Thời bình có cần số lượng hàm tướng nhiều?

Thứ tư, 07/11/2018 11:20 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tại phiên thảo luận dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi) ngày 6/11, nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến về điều 25 dự thảo luật quy định cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân.

Theo dự thảo Luật Công an nhân dân (sửa đổi), lực lượng công an có một đại tướng (Bộ trưởng Công an), không quá 6 thượng tướng (các thứ trưởng), không quá 35 trung tướng (lãnh đạo một số cục, giám đốc công an Hà Nội và TP.HCM), không quá 159 thiếu tướng (lãnh đạo một số cục, giám đốc công an 11 tỉnh, thành trực thuộc trung ương có đô thị loại 1, phó giám đốc công an Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh).

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) cho rằng, số lượng theo quy định của dự thảo Luật theo đại biểu là nhiều. Trên thế giới hiện nay, có một số quốc gia Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an nói chung chỉ là dân sự mà họ vẫn chỉ đạo, chỉ huy cao nhất trong ngành.

Báo Công luận
 Đại biểu Phạm Văn Hòa (Ảnh: quochoi.vn)

“Trong điều kiện nước ta ở thời bình, được thế giới ca ngợi là quốc gia ổn định về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, hàm tướng có cần thiết số lượng nhiều như thế hay không?", Đại biểu đặt câu hỏi và cho rằng, cấp tướng thì phải có quân số nhất định để chỉ huy chứ không thể mang hàm tướng mà quân số chẳng là bao nhiêu.

"Hàm trung tướng có chức vụ Cục trưởng và tương đương với số lượng 32 là nhiều, đề nghị nên có cân nhắc. Hàm thiếu tướng nên có số lượng con số chẵn chứ không lẻ con số như dự thảo là 139. Tương tự hàm thiếu tướng có số lượng không quá 11 đối với Giám đốc công an hành chính tỉnh loại I.

Tôi cho rằng quy định như vậy còn bất cập với các tỉnh, thành phố còn lại. Có tỉnh, thành phố hiện tại là loại II nhưng tiệm cận là loại I. Sau này lên loại I thì sao? Có được phong hàm thiếu tướng hay không vì đã đủ số 11?

Hay là linh động, điều động sang nơi khác để đảm bảo tròn số 11. Nếu hàm phong thiếu tướng thì con số sẽ vượt”, Đại biểu phân tích.

Theo Đại biểu Phạm Văn Hòa, người mang hàm thiếu tướng của tỉnh này chưa chắc đã có chuyên môn, thời gian trong ngành cao hơn người mang hàm đại tá của tỉnh khác, như vậy sẽ không hợp lý.

Nhận định cấp tướng là vị trí cao, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (Đoàn Bến Tre) cho rằng vị trí này phải đứng ở tầm chiến lược. “Một người ở vị trí cấp tướng đối với nhân dân vô cùng kính trọng. Cần giữ qũy hàm cấp tướng cho chuẩn xác và xác định vị trí rõ ràng, xứng đáng để họ phấn đấu được vào chức vụ này cảm thấy tự hào và những người khác thấy kính nể...” - Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.

Báo Công luận
 Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Ảnh quochoi.vn)

Chung mối quan tâm về điều khoản này, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Được (Đoàn Hà Nội) nhấn mạnh: Đại tướng, thượng tướng thì không tranh cãi gì nữa, ủng hộ thôi. Về trung tướng thì 2 thành phố lớn là đương nhiên.

“Nhưng các đối tượng khác tôi đề nghị làm cho chặt chẽ số lượng theo quy định của Chính phủ, bảo đảm chất lượng. Về một ý trong nội dung phong tướng, tôi đề nghị thế này. Quan điểm của tôi là phong tướng để chúng ta cầm gậy chỉ huy quân, không nhất thiết cứ tỉnh nào loại I thì phải phong tướng. Quan điểm cá nhân tôi như vậy, bởi vì hiện nay chúng ta tính khoảng 11 tỉnh thành phố loại I, vậy thì tương lai 10 năm, 15 năm sau thì bao nhiêu loại I nữa hay vẫn nằm ở con số 11, 12? Tôi nghĩ rằng địa bàn nào trật tự trị an phức tạp, ma túy nhiều, phản động nhiều thì tôi đề nghị phong tướng cho các đồng chí để các đồng chí lãnh đạo chỉ huy quân. Bây giờ cứ lên loại I là phong tướng thì tôi nghĩ rằng không biết có nhiều không?”, Đại biểu Nguyễn Văn Được bày tỏ.

Báo Công luận
 Đại biểu Nguyễn Văn Được (Ảnh quochoi.vn)

Đặc biệt, Đại biểu Nguyễn Văn Được cũng rất tâm tư khi cho rằng “quân đội và công an đều là lực lượng vũ trang”, vì thế trước Chủ tịch Quốc hội và nhiều đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị có mặt tại hội trường, ông Được cho rằng “công an các đồng chí được phong quân hàm thì tôi và nhiều người mừng cho các đồng chí. Nhưng đã nói lực lượng vũ trang thì bên thế này, bên thế khác không công bằng”.

Đắc Nguyên

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức
Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Ngày 28/4, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, toàn bộ 51 khối tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiến hành hợp luyện lần đầu tiên.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Ngày 28/4, trong chương trình công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, tìm hiểu tình hình hạn hán, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh, khảo sát việc vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Tin tức
Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được; góp phần hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận.

Tin tức
Ra mắt Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội tại Sầm Sơn (Thanh Hóa)

Ra mắt Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội tại Sầm Sơn (Thanh Hóa)

(CLO) Tối 27/4, UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2024 và khánh thành Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn.

Tin tức