Thiếu điện ở miền Bắc, “bổn cũ có soạn lại” trong năm 2024?

Thứ ba, 24/10/2023 16:11 PM - 0 Trả lời

(CLO) EVN đưa ra 2 phương án cân đối cung-cầu điện trong năm 2024. Cả 2 phương án này đều rất căng thẳng vào mùa nắng ở miền Bắc.

3 tháng cuối năm 2023 liệu có thiếu điện?

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, mặc dù trong 8 tháng đầu năm, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu tăng 3% so với năm ngoái, và đạt 65,7% so với kế hoạch được phê duyệt, thế nhưng trong giai đoạn cuối tháng 5 và đầu tháng 6, miền Bắc có tình trạng thiếu hụt nguồn điện và phải thực hiện tiết giảm phụ tải các địa phương khu vực miền Bắc để đảm bảo an ninh cung ứng điện.

thieu dien o mien bac bon cu co soan lai trong nam 2024 hinh 1

Trong giai đoạn 3 tháng cuối năm 2023, việc cung ứng điện về cơ được đảm bảo, đáp ứng đủ điện. (Ảnh: EVN)

Ngoài ra, hệ thống điện miền Nam cũng xảy ra tình trạng thiếu hụt công suất đỉnh tại một số giờ cao điểm, dẫn đến, các nguồn nhiệt điện chạy dầu có giá thành cao đã phải huy động để đáp ứng nhu cầu phụ tải đỉnh. 

Bộ Công Thương cho rằng, có một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thiếu điện, như chậm đầu tư, hoàn thành nguồn và lưới điện; chậm khắc phục sự cố tổ máy của một số nhà máy nhiệt điện làm giảm khả năng cung cấp điện; bị động trong công tác chuẩn bị nhiên liệu than cho sản xuất điện,... 

Phải đến tháng 7, tình trạng thiếu hụt điện năng mới được giải quyết.

Theo Bộ Công Thương, trong giai đoạn 3 tháng cuối năm 2023, việc cung ứng điện về cơ được đảm bảo, đáp ứng đủ điện cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. 

Tuy nhiên, do các tổ máy nhiệt điện miền Bắc phải thực hiện bảo dưỡng sửa chữa theo kế hoạch để chuẩn bị sẵn sàng cho phát điện mùa khô năm 2024, công suất dự phòng miền Bắc ở mức thấp tại một số thời điểm trong các tháng cuối năm 2023.

Do đó, để chủ động ứng phó những điều kiện xếp chồng bất lợi trong cung ứng điện có thể xảy ra trong thời gian những tháng cuối năm 2023 như nhu cầu phụ tải tăng cao, lưu lượng nước về hồ tiếp tục thấp, Bộ Công Thương sẽ quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp về vận hành, tiết kiệm điện và đẩy nhanh tiến độ đưa các công trình nguồn, lưới truyền tải vào khai thác.

“Bổn cũ có soạn lại” trong năm 2024?

Theo đánh giá của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc cân đối cung-cầu điện năm 2024 được tính toán bằng phương pháp kết hợp giữa dự báo tăng trưởng phụ tải điện cơ sở (8,96%), với các kịch bản lưu lượng nước về.

Do đó, EVN đưa ra 2 phương án cân đối cung-cầu điện trong năm 2024. Cả 2 phương án này đều rất căng thẳng vào mùa nắng ở miền Bắc.

thieu dien o mien bac bon cu co soan lai trong nam 2024 hinh 2

EVN đưa ra 2 phương án cân đối cung-cầu điện trong năm 2024. (Ảnh: EVN)

Với phương án lưu lượng nước về bình thường, hệ thống điện quốc gia về cơ bản đáp ứng cung ứng điện, tuy nhiên do công suất dự phòng của hệ thống điện miền Bắc thấp nên vẫn phải đối mặt với tình trạng căng thẳng về công suất đỉnh tại một số thời điểm (từ 13-16h, 19h-22h) trong ngày của các ngày nắng nóng. 

Đối với trường hợp lưu lượng nước về cực đoan, việc đảm bảo cung cấp điện đặc biệt đối với khu vực miền Bắc sẽ gặp khó khăn hơn, có thể xuất hiện tình trạng thiếu công suất (khoảng 420÷1.770MW) trong một số giờ cao điểm các tháng 6 và 7.

Trước thực trạng này, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo các đơn vị thực hiện các giải pháp đảm bảo cung ứng điện trong năm 2024.

Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương rà soát, sớm xây dựng Kế hoạch xả nước đổ ải phục vụ cấp nước vụ Đông Xuân năm 2024 theo hướng sử dụng tiết kiệm tối đa, hiệu quả nguồn thủy điện.

Đồng thời, Bộ Công Thương kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn EVN, các chủ hồ chứa thủy điện trong việc điều tiết linh hoạt, tích nước sớm các hồ thủy điện, đặc biệt là các hồ thủy điện chiến lược đa mục tiêu miền Bắc ngay trong thời gian lũ chính vụ năm 2023 và giữ mực nước cao trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024 để đảm bảo mục tiêu giữ mực nước các hồ tại thời điểm cuối mùa khô năm 2024 ở mức hợp lý, đảm bảo có đủ mức dự phòng công suất, điện năng cho hệ thống điện;

Bộ cũng đề nghị hướng dẫn các Chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện than vận hành các nguồn nhiệt điện than đáp ứng các tiêu chuẩn/quy chuẩn về môi trường, đảm bảo an ninh cung cấp điện.

Bộ Công Thương cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: kịp thời tháo gỡ khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng; tăng cường thực hiện nghiêm, tích cực Chỉ thị Tiết kiệm điện trên toàn quốc.

Các địa phương cũng nên sớm có quyết định đối với các công trình nguồn điện đã có chủ đầu tư, tuy nhiên, chậm triển khai công tác đầu tư xây dựng; Đẩy nhanh công tác lựa chọn nhà đầu tư khi Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII được phê duyệt.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Nam Định: Vượt kế hoạch thu hút đầu tư cả năm 2024

Nam Định: Vượt kế hoạch thu hút đầu tư cả năm 2024

(CLO) Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Nam Định đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 11 dự án đầu tư mới tương đương khoảng 240 triệu USD; vượt kế hoạch thu hút đầu tư cả năm 2024 (kế hoạch đề ra 200 triệu USD).

Kinh tế vĩ mô
Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

(CLO) Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao từ nguyên liệu giấy phế liệu tái chế và bột giấy tại KCN Bảo Minh mở rộng (huyện Vụ Bản).

Kinh tế vĩ mô
Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn 'sống khỏe'

Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn "sống khỏe"

(CLO) Theo báo cáo của VEPR, có một nghịch lý là trong khi cần để san sẻ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thì các ngân hàng vẫn duy trì mức sinh lời cao từ hoạt động cho vay.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Nam Định tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,57%.

Kinh tế vĩ mô