Thêm 39 triệu người châu Phi rơi vào tình trạng nghèo đói cùng cực bởi đại dịch COVID-19

Thứ hai, 15/03/2021 18:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch coronavirus gây ra có thể đẩy thêm 39 triệu người ở châu Phi vào cảnh nghèo cùng cực trong năm nay, ngay cả khi nền kinh tế của lục địa này được dự báo sẽ phục hồi sau đợt suy thoái tồi tệ nhất trong nửa thế kỷ.

Người tị nạn Trung Phi Boris, 37 tuổi, ngồi cùng vợ Christine và hai con của họ bên ngoài nơi trú ẩn tạm thời của họ ở làng Ndu, Cộng hòa Dân chủ Congo. Ảnh: UNHCR/Fabien Faivre

Người tị nạn Trung Phi Boris, 37 tuổi, ngồi cùng vợ Christine và hai con của họ bên ngoài nơi trú ẩn tạm thời của họ ở làng Ndu, Cộng hòa Dân chủ Congo. Ảnh: UNHCR/Fabien Faivre

Khoảng 30 triệu người Châu Phi đã bị đẩy vào cảnh nghèo cùng cực vào năm 2020 do hậu quả của đại dịch và thậm chí nhiều hơn nữa có thể xảy ra trong năm nay nếu không được hỗ trợ thích hợp, Ngân hàng Phát triển Châu Phi cho biết hôm thứ 6 vừa qua trong một báo cáo triển vọng kinh tế năm 2021. Điều này sẽ làm gia tăng bất bình đẳng, đảo ngược những thành quả mà Châu Phi đã phải rất vất vả để giành được trong xóa đói giảm nghèo và các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ trong những năm trước.

Các tổ chức tín dụng thế giới cho biết, đại dịch Covid-19 sẽ đẩy tổng số người Châu Phí sống với mức dưới 1,9 USD mỗi ngày lên 465,3 triệu người, hay tương đương với 34,4% dân số lục địa.

Tổng sản phẩm quốc nội của lục địa này đã giảm 2,1% vào năm ngoái. Trong khi nền kinh tế của khu vực được dự báo sẽ phục hồi và tăng trưởng 3,4% vào năm 2021, tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế này có thể bị cản trở bởi sự bùng phát trở lại của Covid-19, nợ nần chồng chất, dòng vốn hạn chế, giá hàng hóa tiềm năng thấp, du lịch và kiều hối thấp, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt cũng như những căng thẳng trong xã hội.

Sau Châu Đại Dương, Châu Phi là châu lục chịu ảnh hưởng ít nhất bởi đại dịch Covid-19, với gần 500.000 ca nhiễm và gần 11.700  ca tử vong. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng y tế cùng những biện pháp phong tỏa đã khiến nhiều người bị mất việc làm, dẫn đến mất thu nhập và kinh tế bị tàn phá trên khắp châu lục.

Nigeria, quốc gia đông dân nhất châu Phi, được dự báo sẽ chứng kiến số người nghèo cùng cực tăng cao nhất trong năm nay với khoảng từ 8,5 triệu đến 11,5 triệu người trong tổng số 200 triệu dân. Nguyên nhân là do giá dầu giảm cùng với những tác động kinh tế do đại dịch. Trong khi đó, tại CHDC Congo, nơi có đến 72% trong tổng số 90 triệu dân đã sống dưới mức nghèo đói, sẽ có thêm từ 2,7 triệu đến 3,4 triệu người khác bị đẩy vào cảnh nghèo đói cùng cực.

Đại dịch đã làm tăng nhu cầu tài chính của chính phủ ở Châu Phi và một số chính phủ đang phải vật lộn để trả nợ. Zambia là một quốc gia Châu Phi điển hình trong vấn đề trên. Năm ngoái nước này đã trở thành quốc gia đầu tiên trên lục địa này vỡ nợ kể từ khi cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu bắt đầu. Thư ký điều hành của Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về Châu Phi Vera Songwe cho biết vào tháng trước rằng nhiều quốc gia Châu Phi có thể sẽ tìm cách tái cơ cấu các nghĩa vụ nợ của họ.

Ngân hàng phát triển Châu Phi ước tính rằng các chính phủ Châu Phi cần tổng nguồn tài chính bổ sung khoảng 154 tỷ USD vào năm 2020 để ứng phó với cuộc khủng hoảng. Những tổ chức cho vay cho biết, tỷ lệ nợ trung bình trên tổng sản phẩm quốc nội của châu lục này, ổn định ở mức khoảng 60% trong giai đoạn 2017 - 2019, dự kiến ​​sẽ tăng từ 10 đến 15 điểm phần trăm vào năm nay.

Theo Ngân hàng phát triển Châu Phi, việc triển khai hiệu quả vắc xin trên lục địa này và việc thực thi đầy đủ Hiệp định Thương mại Tự do Lục địa Châu Phi có thể khiến rủi ro nghiêng về phía ngược lại.

Báo cáo đã đề xuất các khuyến nghị chính sách để giúp khu vực Châu Phi phục hồi nền kinh tế của họ, bao gồm tiếp tục hỗ trợ ngành y tế, mở rộng mạng lưới an toàn xã hội và tăng cường đoàn kết khu vực và đa quốc gia.

Huy Hoàng

Tin khác

Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

(CLO) Loại hình BĐS có thể vừa ở, vừa kinh doanh của Vinhomes Golden Avenue (Móng Cái, Quảng Ninh) ngày càng hiện diện nhiều hơn trong “giỏ hàng” phải có của các nhà đầu tư cũng như người mua ở thực, nhờ đẳng cấp sống vượt trội và lợi nhuận hấp dẫn cả trong ngắn và dài hạn.

Bất động sản
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn 'đổ tiền' vào thị trường bất động sản Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn "đổ tiền" vào thị trường bất động sản Việt Nam

(CLO) Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 tổng vốn đầu tư FDI, với hơn 1,73 tỷ USD, chiếm gần 18,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 78,2% so với cùng kỳ. 

Kinh tế vĩ mô
Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

(CLO) Trong quý 1/2024 Thế Giới Di Động cắt giảm thêm gần 5.000 người, nhưng tổng chi phí nhân sự của đơn vị vẫn gia tăng vì sao?

Tài chính - Bảo hiểm
Xăng E5 RON92 giảm nhỏ giọt... 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

Xăng E5 RON92 giảm nhỏ giọt... 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

(CLO) Từ 15h hôm nay (2/5), giá xăng E5 RON92 giảm 8 đồng/lít, còn xăng RON95 tăng 40 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(CLO) Bộ Công Thương vừa có Quyết định số 1003 Ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024.

Kinh tế vĩ mô