Thiếu điện đỉnh điểm sẽ diễn ra vào năm 2022

Thứ sáu, 10/08/2018 07:18 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 9/8/2018 tại Hà Nội, Diễn đàn Năng lượng Việt Nam với chủ đề “Những thách thức trong đảm bảo an ninh năng lượng gắn với phát triển bền vững” do Bộ Công Thương tổ chức đã cho thấy, nguy cơ thiếu điện có thể sẽ xảy ra từ năm 2021 – 2023 và đỉnh điểm sẽ là năm 2022.

Báo Công luận
 

Nguy cơ thiếu điện được dự báo bắt đầu diễn ra từ năm 2020 – 2030 (Ảnh TL)


Theo Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, nhu cầu sử dụng điện sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Ngành điện cần phải đảm bảo sản xuất 265-278 tỷ kWh vào năm 2020 và khoảng 572-632 tỷ kWh vào năm 2030.

EVN tính toán, để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho phát triển kinh tế - xã hội, trong giai đoạn 2003 - 2018, Tập đoàn đã hoàn thành đưa vào vận hành 40 nhà máy điện với tổng công suất 20.586 MW.

Đáng chú ý, nhiều công trình nguồn điện lớn đã đưa vào vận hành vượt tiến độ như: Công trình thủy điện Sơn La (2.400 MW) khánh thành ngày 23/12/2012. Các dự án nguồn điện cấp bách miền Nam như nhiệt điện Vĩnh Tân 2, nhiệt điện Vĩnh Tân 4, nhiệt điện Duyên Hải 1&3 đưa vào vận hành đúng tiến độ đã góp phần quan trong trong việc đảm bảo cung ứng điện cho miền Nam thời gian qua.

Thông tin EVN cho biết, đến cuối năm 2018, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống dự kiến đạt 47.768MW (tăng 5,41 lần so với năm 2003) đứng thứ 2 trong các nước ASEAN (sau Indonesia) và thứ 25 thế giới.

Nguy cơ thiếu điện sẽ bắt đầu ngay trong những năm đầu tiên của giai đoạn 2020-2030. Và giai đoạn thiếu điện đỉnh điểm sẽ là năm 2022. Đấy là chưa kể tốc độ tăng trưởng phụ tải có thể tăng cao hơn so với dự báo – EVN cho biết.

Đơn Thương

Tags:

Tin khác

Dự án nguồn điện chậm tiến độ, Bộ Công Thương đưa ra một số đề xuất xử lý

Dự án nguồn điện chậm tiến độ, Bộ Công Thương đưa ra một số đề xuất xử lý

(CLO) Việc các dự án nguồn điện chậm tiến độ được coi là tình trạng thường xuyên trong lĩnh vực điện lực, vì vậy, Bộ Công Thương đã đưa ra một số đề xuất xử lý.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

(CLO) Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đồng loạt ra quân kiểm tra, phát hiện xử lý nhiều vụ việc đối với mặt hàng vàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (3/5) đã được Ngân hàng Nhà nước huỷ, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp