Thế giới “nói không” với vắc-xin có nguồn gốc từ Trung Quốc

Thứ tư, 30/12/2020 08:10 AM - 0 Trả lời

(CLO) Doanh thu từ việc bán vắc-xin chống Covid-19 có thể giúp Trung Quốc kiếm về hàng tỷ USD. Tuy nhiên, người dân nhiều quốc gia trên thế giới vẫn còn bày tỏ nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm “Made in China”.

Doanh thu từ việc bán vắc-xin chống Covid-19 có thể giúp Trung Quốc kiếm về hàng tỷ USD, tuy nhiên, người dân nhiều quốc gia trên thế giới vẫn còn bày tỏ nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm “Made in China”.

Bên trong nhà máy sản xuất dược phẩm của Sinovac. Ảnh: Getty

Bên trong nhà máy sản xuất dược phẩm của Sinovac. Ảnh: Getty

Trong số các quốc gia đang thử nghiệm vắc-xin chống Covid-19 của Trung Quốc, ít có nước nào “thân” Trung Quốc như Pakistan. Nhiều năm qua, Trung Quốc đã cho quốc gia Nam Á này vay gần 70 tỷ USD để xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt và các nhà máy điện.

Hiện, Pakistan đang tiến hành hai cuộc thử nghiệm lâm sàn vắc-xin chống Covid-19 do Trung Quốc phát triển, và thậm chí có nhiều quan chức cấp cao của nước này cũng được tiêm loại vắc-xin này.

Thế nhưng, khi Bloomberg tiến hành một cuộc khảo sát tại Karachi – thành phố lớn nhất Pakistan, một số thành phố lớn tại Indonesia hay Brazil đều cho thấy vắc-xin của Trung Quốc không nhận được mấy tin tưởng từ người dân các thành phố trên.

“Tôi nhất quyết sẽ không tiêm vắc-xin của Trung Quốc. Tôi không tin tưởng loại vắc-xin này”, ông Farman Ali Shah – một tài xế hãng xe công nghệ tại Karachi chia sẻ.

Liệu có hiệu quả và an toàn?

Trung Quốc phát triển vắc-xin chống Covid-19 không chỉ với mục tiêu tài chính mà còn hy vọng rằng đây sẽ là một bước nhảy ngoạn mục trong quan hệ ngoại giao với các nước đang phát triển. Tuy vậy, những sự nghi ngờ về tính hiệu quả của loại vắc-xin này đang vẫn còn cản đường tham vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Vào hồi tháng 10 vừa qua, sau khi cam kết sẽ là nhà cung cấp vắc-xin chính cho châu Phi khi nguồn cung từ phương Tây bị hạn chế, Trung Quốc đã mời các cán bộ ngoại giao từ 50 quốc gia châu Phi đến thăm quan cơ sở sản xuất của Sinopharm – một hãng dược phẩm hàng đầu của nước này.

Vắc-xin chống Covid-19 của hãng Sinovac. Ảnh: Bloomberg

Vắc-xin chống Covid-19 của hãng Sinovac. Ảnh: Bloomberg

“Chúng tôi sẵn sàng ưu tiên cho châu Phi các đơn hàng vắc-xin đầu tiên”, chủ tịch Sinopharm ông Liu Jingzhen nhấn mạnh.

Tuy nhiên, khác với các loại vắc-xin của các hãng dược phẩm phương Tây như Pfizer, Moderna, AstraZeneca và Johnson & Johnson phát triển, vắc-xin “Made in China” đang đối mặt với nhiều nghi ngờ về chất lượng khi hầu như không công khai dữ liệu về các cuộc thử nghiệm trong giai đoạn cuối.

Viện nghiên cứu Butantan ở Brazil vào tuần trước đã hỗ trợ thử nghiệm sản phẩm vắc-xin của Sinovac cho biết sản phẩm này có hiệu quả trên 50% - mức tối thiểu theo yêu cầu của cơ quan y tế Mỹ. Tuy nhiên, viện trên lại không công bố dữ liệu chi tiết “theo yêu cầu của Sinovac”.

Theo Sinovac, cuộc thử nghiệm tại Brazil có hơn 13.000 người tham gia. Một cuộc thử nghiệm của hãng này ở Thổ Nhĩ Kỳ cho hiệu quả 91%, nhưng được tính toán chỉ trên 29 ca. Trong khi đó, vắc-xin của cả hai hãng Pfizer và Moderna đều cho ra hiệu quả lên đến hơn 90%.

Chính vì lẽ đó, các nước trên thế giới càng tỏ ra dè dặt với vaccine Trung Quốc. Một số nước tham gia thử nghiệm vắc-xin Trung Quốc đã đặt mua gần 500 triệu liều từ Sinovac và Sinopharm. Trong khi đó, chỉ tính riêng hãng dược phẩm của Anh và Thụy Điển – AstraZeneca đã nhận đặt hàng 2,4 tỷ liều.

Trả lời thắc mắc từ truyền thông nước ngoài, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trả lời ngắn gọn rằng Sinopharm vẫn “tuân thủ đúng mọi quy trình và vắc-xin đang có hiệu quả cao” cùng với lời khẳng định rằng “đã có hơn 1 triệu liều vắc-xin khẩn cấp được thử nghiệm từ tháng 7 và chưa có trường hợp nào bị ghi nhận bị phản ứng phụ nghiêm trọng”.

Trung Quốc có lợi thế lớn

Thực tế, Trung Quốc đang nắm rất nhiều lợi thế trong cuộc đua phát triển vắc-xin toàn cầu. Với giá thành nguyên liệu sản xuất và chi phí phân phối quá cao đã buộc nhiều quốc gia đang phát triển phải chọn phương án dùng vắc-xin Covid-19 của Trung Quốc, khi chúng có giá thành rẻ hơn nhiều so với từ các hãng phương Tây. Dù được đánh giá có hiệu quả cao, vắc-xin của hãng Pfizer không phải là sự lựa chọn phù hợp dành cho các quốc gia nghèo khi chúng cần được lưu trữ ở nhiệt độ -70 độ C.

Trung Quốc đã ký kết thành công một thỏa thuận cung cấp vắc-xin cho dự án của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – Covax để phân phối vắc-xin chống Covid-19 cho các nước đang phát triển. Trong khi đó, AstraZeneca - đối tác còn lại của Covax - vẫn chưa xin được giấy phép phân phối vaccine ra thị trường.

Nói không với vắc-xin Trung Quốc

“Đối với những quốc gia chỉ có vắc-xin Trung Quốc, mọi người chỉ có hai lựa chọn là tiêm hoặc không. Còn nếu có thể chọn giữa vắc-xin có nguồn gốc từ Trung Quốc hay phương Tây, khả năng cao họ sẽ chọn phương Tây do chúng an toàn và mọi dữ liệu được công bố đầy đủ. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa công bố dữ liệu mang tính hệ thống”, nhà phân tích Yanzhong Huang thuộc Hội đồng Đối ngoại của Mỹ nêu nhận định.

Vắc-xin Covid-19 của nhiều hãng phương Tây có giá thành cao do việc vận chuyển đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Ảnh: Getty

Vắc-xin Covid-19 của nhiều hãng phương Tây có giá thành cao do việc vận chuyển đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Ảnh: Getty

Kết quả từ cuộc khảo sát tại Brazil của Datafolha cho thấy, phần lớn người dân tham gia đều cho biết họ không chấp nhận tiêm vaccine có nguồn gốc Trung Quốc. Vào hồi tháng 10, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro từng tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không mua vắc-xin Trung Quốc. Đây là vấn đề uy tín. Có nhiều loại vắc-xin khác đáng tin cậy hơn”.

Tuy nhiên, đến hôm 21/12, thành phố Sao Paulo cho biết sẽ nhận 5,5 triệu liều vắc-xin của Sinovac. Mặc dù vậy, theo khảo sát của Viện Datafolha hồi đầu tháng cho thấy 50% người Brazil được hỏi khẳng định họ sẽ không tiêm vắc-xin Trung Quốc.

Theo Reuters, chuyên gia Huang của Hội đồng Đối ngoại cũng cho rằng Trung Quốc có thể đã quá tự tin về khả năng tiêm chủng cho 1,4 tỷ dân nước này và cung cấp hàng triệu liều vắc-xin cho các nước đang phát triển.

“Nếu không kịp thời phân phối, các quốc gia sẽ tìm đến những nhà phân phối mới. Khi đó, Trung Quốc sẽ mất đi lợi thế ngoại giao và chiến lược”, ông Huang nhấn mạnh.

Tương tự như ở Brazil và Pakistan, một khảo sát do TIFA Research thực hiện ở Kenya cũng cho thấy phần lớn người dân cho hay họ sẽ không tiêm vắc-xin của Trung Quốc, thay vào đó là các sản phẩm của Mỹ hoặc Anh

Hương Vũ

                                                             

Tin khác

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe
Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

(CLO) Dịp nghỉ lễ nhu cầu đi lại người dân nhiều nên tăng nguy cơ lây lan dịch, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Sức khỏe
Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

(CLO) Một tài khoản mạng xã hội đã đăng thông tin sai sự thật trên các hội, nhóm và các trang mạng xã hội mạo danh Bệnh viện nhi Trung ương để huy động tiền từ thiện.

Sức khỏe