320.130 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 171.497 ca tử vong trong số 6.204.570 bệnh nhân.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Aachen, miền tây nước Đức, ngày 10/11/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Aachen, miền tây nước Đức, ngày 10/11/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN

Tại Đức, số ca mắc COVID-19 đã vượt 1 triệu người, lên mức 1.006.394 người, trong đó có 15.586 trường hợp không qua khỏi. Mặc dù chính phủ liên bang và chính quyền các bang vừa nhất trí nới lỏng các hạn chế phòng chống dịch trong dịp đón Giáng sinh và Năm mới, chính quyền bang Berlin dự kiến giữ nguyên các hạn chế tiếp xúc đang có hiệu lực, kể cả vào các dịp lễ cuối năm.

Thị trưởng Berlin Michael Müller cho biết các hạn chế về tiếp xúc (chỉ cho phép tối đa 5 người) sẽ được áp dụng ở Berlin từ ngày 1/12 và sẽ được duy trì kể cả trong các ngày nghỉ lễ cuối năm.

Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại London, Anh. Ảnh: TL

Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại London, Anh. Ảnh: TL

Tại Anh, Thủ tướng Boris Johnson cảnh báo nước này sẽ phải đối mặt với một mùa Đông khó khăn do dịch COVID-19, khi thời tiết lạnh tạo thuận lợi cho virus phát triển và làm gia tăng gánh nặng lên Cơ quan Y tế quốc gia Anh (NHS).

Trong khi đó, tình hình dịch bệnh tại Pháp đang có tín hiệu tích cực. Theo Thủ tướng Pháp Jean Castex, áp lực dịch COVID-19 đang giảm dần tại nước này so với các quốc gia châu Âu khác.

Theo đó, tỷ lệ lây nhiễm ở Pháp hiện là 0,65, tương đương mức mà nước này đã ghi nhận giữa tháng 5 vừa qua sau 3 tháng thực hiện các biện pháp siết chặt để phòng dịch.

Thống kê cho thấy ngày 26/11, Pháp ghi nhận 13.563 ca mắc mới, giảm hơn 2.700 ca so với ngày trước đó. Số trường hợp nhập viện cũng giảm 662 xuống 29.310 ca, đồng thời số bệnh nhân phải điều trị tích cực cũng có chiều hướng giảm. Theo kế hoạch, bắt đầu từ ngày 28/11, các biện pháp nới lỏng tại Pháp sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Tình hình dịch bệnh phức tạp, số ca lây nhiễm không ngừng tăng khiến mùa Đông năm nay khắc nghiệt hơn với nhiều nước châu Âu. Dịp nghỉ lễ cuối năm cũng vì thế mà ảm đạm hơn so với bình thường.

Tại Bỉ, sau cuộc họp Ủy ban tham vấn quốc gia về đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, tối 27/11, Thủ tướng Alexander De Croo thông báo quyết định các biện pháp áp dụng trong thời gian tới, như mở cửa trở lại các cơ sở kinh doanh những mặt hàng không thiết yếu và cùng với đó là các biện pháp thận trọng  dịp Giáng sinh và Năm mới.

Tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp tại châu Âu. Trong 24 giờ qua, Nga và Ukraine tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày ở mức cao chưa từng thấy, lần lượt là 27.453 ca và 16.218 ca.

Tại châu Á, cũng trong 24 giờ qua, Iran ghi nhận thêm tới 14.051 trường hợp mắc bệnh, đưa tổng số ca mắc tại nước này lên 922.397, trong đó có 47.095 trường hợp tử vong.

Nhật Bản đã quyết định hủy sự kiện chào mừng năm mới ở Hoàng cung do lo ngại lây lan COVID-19. Ảnh minh họa.

Nhật Bản đã quyết định hủy sự kiện chào mừng năm mới ở Hoàng cung do lo ngại lây lan COVID-19. Ảnh minh họa.

Nhật Bản cũng đang chứng kiến số ca nhiễm mới tăng cao trở lại. Ngày 27/11, chính quyền Tokyo thông báo có thêm 570 ca mắc - mức tăng trong một ngày cao nhất từ trước đến nay, đưa tổng số ca mắc COVID-19 tại thủ đô Tokyo trong tháng này tính đến nay lên 8.567 ca, cao hơn tổng số 8.125 ca mắc ghi nhận trong tháng 8. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại Nhật Bản là hơn 137.000 ca, trong đó 2.000 ca tử vong.

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp đã khiến Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật Bản (IHA) thông báo quyết định hủy sự kiện chào mừng năm mới ở Hoàng cung. Đây là lần đầu tiên sự kiện này bị hủy bỏ kể từ năm 1990 khi Nhật Bản để tang Nhật hoàng Hirohito, ông nội của Nhật hoàng Naruhito.

Liên tiếp trong 2 ngày qua, Nga và Ukraine đều ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao nhất từ trước tới nay.

Hiện tổng số ca mắc và tử vong do COVID-19 tại Nga lần lượt là 2.215.533 người và 38.558 người, trong khi con số này tại Ukraine là 693.407 và 11.909.

Hàn Quốc cũng ghi nhận số ca nhiễm vượt ngưỡng 500 ngày thứ 2 liên tiếp. Khác với hai đợt lây nhiễm trước, làn sóng lây nhiễm mới lần này tập trung chủ yếu ở khu vực thủ đô Seoul và các địa phương lân cận với quy mô tương đương làn sóng lây nhiễm đầu tiên.

Do đó, phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Đối phó thảm họa và An toàn, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cảnh báo khả năng dịch COVID-19 sẽ tái bùng phát trên toàn quốc, đồng thời nêu rõ nếu không ngăn chặn xu hướng này ngay lập tức, những lo ngại của các chuyên gia y tế về nguy cơ số ca nhiễm mới hằng ngày vượt ngưỡng 1.000 rất có thể sẽ trở thành hiện thực.

Hiện vaccine vẫn được coi là phương pháp hữu hiệu nhằm chặn đà lây lan của dịch bệnh, do đó, các nước đều đang lên kế hoạch mua vaccine phòng bệnh, cũng như chuẩn bị sẵn sàng tiêm phòng cho người dân.

Theo đó, Thái Lan và Philippines đã đặt bút ký thỏa thuận với hãng dược phẩm liên doanh Anh-Thụy Điển AstraZeneca để mua vaccine ngừa COVID-19 do hãng này bào chế. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng thông báo việc phân phối vaccine ngừa COVID-19 sẽ bắt đầu được tiến hành trong tuần tới và tuần kế tiếp, ưu tiên cho những nhân viên tuyến đầu, các nhân viên y tế và người cao tuổi.

Minh Châu

Tin khác

Liên hợp quốc: Việc xây dựng lại Gaza có thể mất 80 năm

Liên hợp quốc: Việc xây dựng lại Gaza có thể mất 80 năm

(CLO) Việc xây dựng lại nhà cửa bị phá hủy do cuộc chiến Israel - Hamas ở Dải Gaza có thể kéo dài sang thế kỷ tới, theo một báo cáo của Liên hợp quốc công bố vào thứ Năm (2/5).

Thế giới 24h
Venezuela thưởng công chức 130 USD mỗi tháng nhân dịp Quốc tế Lao động

Venezuela thưởng công chức 130 USD mỗi tháng nhân dịp Quốc tế Lao động

(CLO) Nhân viên công chức nhà nước Venezuela sẽ được hưởng mức thưởng tới 130 USD/tháng, theo Tổng thống Nicolas Maduro công bố vào đúng Ngày Quốc tế Lao động 1/5.

Thế giới 24h
Đảng Dân chủ Mỹ muốn ông Joe Biden ngăn Israel tấn công Rafah

Đảng Dân chủ Mỹ muốn ông Joe Biden ngăn Israel tấn công Rafah

(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang đối mặt áp lực từ chính Đảng Dân chủ Mỹ, yêu cầu ông phải tác động để Israel ngừng chiến dịch đổ bộ vào thành phố Rafah, nơi gần nửa dân số Gaza đang tị nạn.

Thế giới 24h
Tiết lộ khuôn mặt của người phụ nữ Neanderthal 75.000 năm trước

Tiết lộ khuôn mặt của người phụ nữ Neanderthal 75.000 năm trước

(CLO) Ngày 2/5, một nhóm nhà khảo cổ học ở Anh đã tiết lộ khuôn mặt được tái tạo của một phụ nữ Neanderthal sống cách đây 75.000 năm, đồng thời đánh giá lại cái nhìn về loài người họ hàng với loài người thông minh chúng ta này.

Thế giới 24h
Nga liên tiếp chiếm được các vùng lãnh thổ lớn, Ukraine mòn mỏi chờ vũ khí Mỹ

Nga liên tiếp chiếm được các vùng lãnh thổ lớn, Ukraine mòn mỏi chờ vũ khí Mỹ

(CLO) Suốt 5 tháng chờ đợi Quốc hội Mỹ thông qua khoản viện trợ quân sự 61 tỷ USD có thể khiến các tuyến đầu của lực lượng Ukraine phải gánh chịu những thiệt hại lâu dài trong nhiều tháng tới.

Thế giới 24h