Thời cơ mới cho DN Việt

Chủ nhật, 27/03/2016 06:30 AM - 0 Trả lời

Những quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển trong Hiệp định thuận lợi hóa Thương mại (TFA) của Tổ chức thương mại Thế giới WTO là một trong những vấn đề cần được doanh nghiệp tìm hiểu, ghi nhớ, nắm vững để tận dụng được cơ hội trong các hiệp định thương mại tự do (FTAs) - đó là điều được Phái đoàn hỗ trợ kỹ thuật đến từ Hoa Kỳ nhấn mạnh.

(CLO) Những quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển trong Hiệp định thuận lợi hóa Thương mại (TFA) của Tổ chức thương mại Thế giới WTO là một trong những vấn đề cần được doanh nghiệp tìm hiểu, ghi nhớ, nắm vững để tận dụng được cơ hội trong các hiệp định thương mại tự do (FTAs) - đó là điều được đại diện Phái đoàn hỗ trợ kỹ thuật đến từ Hoa Kỳ nhấn mạnh.

[caption id="attachment_88474" align="aligncenter" width="700"]bn Những han chế trong lĩnh vực hải quan đang trở thành thách thức cũng như cơ hội cho DN xuất nhập khẩu nhờ Hiệp định TFA - Ảnh minh họa[/caption]

Ông Đoàn Duy Khương - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, những cơ hội đầy hứa hẹn khi hội nhập đã khiến tỷ lệ nội địa hóa và xuất khẩu dần được gia tăng nhưng nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn chưa thể vượt qua những hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật thương mại dù các thủ tục hải quan đã được đơn giản hóa phần nào hay tạo cơ hội kết nối với các DN nước ngoài. Đó chính là nguyên nhân khiến hầu hết các DN trong nước không thể tận dụng được những thuận lợi đó, ông Khương khẳng định.

"TFA là một hiệp định được hình thành từ Liên minh tạo thuận lợi thương mại giữa Việt Nam với Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ (AmCham), Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) để liên kết các cơ quan liên quan với khối DN trên toàn cầu đặc biệt là khối DN tư nhân, giúp kinh tế Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Chính vì vậy, Hiệp định luôn đảm bảo được tính thân thiện khi thực hiện", bà Lisa Schimmelpfenning - đại diện Phái đoàn hỗ trợ chia sẻ với báo chí.

Ngoài 12 điều khoản về kỹ thuật, đề cập đến những vấn đề để triển khai biện pháp hiệu quả (bao gồm minh bạch và khiếu nại với những nguyên tắc về xuất bản và công bố trên internet; thủ tục quá cảnh với những vấn đề hạn chế về phí và lệ phí, sử dụng bảo lãnh; các loại phí và thủ tục xuất khi xuất hàng, rủi ro quản lý, kiểm tra sau thông quan, cơ chế một cửa…) thì TFA còn dành riêng Chương 2 đề cập chi tiết đến những quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển.

Đây là phần được các chuyên gia đánh giá là phù hợp với những quốc gia mới nổi như Việt Nam vì phần này chỉ áp dụng cho các quốc gia đang phát triển bao gồm cả các nước kém phát triển; đem lại sự linh hoạt trong việc thực hiện các nghĩa vụ. Từng nước đang phát triển đều có thể tự quyết định thời gian thực hiện những quy định cụ thể đã được cam kết.

"Việc đối xử đặc biệt sẽ được thực hiện theo năng lực của từng nước. Đại diện các nước sẽ cho biết chính xác thời gian thực hiện được từng biện pháp. Phía các nhà tài trợ cũng sẽ phải khẳng định cung cấp những sự hỗ trợ kỹ thuật nhất định", bà Lisa bày tỏ.

Điều này có nghĩa, DN Việt Nam sẽ được đối xử đặc biệt trong những lĩnh vực mà Việt Nam "yếu thế" như vấn đề về cung ứng dịch vụ hàng hóa mà tiêu biểu là logistics, khả năng phân phối đến bán lẻ hàng hóa cũng như thủ tục hải quan.

Phía Tổng cục Hải quan cũng chia sẻ, hiện Tổng cục đã trang bị 13 máy soi thông qua container khiến thời gian kiểm tra giảm chỉ còn từ 3 - 5 phút, không những vậy còn mở rộng hơn được khối lượng và quy mô kiểm tra. Thời gian giải phóng hàng hóa cũng được rút ngắn, công tác hải quan chỉ chiếm 28% thời gian kiểm tra hàng hóa nhưng hầu như vẫn chưa thể đảm bảo công tác chất lượng khi hàng hóa ngày một gia tăng.

Bên cạnh đó, đại diện này cũng cho biết, trong số hàng chục nghìn DN xuất nhập khẩu chỉ có 43 DN thuộc diện "được ưu tiên" vì có sự tín nhiệm cao. Điều này cho thấy, khả năng tham gia chuỗi cung ứng của DN trong lĩnh vực xuất nhập khẩu còn yếu, hầu như chưa thể đáp ứng và tạo dựng được độ tin cậy với các DN nước ngoài.

Những khó khăn và yếu điểm trên của DN Việt Nam đều được đại diện Phái đoàn đến từ Hoa Kỳ - bà Maria Luisa Boyce thẳng thắn khẳng định và cho rằng, DN cần nỗ lực hơn nữa. Khi dựa trên TFA, Việt Nam sẽ có thời gian để cải thiện những khó khăn đó cũng như nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của các tổ chức quốc tế khác.

Nhưng đó chỉ là bề nổi bởi theo bà Maria, Việt Nam phải thay đổi cách tiếp cận giữa Chính phủ, cơ quan ban hành chính sách và cơ quan hợp tác tư nhân để có cái nhìn tích cực, phù hợp nhất với DN. Không ai hiểu DN bằng chính DN. Các cơ quan này không trực tiếp làm việc với DN, trải nghiệm thực tế nên khi ban hành chính sách đương nhiên sẽ khó có thể phù hợp và thân thiện với DN.

"Các bài học kinh nghiệm mà chúng tôi cho rằng phía Việt Nam cần ghi nhớ đó chính là Chính phủ không bao giờ từ bỏ vai trò hỗ trợ trong lãnh đạo, truyền thông có mục đích cho DN. Trong quá trình trao đổi có thể xảy ra bất đồng nhưng không bao giờ được dừng đối thoại. Đó là chìa khóa để đi đến sự thống nhất", bà Maria tiếp tục khẳng định.

Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới đều mong muốn ký kết các FTAs song phương cũng như đa phương bởi những cam kết về thương mại sẽ tạo nên những cơ hội phát triển mới trong đó thuận lợi hóa thương mại là một trong những cam kết nổi bật và nhận được sự quan tâm của chính phủ các nước.

Những điều khoản ưu đãi và đối xử khác biệt với những DN yếu kém như DN Việt Nam đang trở thành cơ hội để DN tự nhận thấy vị trí, năng lực thực sự của mình cũng như nỗ lực thay đổi, phát triển và dễ dàng nhận được các sự ưu đãi trong thương mại từ các nước thành viên.

Quỳnh Liên

Tin khác

Giải mã sức hút từ sản phẩm bất động sản MIK Group phát triển

Giải mã sức hút từ sản phẩm bất động sản MIK Group phát triển

(CLO) Lựa chọn cách xuất hiện không ồn ào với chiến lược “hữu xạ tự nhiên hương” để các sản phẩm tự chứng minh giá trị và thuyết phục khách hàng, MIK Group khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản với hàng ngàn sản phẩm đã được bàn giao tới khách hàng.

Bất động sản
Vì mọi trẻ em đều được uống sữa, VINAMILK sẽ không ngừng nỗ lực

Vì mọi trẻ em đều được uống sữa, VINAMILK sẽ không ngừng nỗ lực

(CLO) Đó là chia sẻ của Vinamilk khi khởi đầu hành trình Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm nay với chuyến đi đến với gần 1.500 trẻ em vùng cao tỉnh Điện Biên.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng miếng năm 2024 khác gì 11 năm trước?

Đấu thầu vàng miếng năm 2024 khác gì 11 năm trước?

(CLO) Sau 11 năm, NHNN tiếp tục đưa ra phương án đấu thầu vàng miếng, tuy nhiên, trong lần đấu thầu này có nhiều điểm khác biệt.

Thị trường - Doanh nghiệp
8 doanh nghiệp trúng thầu 8.100 lượng vàng miếng SJC

8 doanh nghiệp trúng thầu 8.100 lượng vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu sáng nay (14/5) đã có 8 doanh nghiệp trúng thầu 8.100 lượng vàng miếng, mức giá cao nhất là 87,73 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quỹ bình ổn xăng dầu: Tiền của người dân 'góp' vào nhưng không được giám sát

Quỹ bình ổn xăng dầu: Tiền của người dân "góp" vào nhưng không được giám sát

(CLO) Theo Hội bảo vệ người tiêu dùng, bản chất Quỹ bình ổn xăng dầu là tiền của người tiêu dùng góp vào. Tuy nhiên, hiện nay không có cơ chế tham gia giám sát của người tiêu dùng để bảo đảm sử dụng đúng và hiệu quả Quỹ này.

Thị trường - Doanh nghiệp