Nhà báo Lê Quốc Minh - Phó TGĐ Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN):

“Thời đại Vàng” sẽ chỉ là vàng với những cơ quan báo chí dám thay đổi

Thứ ba, 05/02/2019 10:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Nếu xét về áp lực của báo chí Việt Nam với CMCN lần thứ 4 thì tôi không thấy chuyển động mạnh. Báo chí ở ta cơ bản vẫn hoạt động như vài năm qua mà thôi. Kiểu làm báo đa phương tiện, kết hợp ảnh/video 360 độ không phải là báo chí của thời công nghiệp 4.0”- NB Lê Quốc Minh nhận định.

Nhìn nhận ấy của nhà báo Lê Quốc Minh- P.TGĐ TTXVN có thể khiến nhiều đồng nghiệp trong làng báo giật mình. Cũng trong cuộc trò chuyện xung quanh với Nhà báo & Công luận, từ góc nhìn của một người am hiểu chuyên sâu về báo chí thế giới, nhà báo Lê Quốc Minh cho rằng trí tuệ nhân tạo đang hỗ trợ báo chí theo cách thức chưa từng thấy song nếu không xử lý được những vấn đề đạo đức, trí tuệ nhân tạo có thể khiến báo chí suy tàn.

Nếu không có sự khác biệt, độc giả không thể nhớ tên tờ báo

+ Năm 2018, nhiều người cho rằng báo chí Việt Nam chuyển động khá mạnh, dưới tác động của không gian mạng, trước áp lực của cuộc CMCN 4.0, ông có đồng ý không?

- Nếu xét về áp lực của báo chí Việt Nam trong CMCN lần thứ 4 thì tôi không thấy chuyển động mạnh. Báo chí ở ta cơ bản vẫn hoạt động như vài năm qua mà thôi. Kiểu làm báo đa phương tiện, kết hợp ảnh/video 360 độ không phải là báo chí của thời công nghiệp 4.0. Nói đến công nghệ báo chí của tương lai là nói đến báo chí bằng robot, là các ứng dụng chatbot tương tác với độc giả, là thực tế ảo, là điều khiển bằng giọng nói, tìm kiếm bằng hình ảnh, thực tế ảo hay Internet kết nối vạn vật (IoT) – báo chí thế giới đang có những bước tiến lớn vài năm qua nhưng rất ít cơ quan báo chí VN làm chủ được những cách tác nghiệp mới mẻ này.

Nhà báo Lê Quốc Minh

Nhà báo Lê Quốc Minh

+ Báo chí Việt không chuyển động mạnh trong cuộc CMCN 4.0- đó là cách nhìn tổng thể. Nhưng trên thực tế, một số tờ báo đã thành công trong việc cập nhật những công nghệ mới, tối ưu các nhu cầu của người xem, đọc, nghe bằng những cách thể hiện mới?

- Có lẽ bạn đang nói về một số thay đổi trong hình thức thể hiện của báo chí. Xét về khía cạnh này, cần ghi nhận việc nhiều cơ quan báo chí cả ở Trung ương và địa phương đã có những tìm tòi sáng tạo trong cách thức thể hiện, tuy chưa phải là sự đột phá song cũng là những bước tiến đáng chú ý. Nhưng thực sự là năm qua chưa có chuyển động mạnh nào về mặt nội dung lẫn công nghệ. Báo chí Việt Nam bây giờ tập trung quá nhiều vào tin tức mà thiếu vắng các bài chuyên sâu dạng bình luận, phân tích, hoặc các bài phóng sự, phóng sự điều tra. Riêng về tin tức, rất nhiều cơ quan báo chí vẫn lâm vào tình trạng “mặc đồng phục”: một sự kiện xảy ra là hầu như báo nào cũng đăng tải nội dung na ná giống nhau, có khi là bê nguyên thông cáo báo chí. Trong bối cảnh tràn ngập thông tin như hiện nay, đặc biệt ngày càng nhiều độc giả tìm kiếm thông tin trên nền tảng MXH, nếu không có sự khác biệt thì độc giả không thể nhớ tên tờ báo sau khi đọc một nội dung nào đó. Có thể hiểu một trong những nguyên nhân là đầu tư cho các nội dung chuyên biệt quá tốn kém, trong khi độc giả lại đọc tin theo “trend” (xu hướng) hay từ khóa, và báo điện tử thì hay quan tâm đến lượt truy cập.

Nói về công nghệ thì nhiều cơ quan báo chí nước ngoài thử nghiệm chatbot từ lâu, những hãng tin như AP (Mỹ), Yonhap (Hàn Quốc) dùng robot viết tin rồi, Tân hoa xã của Trung Quốc thậm chí đã có người dẫn chương trình bằng trí tuệ nhân tạo. Các báo như Washington Post, New York Times sử dụng phần mềm để quản trị comment trên các bài viết, Bloomberg áp dụng tính năng đọc bài bằng máy, Buzzfeed có công cụ để kiểm tra tự động xem tiêu đề nào sẽ thu hút độc giả hơn, hoặc tự động gợi ý nội dung liên quan đến một bài viết… Liệu có bao nhiêu cơ quan báo chí ở Việt Nam đã đi theo những chuyển động này?

Slogan “nội dung là vua” chưa bao giờ sai

+ Như vậy là rõ ràng kể cả trong thời đại CMCN 4.0,  cho dù báo chí đã có sự hỗ trợ của công nghệ, của trí tuệ nhân tạo và vạn vật kết nối thì “nội dung vẫn luôn là Vua”, nếu báo chí không tạo ra nội dung thông tin đặc sắc về nội dung thì báo chí vẫn khó tạo sức hút đặc biệt với công chúng, phải vậy không thưa ông?

- Câu slogan “nội dung là vua” chưa bao giờ sai và nội dung thu hút luôn là điểm mấu chốt của báo chí. Vào những năm sơ khai của báo chí khi chưa có nhiều kênh thông tin, nội dung hay thì mới có người đọc, và trong thời kỳ thông tin tràn ngập như hiện nay thì nội dung hấp dẫn sẽ giúp một tờ báo nổi bật trong cuộc cạnh tranh. Còn công nghệ nói chung hay trí tuệ nhân tạo nói riêng là để tiếp sức mạnh cho nhà báo trong hoạt động đưa tin, sự sáng tạo và khả năng tương tác với độc giả. Trí tuệ nhân tạo đang hỗ trợ báo chí theo cách thức chưa từng thấy trước đây, đang mang lại những cơ hội mới. Song, nếu không có một quan điểm rõ ràng về báo chí, công nghệ này sẽ chẳng giúp tạo ra một xã hội được thông tin đầy đủ. Nếu không xử lý được những vấn đề đạo đức, trí tuệ nhân tạo có thể khiến báo chí suy tàn. Nếu không vì mục tiêu cao đẹp là phụng sự độc giả và xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, không có những quy trình minh bạch cộng với sự giám sát của công chúng, báo chí sẽ mất đi sự tin cậy trong lòng độc giả - khán thính giả, dù chúng ta có sử dụng công nghệ hiện đại thế nào đi chăng nữa.

TTXVN vừa mua bản quyền xuất bản một ấn phẩm nói về những sáng tạo trong báo chí, trong đó khẳng định rằng giữa cuộc cạnh tranh gay gắt từ MXH, giữa bê bối tin giả đang ngày càng khó kiểm soát, giữa cơn bão phát triển công nghệ truyền thông mới, nhiều chuyên gia khẳng định hiện đang là "Thời đại Vàng" của báo chí. Những người sáng tạo nội dung đang có nhiều công cụ hơn bao giờ hết để có thể kể chuyện một cách hoàn thiện và có tính thuyết phục. Nhưng "Thời đại Vàng" chỉ đến với những cơ quan báo chí biết sử dụng các công cụ và nền tảng mới để bắt kịp tốc độ thích nghi công nghệ mới của chính độc giả của họ. "Thời đại Vàng" sẽ chỉ là vàng với những cơ quan báo chí dám thay đổi, những tờ báo lưỡng lự và chậm chân sẽ phải thu hẹp, và nhiều tờ báo thậm chí sẽ không còn tồn tại.

IMG_6763

Tăng traffic, cách làm cũ lắm rồi!

+ Vậy dưới góc nhìn của ông,  trong bối cảnh hiện nay, hướng đi đúng hướng của các tờ báo sẽ là việc tạo dựng nguồn thu từ độc giả?

- Nhiều website tin tức ở Việt Nam đang đi theo một chiến lược sai lầm là sản xuất nội dung chất lượng thấp, hay chúng ta vẫn gọi là bài câu view, vì nghĩ rằng lượng truy cập tăng sẽ tỷ lệ thuận với nguồn thu quảng cáo. Trước đây, quả thực là báo nào có số lượng phát hành lớn, kênh truyền hình nào có nhiều người xem thì sẽ bán được nhiều quảng cáo và bán với giá cao. Nhưng tình hình hiện nay không như vậy, nhất là với báo điện tử, khi chủ yếu áp dụng hình thức quảng cáo tự động. Doanh thu quảng cáo kỹ thuật số đa phần rơi vào túi hai ông lớn là Google và Facebook, chỉ một phần rất nhỏ đến được với các đơn vị xuất bản báo chí sau khi chia sẻ với các đại lý quảng cáo và các đối tác công nghệ.

Vì lý do này, báo chí trên thế giới đã bước qua thời kỳ chạy theo lượng truy cập mà chuyển sang giai đoạn tăng tương tác với độc giả, và thậm chí đã đến giai đoạn thứ 3 là tập trung tạo dựng sự trung thành của độc giả, bởi các chuyên gia đã chỉ ra rằng nguồn thu từ độc giả mới là nguồn thu bền vững. Trước đây, doanh thu quảng cáo của nhiều tờ báo in trên thế giới thường chiếm tới 80 - 85% nhưng hiện tại, doanh thu từ độc giả đã vượt doanh thu quảng cáo. Đương nhiên, nhiều cơ quan báo chí có nhiều hình thức kiếm tiền đa dạng khác, từ tổ chức sự kiện, liên kết với các thương hiệu, cho đến sản xuất các chương trình video hoặc podcast, thậm chí làm thương mại điện tử.

Tại Việt Nam, một số đơn vị năng động và có công nghệ trong tay đã tận dụng được xu hướng sản xuất nội dung có tài trợ (branded content) khá tốt, nhưng đa phần các cơ quan báo chí khác vẫn khá bế tắc trong bối cảnh nguồn thu quảng cáo giảm sút, không chỉ với báo in mà cả truyền hình và báo điện tử.

+ Vâng! Xin cảm ơn ông!

Hằng Nga (Thực hiện)

Tin khác

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo