Thiện căn ở tại lòng ta

Chủ nhật, 02/12/2018 16:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thật ra, với việc thiện nguyện, dù ai làm gì, bằng cách nào thì điều quan trọng nhất là sự bình an trong tâm hồn của mỗi người và hy vọng điều tốt đẹp sẽ đến đúng nơi cần đến.

Báo Công luận
Bức tranh của bạn Hải Dương tham gia chương trình "Ức mơ của Thúy" với lời chúc: "Chúc các em nhiều sức khỏe, luôn vui vẻ, lạc quan. Mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với các em".

Một chương trình vận động do báo Tuổi trẻ kết hợp cùng nhiều đơn vị trên khắp cả nước nhằm ủng hộ, chăm sóc bệnh nhi ung thư đã gây ồn ào trên mạng xã hội trong vài ngày qua.

Cụ thể, chiến dịch “Tôi đồng hành” là một trong nhiều hoạt động yêu thương, chia sẻ, hướng đến bệnh nhi ung thư trong chương trình “Ước mơ của Thuý”.

Bạn đọc có thể tham gia chiến dịch "Tôi đồng hành" thông qua mạng xã hội Facebook bằng ba bước đơn giản:

1. Thông qua mạng xã hội Facebook, vẽ tranh hoặc làm hoa hướng dương, viết thông điệp yêu thương dành cho bệnh nhi ung thư và ngày hội vào ảnh.

2. Đăng ảnh lên trang Facebook cá nhân của mình.

3. Gõ hashtag #ngayhoihoahuongduong2018, #uocnguyenhong2018; tag mời thêm ba người bạn Facebook của mình cùng ủng hộ.

Bạn cũng có thể đồng thời vận động cộng đồng góp hình ảnh hoa hướng dương, viết thông điệp hưởng ứng trước ngày hội và gửi hình ảnh về qua trang Facebook cá nhân kết nối với Tuổi Trẻ Online và trang fanpage Ước mơ của Thúy.

Với mỗi bức tranh hoa hướng dương đáp ứng ba điều kiện nói trên thì một công ty sẽ ủng hộ 30 nghìn đồng cho bệnh nhi ung thư.

Vậy những tranh cãi ồn ào xung quanh sự việc này là gì?

Người ta có những thắc mắc: “Tranh không phải tự vẽ mà người khác vẽ thì có được không? Lấy lại tranh vẽ trên mạng có được không? Nhiều tranh trùng nhau có được tính không? Có công cụ để tính tranh lặp không?”... Người ta thắc mắc rằng: “Việc kiểm soát sẽ như thế nào? Có giới hạn ngân sách không? Nếu kêu gọi 500.000 người vẽ thì công ty có sẵn sàng bỏ ra 15 tỷ đồng không?”.

Nhiều người thì dùng những tính từ nặng nề hơn: “bần tiện”, “trơ trẽn”... để nói về công ty này. Người ta nhắc nhở công ty này “làm thiện nguyện thì nếu không thầm lặng bằng tấm lòng thì cũng có chừng có mực”, làm từ thiện mà bắt cộng đồng phải đáp ứng điều kiện này, điều kiện khác là “lợi dụng nỗi đau của bệnh nhi ung thư để tranh thủ làm PR”, v.v...

Trước hết, phải nói rằng, chương trình “Ước mơ của Thúy” đã đi qua hành trình tròn 11 năm với nhiều hoạt động thiết thực, yêu thương và chia sẻ. Hoạt động vẽ hoa, làm hoa hướng dương với hashtag #ngayhoihoahuongduong, #uocnguyenhong để gây quỹ thực hiện những điều ước cho bệnh nhi ung thư cũng đã thực hiện được bốn năm.

Việc một đơn vị kinh doanh làm thiện nguyện không có gì sai. Đây là một cách để chia sẻ lợi nhuận với cộng đồng mà bất kỳ cuốn sách nào về quản trị kinh doanh cũng nhắc tới. Nếu sử dụng hình thức làm thiện nguyện để tranh thủ truyền thông về mình cũng không có gì sai nếu không muốn nói là có rất nhiều cá nhân, tổ chức cũng sử dụng từ thiện như một công cụ quảng bá bản thân.

Dẹp hết những tranh cãi sang một bên, điều quan trọng nhất trong chuyện này, theo cá nhân tôi là những bệnh nhi ung thư – những người thực sự cần được chia sẻ – sẽ được gì.

Bạn Thanh Thảo (TP.HCM) nói: “Kiếm 30 nghìn vì ai đó trong một khoảnh khắc! Hoa không đẹp nhưng đơn giản vì muốn sống với nhau vì một tấm lòng! Chúc những bệnh nhân ung thư luôn có sự may mắn!”. Anh Bùi Trọng Lịch (Hà Nội) cho biết, vẽ một bức tranh hoa hướng dương và làm các thủ tục để đủ điều kiện đăng lên mạng xã hội mất khoảng 30 phút, “làm người tốt với 30 phút cũng đáng mà. Lan truyền đi một thông điệp nhân ái cũng đáng. Còn hơn là chửi nhau vì ba chuyện giời đánh”.

Thì đúng như vậy. Hàng ngày, hàng giờ vẫn luôn luôn có vô vàn những người làm từ thiện bằng cách này hay cách khác. Việc thiện nguyện, dù ai làm gì, bằng cách nào thì điều quan trọng nhất là sự bình an trong tâm hồn của mỗi người và hy vọng điều tốt đẹp sẽ đến đúng nơi cần đến. “Thiện căn ở tại lòng ta”, nếu không đồng cảm thì cũng đâu cần “chửi nhau vì ba chuyện giời đánh”.

Tử Hưng

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo