Thiếu tá, nhà báo Lò Anh Hiếu: Những bước chân không mệt mỏi nối gần Trường Sa với đất liền

Thứ năm, 22/02/2024 11:38 AM - 0 Trả lời

(CLO) 24 năm gắn bó với sắc phục ngành công an trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, bước chân thiếu tá, nhà báo Lò Anh Hiếu in đậm trên các vùng miền Tổ quốc. Vừa qua, các tác phẩm báo chí về Trường Sa của chị và cộng sự đã liên tục được vinh danh tại các Lễ trao giải báo chí lớn.

Trường Sa những ngày mùa gió chướng

Trong những ngày đầu xuân năm mới, tôi may mắn được gặp gỡ thiếu tá, nhà báo Lò Anh Hiếu - Phó Trưởng ban Thời sự - Chính trị, Báo Công an nhân dân - người con của đồng bào dân tộc Thái.

Sinh ra tại mảnh đất vùng cao, thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu, tuổi thơ của thiếu tá Lò Anh Hiếu gắn bó với những ngọn đồi, khe suối, những cung đường đèo uốn lượn vùng Tây Bắc. Tốt nghiệp Đại học Tuyên giáo (nay là Học viện Báo chí & Tuyên truyền), chị được nhận về công tác tại báo Công an nhân dân cho đến nay.

Trong cuộc đời 24 năm làm báo, có lẽ chuyến công tác đầy sóng gió ở quần đảo Trường Sa kéo dài 21 ngày là chuyến đi ấn tượng nhất với thiếu tá, nhà báo Lò Anh Hiếu. Tại nơi biển đảo xa xôi, chị đã có nhiều trải nghiệm đặc biệt, được hòa mình trong không khí đón năm mới Quý Mão 2023 với quân và dân huyện đảo.

Những tác phẩm báo chí của chị đã ra đời như thế, là nhịp cầu nối liền những bờ vui, nối đất liền với Trường Sa thật gần.

Và tác phẩm báo chí 5 kỳ: “Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở huyện đảo Trường Sa” đã đạt Giải C trong Cuộc thi Giải Báo chí Búa Liềm vàng, tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi tối 1/2/2024, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô.  

thieu ta nha bao lo anh hieu nhung buoc chan khong met moi noi gan truong sa voi dat lien hinh 1

Nhà báo Lò Anh Hiếu tặng ấn phẩm Báo Công an nhân dân cho cán bộ chiến sĩ trên đảo Trường Sa.

Có lẽ, với mỗi phóng viên trong cuộc đời làm báo đều mơ ước một lần được đặt chân đến quần đảo Trường Sa tác nghiệp bởi trong trái tim và tâm thức mỗi nhà báo, Trường Sa luôn hiện diện thật thiêng liêng, khẳng định chủ quyền của đất nước. Đến đảo tiền tiêu để hiểu về cuộc sống, công tác, chiến đấu của quân và dân nơi đầu sóng ngọn gió, qua đó cũng thể hiện trách nhiệm của mỗi nhà báo, tình yêu với biển, đảo quê hương, đất nước thông qua tác phẩm của mình.

"Chính vì vậy, tôi đã tình nguyện ra công tác tại đảo dù biết dịp này mùa gió chướng, mùa sóng gió nhất trong năm. Sau khi báo cáo, được sự đồng ý của Lãnh đạo Cục Truyền thông CAND, Thiếu tướng Phạm Khải - Tổng Biên tập Báo CAND, tôi tất bật chuẩn bị cho chuyến công tác nơi đảo tiền tiêu", chị Hiếu chia sẻ.

Thiếu tá, nhà báo Lò Anh Hiếu kể, vào ngày cuối năm 2022, tại Quân cảng Cam Ranh, cho vội hành lý lên phòng trên con tàu 561, chị xuống cảng Cam Ranh bắt đầu tác nghiệp. Khi tàu kéo vang hồi còi lướt sóng ra khơi, các phóng viên đều tất bật ngồi gõ tin, bài gửi về toà soạn để kịp “bắt sóng” trước khi đến vùng biển mất sóng. "May mắn thay, những tin tức đầu tiên của tôi đã kịp gửi về toà soạn trước khi tàu ra khỏi cửa vịnh", chị Hiếu cho hay.

Kỷ niệm nhớ nhất với nhà báo Lò Anh Hiếu đó là 2 lần vượt bão mới vào được đảo Trường Sa Đông. "Khi xuồng vừa hạ xuống biển, tôi mặc áo phao, mang theo túi bảo quản đồ nghề bắt đầu bước xuống xuồng thì bão bất ngờ đổ bộ, những con sóng dữ tung bọt trắng xóa, cao gần 5m ập vào làm xuồng va đập mạnh vào mạn tàu, tình huống cực kỳ nguy hiểm. Phương án tác chiến dự phòng lập tức được Thiếu tá Nguyễn Việt Hà, Hải đội trưởng Hải đội 411 và Đại úy Phạm Văn An, Thuyền trưởng tàu 561 kích hoạt, với mục tiêu bảo đảm an toàn cho đoàn công tác và bộ đội", nhà báo Anh Hiếu nhớ lại.

Chị và các đồng nghiệp còn có một hải trình đáng nhớ khi băng xuồng từ điểm Đá Đông C sang điểm Đá Đông A khi những con sóng bạc đầu bủa vây ào mạnh vào mạn xuồng, mưa bắt đầu nặng hạt, mọi người đều bị ướt nhưng vẫn cùng nhau hát vang bài hát về biển đảo quê hương.

"Hải trình nhiều ngày đêm mang đến cho tôi và các phóng viên khác thật nhiều cảm xúc đặc biệt, trải nghiệm khó quên trong cuộc đời làm báo, thêm trân trọng và yêu quý hơn nghề mà mình đã chọn", nhà báo Lò Anh Hiếu bồi hồi bày tỏ.

Tự hào được góp sức nhỏ bé, là cầu nối giữa Quốc hội, HĐND với cử tri Trường Sa  

Loạt bài 3 kỳ “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội và HĐND ở huyện đảo Trường Sa” của Thiếu tá, nhà báo Lò Thị Hiếu đã xuất sắc đoạt Giải B, Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ Hai ( Giải Diên hồng) - năm 2024.

Chuyến công tác ở Trường Sa lần này đặc biệt hơn khi chị và cộng sự dành nhiều thời gian gặp gỡ, lắng nghe những tiếng nói cháy bỏng, chia sẻ gan ruột và nguyện vọng tha thiết của các cử tri đặc biệt ở nơi đảo tiền tiêu của Tổ quốc muốn gửi gắm tới các kỳ họp của Quốc hội khóa XV đang diễn ra, đặc biệt là kỳ họp thứ V, thứ VI.

Tất cả các ý kiến đều thể hiện sự tâm huyết, chân thành, thực tế, sâu sắc vì sự phát triển bền vững của huyện đảo tiền tiêu, tuyến đầu, vì chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc…

thieu ta nha bao lo anh hieu nhung buoc chan khong met moi noi gan truong sa voi dat lien hinh 2

"Quá trình tác nghiệp, gặp gỡ các nhân vật, tôi nhận thấy rằng, được công tác, rèn luyện ở địa bàn tuyến đầu là các đảo, điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa là vinh dự lớn, niềm tự hào; đồng thời cũng thể hiện phẩm chất tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân của mỗi cán bộ chiến sĩ, quần chúng, người dân đang công tác, sinh sống ở đây", nhà báo Lò Anh Hiếu chia sẻ.

"Điều chúng tôi ghi nhận được là, các đảo dù xa đất liền, điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng những cử tri khi được công tác, chiến đấu, sinh sống trên các đảo họ đều cảm thấy rất vinh dự, tự hào. Họ có ước mơ, hoài bão chung là được cống hiến sức mình để bảo vệ và xây dựng biển, đảo quê hương.

Đảo là nhà, biển là quê hương là tâm thế, là niềm tin yêu của những cư dân đang khắc phục mọi khó khăn, sinh sống và gắn bó với đảo. Chính vì thế, họ đã rất nghiêm túc khi thực hiện quyền công dân là cử tri với lá phiếu bầu ra các đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND, đại diện cho quân dân trên đảo nói lên tiếng nói, nguyện vọng của mình", nhà báo Anh Hiếu chia sẻ.

Mất nhiều tháng để triển khai loạt bài 3 kỳ “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội và HĐND ở huyện đảo Trường Sa” nhà báo Anh Hiếu và tác giả Duy Bá mong muốn góp một phần nhỏ bé là cầu nối, lan tỏa tiếng nói của cử tri ở quần đảo Trường Sa với Quốc hội và HĐND. Đồng thời, cũng là cầu nối để đưa các Nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các quyết sách của Quốc hội, HĐND đi vào thực tiễn cuộc sống, công tác, chiến đấu ở địa bàn đặc thù- các đảo trên quần đảo Trường Sa.

thieu ta nha bao lo anh hieu nhung buoc chan khong met moi noi gan truong sa voi dat lien hinh 3

Nhà báo Lò Anh Hiếu cũng đã đạt giải B cho loạt bài viết về Trường Sa của giải báo chí Diên Hồng do Quốc hội trao tặng

Những ngày lênh đênh trên con tàu hải quân giữa biển khơi, đặt chân lên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, tận mắt chứng kiến đời sống, công tác của cán bộ và nhân dân trên đảo, cùng trò chuyện với cử tri, các cán bộ, chiến sĩ, người dân, nhà báo Anh Hiếu và cộng sự cảm nhận sâu sắc bản lĩnh, ý chí, tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt của những con người bám trụ nơi đầu sóng ngọn gió.

"Loạt bài trên đã ra đời như thế, được độc giả đón nhận là niềm vui của những nhà báo, cán bộ khoác màu áo của lực lượng Công an, Quân đội", nhà báo Anh Hiếu chia sẻ.

Hành trang của thiếu tá, nhà báo Lò Anh Hiếu mang theo ra Trường Sa không chỉ là những thiết bị tác nghiệp mà hơn hết là tấm lòng, tình cảm với quân dân nơi đảo xa.

Nhà báo Lò Anh Hiếu với sứ mệnh của người làm báo vinh dự làm cầu nối thông tin giữa đất liền và đảo xa, nơi những cán bộ chiến sĩ đang ngày đêm bám trụ, kiên cường nơi đầu sóng, ngọn gió, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc; khơi dậy trong tâm khảm mỗi người dân đất Việt tinh thần “Cả nước vì Trường Sa, Trường Sa vì cả nước”.

Hoàng Anh

Bình Luận

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo