Thêm một “ông lớn” công nghệ Trung Quốc bị chính quyền làm khó, phải dừng IPO

Thứ bảy, 19/06/2021 07:32 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cơ quan quản lý thị trường của Trung Quốc đã bắt đầu một cuộc điều tra chống độc quyền đối với Didi Chuxing ngay khi gã khổng lồ taxi công nghệ đang thúc đẩy việc IPO lần đầu lớn nhất ở Hoa Kỳ trong năm nay.

Logo Didi được nhìn thấy tại trụ sở của Didi Chuxing ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 20 tháng 11 năm 2020. (Nguồn: REUTERS/Florence Lo/Photo).

Logo Didi được nhìn thấy tại trụ sở của Didi Chuxing ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 20 tháng 11 năm 2020. (Nguồn: REUTERS/Florence Lo/Photo).

Cuộc thăm dò, được Reuters đưa tin đầu tiên, là cuộc điều tra mới nhất trong một cuộc đàn áp sâu rộng đối với các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc, bao gồm cả Alibaba và Tencent.

Theo Reuters, Cơ quan quản lý thị trường của Trung Quốc, Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường (SAMR), đang điều tra xem Didi có sử dụng bất kỳ hành vi cạnh tranh nào để loại bỏ các đối thủ nhỏ hơn một cách không công bằng hay không.

Cơ quan quản lý cũng đang kiểm tra xem liệu cơ chế định giá được sử dụng bởi hoạt động kinh doanh dịch vụ cốt yếu là gọi xe của Didi có đủ minh bạch hay không, nguồn tin giấu tên cho biết.

"Chúng tôi không bình luận về những suy đoán không có căn cứ từ các nguồn tin giấu tên", Didi nói trong một tuyên bố gửi qua email. SAMR đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Trong bản báo cáo IPO được công bố vào tuần trước, Didi tiết lộ rằng họ và hơn 30 công ty internet khác của Trung Quốc đã gặp gỡ các cơ quan quản lý, bao gồm cả SAMR vào tháng 4 vừa qua. Các cơ quan quản lý yêu cầu các công ty tiến hành "tự kiểm tra" và đệ trình các cam kết tuân thủ.

Didi cho biết các công ty đã được yêu cầu xác định và sửa chữa các vi phạm có thể có về chống độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh, thuế và các luật và quy định liên quan khác.

Didi cho biết, họ đã hoàn thành việc tự thanh tra và "các cơ quan chức năng của Chính phủ có liên quan đã tiến hành thanh tra tại chỗ".

Điều này cảnh báo rằng các cơ quan quản lý có thể không hài lòng với kết quả kiểm tra và công ty có thể bị phạt.

Hai trong số các nguồn tin giấu tên cho biết rằng cuộc điều tra của cơ quan quản lý thị trường đang ở giai đoạn đầu và cơ quan quản lý vẫn chưa đưa ra hướng dẫn chi tiết.

Tác động của cuộc điều tra đối với đợt IPO của công ty, dự kiến sẽ là đợt IPO lớn nhất của Trung Quốc tại New York kể từ khi Alibaba IPO trị giá 25 tỷ USD vào năm 2014, vẫn còn được xem xét.

Một trong những nguồn tin cho biết Didi tin rằng định giá và cạnh tranh không lành mạnh sẽ được xem là những hành vi phạm tội tương đối nhỏ, điều này đã giúp công ty có đủ tự tin để thẳng tiến tới kế hoạch IPO.

Một người phụ nữ đi xe đạp chung Didi qua trụ sở của Didi Chuxing ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 20 tháng 11 năm 2020. (Nguồn: REUTERS/Florence Lo/Photo).

Một người phụ nữ đi xe đạp chung Didi qua trụ sở của Didi Chuxing ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 20 tháng 11 năm 2020. (Nguồn: REUTERS/Florence Lo/Photo).

Đàn áp chống độc quyền

Didi cũng nhấn mạnh việc tạo công ăn việc làm cho các cơ quan quản lý, một yếu tố chính có thể tạo ra thái độ khoan dung hơn từ Bắc Kinh, nguồn tin cho biết.

Công ty hiện sử dụng khoảng 13 triệu lái xe hoạt động hàng năm tại Trung Quốc, theo bản báo cáo của mình.

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã tìm cách kiềm chế sức mạnh kinh tế và xã hội của những gã khổng lồ công nghệ từng được quản lý lỏng lẻo, cuộc đàn áp do Chủ tịch Tập Cận Bình hậu thuẫn. Vào tháng 4, SAMR đã áp khoản tiền phạt 2,75 tỷ USD đối với Alibaba, một kỷ lục phạt đối với cơ quan này.

Trước đó vào tháng 3, SAMR đã phạt công ty đăng ký đứng sau nền tảng mua nhóm cộng đồng Chengxin Youxuan của Didi 1,5 triệu Nhân dân tệ cùng với 4 công ty khác, với lý do "có hành vi định giá không phù hợp".

Didi, nền tảng công nghệ di động lớn nhất thế giới, hoạt động tại 15 quốc gia và có hơn 493 triệu người dùng hoạt động hàng năm trên toàn cầu, theo bản báo cáo của công ty.

Năm 2016, Uber đã bán cho Didi để đổi lấy 17,5% cổ phần của công ty Trung Quốc, công ty cũng đã đầu tư 1 tỷ USD vào Uber.

Công ty Mỹ hiện sở hữu 12,8% cổ phần của Didi, theo bản cáo bạch của công ty Trung Quốc. Một số công ty đầu tư công nghệ lớn nhất châu Á, bao gồm SoftBank, Alibaba và Tencent, cũng đã đầu tư vào Didi.

Ngoài dịch vụ xe công nghệ, Didi điều hành các lĩnh vực kinh doanh khác nhau xoay quanh nền tảng di động, bao gồm mạng sạc xe điện, quản lý đội xe, chế tạo xe hơi và lái xe tự động.

Sơn Tùng

Tags:

Tin khác

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp