Thị trường nhiên liệu chợ đen tràn lan khắp Sri Lanka khi nước này khủng hoảng nhiên liệu trầm trọng

Thứ sáu, 12/08/2022 10:43 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việc buôn bán bất hợp pháp nhiên liệu là một trong những hoạt động kinh tế mà 22 triệu dân Sri Lanka đang phải trải qua trong tình trạng khủng hoảng kinh tế tồi tệ.

Những dòng người đi xe máy căng thẳng chờ khẩu phần nhiên liệu của mình đã trở thành cảnh tượng thường thấy ở thủ đô thương mại Colombo của Sri Lanka, khi đất nước này đang vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có.

Một số nơi có tình trạng dân xếp hàng kéo dài hàng km, với những người lái xe kéo tự động và chủ xe đang đứng phơi nắng để có được vài lít xăng quý giá. Một số người được cho là đã kiệt sức trong khi chờ đợi.

thi truong nhien lieu cho den tran lan khap sri lanka khi nuoc nay khung hoang nhien lieu tram trong hinh 1

Một số người dân Sri Lanka sẵn sàng trả nhiều hơn khi mua xăng để có thể tồn tại giữa cuộc chiến sinh tồn hàng ngày. Ảnh: Internet.

Nhưng không phải ai cũng đợi. Một thị trường chợ đen buôn bán khí đốt đã mọc lên tại đất nước này. Việc buôn bán bất hợp pháp nhiên liệu là một trong những hoạt động kinh tế mà người dân ở đất nước 22 triệu dân này đang phải trải qua trong tình trạng khủng hoảng kinh tế tồi tệ, trong khi đó, các nhà chức trách vẫn đang nỗ lực nhằm ngăn chặn hoạt động buôn bán bất hợp pháp nhiên liệu và tìm ra các giải pháp lâu dài.

Dylan Lloyd, 19 tuổi, là một trong số rất nhiều người đã xếp hàng chờ đợi một cách kiên nhẫn tại trạm xăng. Khi đứng bên ngoài trạm xăng Ceylon Petroleum Corporation (Ceypetco), anh nói: “Tôi cần phải xếp hàng từ thứ 3 để có được hạn ngạch 13 lít xăng vào thứ 5 trong khi lẽ ra tôi phải đi học.”

Lloyd và những người khác như anh ấy đã rơi vào hoàn cảnh này bởi tình hình kinh tế tồi tệ tại đất nước – những tác động của COVID-19 đối với du lịch, quản lý kinh tế yếu kém và áp lực của cuộc chiến tranh Ukraine đối với giá cả đã hủy hoại cuộc sống của người dân Sri Lanka. Khi dự trữ ngoại hối của Sri Lanka giảm, nước này vỡ nợ nước ngoài lần đầu tiên vào tháng 5, khiến việc vay tiền và nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như nhiên liệu và thuốc càng trở nên khó khăn hơn.

Quốc gia này đã phải sử dụng đến chính sách phân phối nhiên liệu. Vào ngày 21 tháng 7, các trạm xăng tại Sri Lanka bắt đầu phân phối nhiên liệu dựa trên chữ số cuối cùng của biển số lái xe. Những người có biển số lái xe kết thúc bằng số 0, 1 hoặc 2, có thể mua nhiên liệu vào thứ 3 và thứ 7, v.v. Tùy thuộc vào từng loại xe, mỗi người sẽ được phân phối lượng nhiên liệu khác nhau.

Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Sri Lanka đã đạt 60%. Nhiên liệu khan hiếm đến mức các trạm đang tính phí 450 rupee Sri Lanka (1,24 USD) một lít xăng, tăng hơn 500% so với khoảng 70 rupee trước cuộc khủng hoảng.

Một số người sẵn sàng trả nhiều hơn khi mua xăng để có thể tồn tại giữa cuộc chiến sinh tồn hàng ngày.

Một người lái xe kéo tự động tại đây nói rằng: “Những người giàu có không thích xếp hàng chờ đợi. Vì vậy, khi tôi nhận được hạn ngạch 5 lít xăng, tôi sẽ bán nó cho người trả giá cao nhất. Tôi tính 2.500 rupee/lít, cao hơn nhiều so với số tiền tôi kiếm được từ việc lái xe cho mọi người quanh đó.”

Ông giải thích rằng những người bán xăng bất hợp pháp sẽ giấu nhiên liệu trong các lon và giao cho người mua. Tuy nhiên, ông cho biết số tiền mình thu được sau khi bán xăng tại thị trường chợ đen vẫn thấp hơn nhiều so với chi phí sinh hoạt. Và nó chỉ ngày càng trở nên khó khăn hơn khi các nhà chức trách cố gắng dẹp bỏ thị trường chợ đen.

Vào ngày 1 tháng 8, chính phủ đã giới thiệu Thẻ nhiên liệu quốc gia dựa trên mã QR yêu cầu tất cả người lái xe phải đăng ký phương tiện của họ. Bộ trưởng Năng lượng Kanchana Wijesekera đã đăng trên Twitter rằng tất cả các trạm xăng phải phân phối độc quyền nhiên liệu cho các phương tiện thông qua hệ thống này.

Một thông cáo trên các phương tiện truyền thông cũng khuyến khích người dân gửi bằng chứng hình ảnh hoặc video về việc tích trữ hoặc bán nhiên liệu bất hợp pháp đến các đường dây nóng được chỉ định.

Người lái xe kéo cho biết anh đã phải chiếc điện thoại thông minh của mình với giá 9.000 rupee để trang trải cuộc sống, vì vậy anh “thậm chí không thể sử dụng hệ thống QR”.

Anh nói: “Cuộc sống của chúng tôi rất khó khăn. Gia đình tôi có sáu người, và có những ngày con tôi chỉ ăn một bữa. Những ngày này, mọi thứ đều tốn kém đến mức ngay cả việc bán nhiên liệu bất hợp pháp cũng không đủ đáp ứng nhu cầu của chúng tôi. Tôi sẽ sớm phải tìm một công việc khác.”

Bộ Năng lượng cho biết vào cuối tháng 7 rằng nhập khẩu nhiên liệu phải bị hạn chế trong 12 tháng do giá ngoại tệ.

Một số ý kiến cho rằng quyết định này đã đi ngược lại với quyết định trước đó của chính phủ về việc mở cửa thị trường năng lượng để khắc phục tình trạng thiếu nhiên liệu. Vào ngày 29 tháng 6, Wijesekera đã thông báo trên Twitter rằng nội các đã quyết định cho phép các công ty từ bất kỳ quốc gia sản xuất dầu nào cung cấp nhiên liệu, và chấm dứt chế độ phân phối xăng độc quyền tại đất nước.

Bộ trưởng đã nói rằng các công ty sẽ được lựa chọn về khả năng nhập khẩu nhiên liệu và hoạt động mà không cần yêu cầu ngoại hối từ ngân hàng trung ương trong vài tháng hoạt động đầu tiên.

Ông Shashi Dhanatunge, thành viên hội đồng quản trị Ceypetco từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 10 năm 2018 nói rằng: “chiến lược hạn chế nhập khẩu là sai lầm. Theo ông, với tình trạng nền kinh tế đang lâm vào hỗn loạn, việc phân bổ nhiên liệu sẽ không đạt được bất kỳ kết quả khả quan.

Thay vào đó, ông cho rằng nội các cần phải hành động theo quyết định tự do hóa thị trường, bằng cách giảm bớt thủ tục giấy tờ và đơn giản hóa quy trình mua sắm.

Trong khi đó, vẫn chưa chắc chắn hệ thống QR mà Sri Lanka vừa đưa ra sẽ có hiệu quả như thế nào trong việc kiềm chế thị trường chợ đen nhưng những người Sri Lanka tuyệt vọng có thể sẽ tiếp tục tìm cách tăng thu nhập của họ thông qua việc mua bán nhiên liệu bất hợp pháp.

S. Devagurunathan, một người dân 56 tuổi ở Colombo chia sẻ: “Tôi biết nhiều người mua nhiên liệu từ chợ đen. Đó là bất hợp pháp và không nên làm điều đó. Nhưng không phải ai cũng có thể đứng xếp hàng. Ví dụ, tôi nên ở cửa hàng của mình để kinh doanh , nhưng vì tình trạng thiếu nhiên liệu mà giờ đây tôi đang phải xếp hàng để mua xăng.”

Devagurunathan cho biết những khủng hoảng kinh tế đã buộc người dân phải thực hiện các biện pháp cực đoan để tự cứu lấy chính mình và gia đình.

Huy Hoàng (Theo Asia Nikkei)

Bình Luận

Tin khác

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

(CLO) Một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn của Mỹ đã kiến nghị lên Tổng thống Joe Biden kêu gọi áp thuế nhập khẩu đối với tấm pin nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Lý do: giá thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp