“Thời cơ vàng” khi EVFTA được ký kết, nông sản Việt có đủ bản lĩnh vượt sóng?

Thứ tư, 19/02/2020 14:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiệp định Thương mại tự do EVFTA vừa được ký kết sẽ mở cánh cửa rộng cho nông sản Việt Nam tiến vào thị trường trên 500 triệu dân. Tuy nhiên, câu hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để tận dụng cơ hội vàng trong bối cảnh khó khăn hiện nay? thật sự vẫn chưa có đáp án thỏa đáng.

Sự kiện: nông sản

Vải thiều được trồng theo quy trình VietGAP đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vào các thị trường khó tính như EU. Ảnh: TL

Vải thiều được trồng theo quy trình VietGAP đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vào các thị trường khó tính như EU. Ảnh: TL

“Thời cơ vàng” đã đến nhưng xuất khẩu nông sản có dễ dàng?

Được coi là đòn bẩy cho tăng trưởng, EVFTA mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng với 508 triệu dân và tổng sản phẩm nội địa khoảng 18.000 tỷ USD của Liên minh châu Âu. Và với ưu thế có nguồn nông sản lớn, lại được “tiếp sức” từ việc thuế suất giảm sâu, nên nếu nắm được cơ hội, nông sản nước ta sẽ thực sự “cất cánh”.

Theo Bộ Công thương Việt Nam, EVFTA sẽ giúp mở cửa thị trường xuất khẩu, đặc biệt là nhóm hàng dệt may, giày dép và máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, vốn là nhóm hàng xuất khẩu chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu và là các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam trong nhiều năm qua sang thị trường EU. 

Song, để biến lý thuyết thành thực tế không đơn giản. EU là thị trường có những yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, nguồn gốc nông sản... Ngoài những cam kết về xuất xứ chung thì đối với từng nhóm sản phẩm nông, lâm, thủy sản khác nhau sẽ có quy định và cam kết khác nhau.

Với sản phẩm gạo, điều bóc vỏ, hồ tiêu, cà phê, thủy sản chế biến, tôm..., EU yêu cầu giá trị nguyên vật liệu đầu vào không vượt quá 70% giá xuất xưởng và bắt nhà cung cấp chứng minh công đoạn sản xuất được thực hiện ở Việt Nam. Với rau quả, EU yêu cầu các sản phẩm phải tuân thủ nhiều tiêu chuẩn về chất độc hại, dư lượng kháng sinh, dư lượng thuốc trừ sâu…

Đây là những rào cản mà nông sản Việt Nam phải bước qua để vào được thị trường EU. Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam phải có giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm soát từ khâu sản xuất đến chế biến, bảo quản; đồng thời xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn để xác định nguồn gốc sản phẩm.

Chưa kể, khi tham gia EVFTA, chúng ta sẽ phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu đến từ các nước có lợi thế hơn, trình độ phát triển cao hơn. Nếu không khẳng định được chất lượng, hàng hóa của Việt Nam sẽ mất chỗ đứng trên chính sân nhà…

Như vậy, có tiềm năng về sản lượng, tuy nhiên, chất lượng sản phẩm mới là yếu tố then chốt giúp nông sản Việt vững bước vào thị trường châu Âu.

Cần phá bỏ tư duy mạnh ai nấy làm

Vấn đề đầu tiên để tạo lập được nền tảng cho việc đưa nông sản Việt vào EU là các cơ quan chức năng, hệ thống doanh nghiệp và người sản xuất phải nắm được các cam kết giữa Việt Nam và các nước đối tác; hiểu về nghĩa vụ, trách nhiệm của người cung ứng hàng hóa… Tức là, từ nhà quản lý đến các doanh nghiệp phải hiểu được mình phải làm gì để có thể chiếm được chỗ đứng ở thị trường quan trọng này.

Muốn thế, ở tầm vĩ mô, các cơ chế, chính sách về đất đai, nguồn vốn, cơ chế hỗ trợ cần được cải thiện nhanh, mạnh hơn nữa để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện chuyển mình, đáp ứng được các đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm của thị trường mới. Các hoạt động xúc tiến thương mại ở nước ngoài, tạo kênh kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với đối tác nước ngoài cũng phải được đẩy mạnh…

Để doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện, đúng bản chất về thị trường EU, các cơ quan chức năng cần công bố, cập nhật thường xuyên những quy định, quy tắc, yêu cầu đối với từng dòng hàng của các thị trường, doanh nghiệp nhập khẩu. Đồng thời, đưa ra dự báo, khuyến cáo để cộng đồng doanh nghiệp kịp thời có sự điều chỉnh trong đầu tư, sản xuất.

Và trên những nền tảng ấy, mỗi doanh nghiệp phải tự vận động, tìm giải pháp để sản phẩm luôn đạt và giữ chất lượng ổn định. Bên cạnh việc tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực…, doanh nghiệp cũng cần thay đổi tư duy. Đó là sản xuất sản phẩm an toàn, chất lượng không phải chỉ “chốt” ở khâu cuối, thành phẩm, mà phải bảo đảm trong cả chuỗi sản xuất…

Một vấn đề quan trọng khác đó là các doanh nghiệp nên hạn chế (các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường, như các sản phẩm có bao bì nhựa khó phân hủy, đồ hộp… Bởi lẽ, người tiêu dùng EU hiện rất quan tâm đến vấn đề này. Họ sẵn sàng “tẩy chay” các sản phẩm có thể gây hại đến môi trường sống hay kém thân thiện đến môi trường.

Theo ông Ngô Đức Minh, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương), một trong những nội dung rất quan trọng là đề cao yếu tố bền vững. EVFTA có hẳn 1 chương phát triển bền vững. Đây sẽ là khuôn khổ, định hướng quan trọng để các ngành sản xuất của Việt Nam hướng đến đầu tư, phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trong tương lai.

Ông Tô Hoài Nam, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, dù FTA có sự phù hợp cao nhất đi chăng nữa thì vẫn còn đầy rẫy rào cản như rào cản về kiểm dịch động thực vật, chống bán phá giá, sở hữu trí tuệ …Tóm lại là một hệ thống luật pháp lại quá đồ sộ và phức tạp.

Cùng với đó, cộng đồng doanh nghiệp nên chọn ra những doanh nghiệp “đầu đàn” để có định hướng, mang tính dẫn dắt. Những địa phương có thế mạnh về nông sản cũng nên tìm sản phẩm chủ lực để đầu tư, tránh dàn trải.

Nếu doanh nghiệp không thay đổi tư duy, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng trách nhiệm tuân thủ môi trường, trách nhiệm xã hội... thì sẽ khó vượt qua các rào cản kỹ thuật của EU.

Theo chia sẻ của một số doanh nghiệp đang xuất khẩu nông sản sang EU, muốn thâm nhập sâu thị trường này không nên đặt nặng số lượng xuất khẩu, thay vào đó nên nâng cấp hệ thống quản lý và đầu tư vào giá trị sản phẩm; mấu chốt nằm ở chất lượng, sự minh bạch về nguồn gốc sản phẩm, mẫu mã và thương hiệu.

Thanh Lâm

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp