Thị trường 6 tháng cuối năm: Giảm lạm phát để ổn định giá

Thứ sáu, 29/06/2018 14:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Từ nay đến cuối năm 2018, mặc dù công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát tiếp tục chịu nhiều áp lực do giá một số mặt hàng trên thị trường thế giới dự báo tiếp tục có khả năng tăng cao tác động đến mặt bằng giá trong nước qua kênh xuất nhập khẩu nhưng Chính phủ quyết tâm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân ở mức dưới 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo điều hành giá, trong 5 tháng đầu năm 2018, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2018 tăng 1,61% so với tháng 12/2017, bình quân 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2017 tăng 3,01%.

Diễn biến CPI trong 6 tháng đầu năm cho thấy mặt bằng giá về cơ bản biến động tương đối sát với kịch bản dự báo, các nhân tố gây tăng giá trong hai tháng gần đây chủ yếu xuất phát từ biến động tăng giá một số mặt hàng thiết yếu trên thị trường trong nước và thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, giá xăng, lương thực tăng cao đang tạo áp lực lên CPI. Thực trạng này đã tạo áp lực lên mục tiêu CPI dưới 4% trong năm 2018 của Quốc hội đặt ra. 

Từ nay đến cuối năm 2018, mặc dù công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát tiếp tục chịu nhiều áp lực do giá một số mặt hàng trên thị trường thế giới dự báo tiếp tục có khả năng tăng cao tác động đến mặt bằng giá trong nước qua kênh xuất nhập khẩu nhưng Chính phủ quyết tâm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân ở mức dưới 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra. 

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Trưởng nhóm giúp việc Ban chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng đã cảnh báo: Không thể phủ nhận thị trường vẫn tiềm ẩn các nhân tố tác động gây bất lợi đến mục tiêu kiểm soát lạm phát xuất phát.

Đó là áp lực tăng giá một số nguyên nhiên vật liệu trên thị trường thế giới tác động vào giá trong nước qua kênh nhập khẩu, trong đó đáng chú ý là biến động phức tạp của giá xăng dầu trong thời gian gần đây, cộng với những hậu quả của thiên tai, dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp, khó lường. 

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ Công thương rà soát các chi phí đầu vào để điều hành giá điện phù hợp với kịch bản điều hành giá chung trong năm 2018, triệt để tiết giảm chi phí để không phải điều chỉnh giá trong năm nay. 

Báo Công luận
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng cho rằng, những mặt hàng, dịch vụ mà nhà nước định giá trong năm 2018 cần điều chỉnh phù hợp theo thời điểm. Ảnh minh họa.

Theo yêu cầu của Ban chỉ đạo điều hành giá, các bộ, ngành phải rà soát để đẩy nhanh thực hiện giảm giá các mặt hàng có khả năng giảm giá (như dịch vụ y tế, thuốc chữa bệnh cho người, vật tư y tế, dịch vụ sử dụng đường bộ BOT...). 

Đối với các mặt hàng giá thị trường có xu hướng tăng cao trong thời gian gần đây như xăng dầu, lương thực, thịt lợn, cần chủ động rà soát, cân đối cung cầu, sử dụng hợp lý quỹ bình ổn giá để bình ổn thị trường. 

Từ nay đến cuối năm, giá một số mặt hàng dự báo tăng, tác động đến mặt bằng giá qua kênh xuất nhập khẩu. Theo nhìn nhận của giới chuyên gia, việc kiểm soát lạm phát sẽ chịu nhiều áp lực. 

Ông Tuấn cũng nhận định, để kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng năm 2018 cần chú trọng dự báo, xây dựng kịch bản điều hành giá chi tiết cho từng mặt hàng Nhà nước quản lý với bước đi thận trọng và lộ trình thích hợp bảo đảm không tác động đột biến tới mặt bằng giá chung. 

Trong thời gian tới, để có những biện pháp kiềm chế hiệu quả đà tăng giá, Bộ Tài chính sẽ bám sát tình hình thực tiễn và phối hợp tốt với các bộ, ngành, địa phương trong điều hành giá một số mặt hàng quan trọng. 

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng cho rằng, những mặt hàng, dịch vụ mà nhà nước định giá trong năm 2018 cần điều chỉnh phù hợp theo thời điểm, tránh hiện tượng đưa vào thời điểm cao độ, dẫn đến phản ứng dây chuyền. Phải theo dõi sát sao thị trường, không để xảy ra biến động. 

Trên cơ sở các kịch bản điều hành giá đã được thống nhất, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp điều hành giá đã đề ra từ đầu năm tại Thông báo số 259/TB-BCĐĐHG ngày 30/3/2018 của Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá về điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa; điều hành giá các mặt hàng thiết yếu; về rà soát hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý giá chuyên ngành./.

Cẩm Tú

Tin khác

Tổng thống Nga: Mỹ 'lạm dụng' thị trường sẽ tự gây lạm phát

Tổng thống Nga: Mỹ "lạm dụng" thị trường sẽ tự gây lạm phát

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo lệnh cấm và hạn chế nhập khẩu của phương Tây đối với nhiều sản phẩm của Nga và Trung Quốc sẽ làm tăng lạm phát ở Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

(CLO) IMF cảnh báo kế hoạch của phương Tây nhằm tịch thu trực tiếp dự trữ ngân hàng trung ương đang bị đóng băng của Nga hoặc sử dụng lợi nhuận mà họ tạo ra có thể làm suy yếu hệ thống tiền tệ toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
NHNN thanh tra hoạt động kinh doanh vàng trong vòng 45 ngày

NHNN thanh tra hoạt động kinh doanh vàng trong vòng 45 ngày

(CLO) NHNN sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng của các ngân hàng và doanh nghiệp vàng trong vòng 45 ngày. Thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ này.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngân hàng Nhà nước đã bán hơn 1,02 tấn vàng miếng SJC ra thị trường

Ngân hàng Nhà nước đã bán hơn 1,02 tấn vàng miếng SJC ra thị trường

(CLO) Từ 19/4/2024 đến nay, NHNN đã tổ chức 7 phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC tăng cung ra thị trường, trong đó có 4 phiên đấu thầu thành công với tổng khối lượng trúng thầu là 27.200 lượng (tương đương khoảng 1,02 tấn). 

Thị trường - Doanh nghiệp
Mở đợt cao điểm chống buôn lậu vàng, ngoại tệ qua biên giới

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu vàng, ngoại tệ qua biên giới

(CLO) Mới đây, Tổng cục Hải quan đã có văn bản gửi các đơn vị về kế hoạch kiểm soát, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới diễn ra từ ngày 20/5/2024 đến 20/5/2026.

Thị trường - Doanh nghiệp