Thiết kế chính sách có rất nhiều cái tốt, vì sao khi thực thi cứ rơi rụng dần?

Thứ sáu, 12/03/2021 20:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là câu hỏi mà bà Phạm Chi Lan đặt ra tại hội thảo Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì chiều 12/3.

Bài liên quan
Toàn cảnh Hội thảo Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam.

Toàn cảnh Hội thảo Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam.

Tăng trưởng kinh tế phải dựa vào kinh tế tư nhân 

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, qua từng thời kỳ vai trò, vị thế của kinh tế tư nhân ngày càng được khẳng định và thể hiện rõ nét thông qua những đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng 42-43% GDP, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế,…

"Đặc biệt lực lượng doanh nghiệp tư nhân đã góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thay đổi “diện mạo” đất nước, tạo dấu ấn, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; hình thành nhiều thương hiệu có tính cạnh tranh khu vực và quốc tế", Bộ trưởng Dũng nói.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng còn tồn tại những điểm nghẽn chưa được khơi thông nên chưa giải phóng được nguồn lực kinh tế tư nhân.  Vậy làm thế nào giải phóng, khơi thông khu vực tư nhân trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa lớn lên để người dân cũng như nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn đầu tư thay vì mua vàng cất trữ? ông Dũng trăn trở.

Theo ông Dũng, muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng thì phải dựa vào kinh tế tư nhân và trông đợi vào doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi tư nhân không tham gia mạnh mẽ thì không thể đạt mục tiêu tăng trưởng. Thậm chí không có kinh tế tư nhân hỗ trợ thì khó có thể vượt được bẫy thu nhập trung bình.

"Cơ hội của Việt Nam chỉ còn 10 năm thôi vì đến 2030 đã chuyển sang giai đoạn già hoá dân số. Cùng với đó, hiện nay đà tăng trưởng của Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội hỗ trợ như là chiến tranh thương mại dẫn đến chuyển dịch  cùng với đó là môi trường thể chế theo hướng đổi mới thần tốc… Trong khi đó, các FTA rộng lớn đang đáp ứng cuộc chơi toàn cầu. Ngoài ra Covid-19 bên cạnh những thách thức thì cũng mở ra nhiều cơ hội. Đặc biệt, cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang mở ra nhiều cơ hội đi tắt đón đầu…", Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nói.

Vì thế, phải làm thế nào để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn, tương xứng với tiềm năng vốn có. FDI vẫn phải thu hút nhưng phải kết nối với doanh nghiệp trong nước. Trong đó vai trò của doanh nghiệp nhà nước là phải làm việc lớn việc, việc khó, đồng thời phải đi đầu đón tắt về công nghệ bởi nhiều khi doanh nghiệp tư nhân với đồng vốn khoảng chục tỷ thì làm sao làm được việc lớn, nhiều khi kiếm được mặt bằng là đã hết tiền, ông Dũng nhận định. 

Thiết kế chính sách tốt nhưng thực thi lại dở 

Nhìn nhận về vấn đề này, bà Phạm Chi Lan – Thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng cho biết, mô hình kinh tế tư nhân đang gây rất nhiều trăn trở vì thế trước hết phải làm rõ khái niệm này. Bởi kinh tế tư nhân có lúc tính cả hộ gia đình, có lúc tính cả doanh nghiệp FDI...

Theo bà Lan, nhìn chung kinh tế tư nhân còn vướng môt số vấn đề bất cập đó là, quy mô nhỏ, thiếu nguồn lực cần thiết, năng suất thấp, thiếu doanh nghiệp vừa và lớn.

"Đáng quan ngại là các khu vực kinh tế “không chơi với nhau” và cũng chưa có quan hệ gắn kết để doanh nghiệp lớn trở thành đầu đàn dẫn dắt doanh nghiệp yếu đi lên, đưa doanh nghiệp nhỏ vào mạng lưới để cùng lớn mạnh. Hiện nay doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là mưu sinh kiếm sống nên thiếu niềm tin kinh doanh, không có động lực lớn lên. Hay nói cách khác, các doanh nghiệp này còn đơn độc trong phát triển", bà Chi Lan nói.

Vì thế, việc trước mắt là phải cho doanh nghiệp tư nhân cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp thân hữu vì môi trường chưa thực sự bình đẳng. Nhà nước phải tạo lập bằng đươc môi trường cạnh tranh thực sự bình đẳng để kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.  

"Tại sao đã đặt ra mục tiêu chung rồi mà không làm được, đã đến lúc rất cần tập trung cao cho một mục tiêu chung. Cần giao một cơ quan kiểm soát sự thống nhất trong hệ thống pháp luật vì rất nhiều luật chồng chéo, luật này cho luật kia lại cấm. Tôi không hiểu vì sao khi thiết kế chính sách thì có rất nhiều cái tốt nhưng trong quá trình thực thi thì cứ rơi rụng dần, cái tiêu cực lại phát sinh?", bà Lan trăn trở. 

Khánh Linh

Tin khác

Dự án nguồn điện chậm tiến độ, Bộ Công Thương đưa ra một số đề xuất xử lý

Dự án nguồn điện chậm tiến độ, Bộ Công Thương đưa ra một số đề xuất xử lý

(CLO) Việc các dự án nguồn điện chậm tiến độ được coi là tình trạng thường xuyên trong lĩnh vực điện lực, vì vậy, Bộ Công Thương đã đưa ra một số đề xuất xử lý.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

(CLO) Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đồng loạt ra quân kiểm tra, phát hiện xử lý nhiều vụ việc đối với mặt hàng vàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (3/5) đã được Ngân hàng Nhà nước huỷ, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp