Thêm một cuốn sách cổ Việt Nam vào danh sách di sản thế giới

Thứ tư, 30/05/2018 18:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Từ ngày 29/5-31/5/2018, chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO họp Hội nghị Toàn thể lần thứ 8 tại Gwangju, Hàn Quốc. Tham dự cuộc họp có 125 đại biểu tham dự từ 28 quốc gia thành viên, Văn phòng UNESCO tại Băng Cốc, Văn phòng UNESCO tại Jarkarta, các chuyên gia tư vấn, các thành viên Văn phòng MOWCAP và các thành viên của các tiểu ban của MOWCAP.

Báo Công luận
Hồ sơ “Hoàng Hoa sứ trình đồ” đã được bảo vệ thành công tại phiên họp thứ 7 của khóa họp. Ảnh: Chu Thu Phương

 

Về phía UBQG UNESCO Việt Nam có ông Mai Phan Dũng, Phó Tổng Thư ký UBQG UNESCO. Về phía tỉnh Hà Tĩnh có ông Đặng Quốc Vinh, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Đại diện một số ban ngành tình Hà Tĩnh và đại diện dòng họ Nguyễn Huy.

Ngày 30/5/2018, Hội nghị đã xem xét 12 hồ sơ của 8 quốc gia: Tuvalu, Mianma, Trung Quốc, Philipin, Hàn Quốc, Úc, Việt Nam và Đảo Salomon.

Việt Nam trình hồ sơ Hoàng Hoa sứ trình đồ của dòng họ Nguyễn Huy, tỉnh Hà Tĩnh. Hai hồ sơ (Trung Quốc và Úc) đã rút lui trong ngày họp đầu tiên của Khóa họp.

Vào lúc 17h05 (giờ Hàn Quốc tức 15h05 giờ Việt Nam), ngày 30 tháng 5 năm 2018, tại Gwangju, Hàn Quốc, Hội nghị Toàn thể lần thứ 8 Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO tại Gwangju, Hàn Quốc, đã nhất trí ghi danh hồ sơ “Hoàng Hoa sứ trình đồ” vào danh sách các di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

Báo Công luận
Trang đầu của Hoàng Hoa sứ trình đồ - Hoàng hoa dịch lộ đồ thuyết. Ảnh: Chu Thu Phương.

 

“Hoàng hoa sứ trình đồ” (皇華使程圖) là cuốn sách miêu tả về một trong những hoạt động ngoại giao của Việt Nam và Trung Hoa trong thế kỷ XVIII, cụ thể là việc đi sứ của sứ bộ Việt Nam sang Trung Hoa, thể hiện việc giao lưu giữa các quốc gia ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Cuốn sách với phần chính là bản đồ ghi chép bằng nhiều hình ảnh, thông tin phong phú, quý hiếm về hành trình đi sứ của Sứ bộ Đại Việt thế kỷ XVIII do Nguyễn Huy Oánh 阮輝? (1713 - 1789) biên tập, hiệu đính và chú thích trong các năm 1765 - 1768 từ các tài liệu của nhiều thế hệ đi sứ trước, đồng thời bổ sung thêm các chi tiết liên quan đến chuyến đi năm 1766 - 1767 do ông làm Chánh sứ.

Hồ sơ “Hoàng Hoa sứ trình đồ” đã được bảo vệ thành công tại phiên họp thứ 7 của khóa họp, được các nước đánh giá cao là một hồ sơ hiếm, quý nói về quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong thế kỷ thứ 18, đóng góp vào việc duy trì nền hòa bình giữa các dân tộc trong khu vực và trên thế giới và được thông qua với số phiếu 17/17 phiếu.

Với những giá trị văn hóa đặc sắc, công tác chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng của tỉnh Hà Tĩnh, sự hỗ trợ của của Bộ Ngoại giao và sự hợp tác quốc tế chặt chẽ giữa Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam với UNESCO cùng các nước trong Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, hồ sơ “Hoàng Hoa sứ trình đồ” của Việt Nam đã vượt qua sự đánh giá khắt khe của các cơ quan chuyên môn của UNESCO, đáp ứng được đủ các tiêu chí để được công nhận là di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Tử Hưng

Tin khác

Du khách thích thú khám phá 'thủy cung không nước' tại Hà Nội

Du khách thích thú khám phá 'thủy cung không nước' tại Hà Nội

(CLO) Thủy cung không nước - Waterless Aquarium (Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông, Hà Nội) ứng dụng công nghệ để mô phỏng sinh vật biển, mang đến cho du khách trải nghiệm thú vị về một thế giới đại dương đầy màu sắc.

Đời sống văn hóa
Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

(CLO) Thừa Thiên Huế đón khoảng 110.000 khách du lịch đến địa phương, tổng lượng khách đã đặt phòng lưu trú ước đạt 58.000 lượt (trong đó có khoảng 43.000 khách nội địa và 15.000 khách quốc tế), tổng doanh thu ước đạt 170 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui của người Jrai

Đặc sắc lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui của người Jrai

(CLO) Nghi lễ cúng cầu mưa Yang Pơtao Apui diễn ra trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang, được phục dựng nguyên bản theo phong tục của người Jrai bản địa.

Đời sống văn hóa
A Huynh và hành trình chế tác cây đàn đá của người Ja Rai

A Huynh và hành trình chế tác cây đàn đá của người Ja Rai

(NB&CL) Dù không trải qua một trường lớp âm nhạc nào nhưng bằng tài năng thiên bẩm cùng với niềm đam mê cháy bỏng về các loại nhạc cụ cổ xưa của người Ja Rai, Nghệ nhân Ưu tú A Huynh ở Kon Tum đã kiên trì mày mò, tự nghiên cứu và chế tác thành công đàn đá, loại cụ kỳ lạ nhất của người Tây Nguyên, cũng là thứ nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người.

Đời sống văn hóa
Du khách hào hứng trải nghiệm không gian phố đi bộ Tam Đảo

Du khách hào hứng trải nghiệm không gian phố đi bộ Tam Đảo

(CLO) Hàng nghìn khách du lịch hòa mình vào không gian phố đi bộ đầu tiên ở thị trấn Tam Đảo, tham dự các chương trình vui chơi giải trí, thưởng thức âm nhạc và ẩm thực đường phố...

Đời sống văn hóa